Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Tác hại của viêm lợi khi mang thai

Viêm lợi khi mang thai, nếu không được điều trị, viêm lợi có thể dẫn đến viêm nha chu, phá hủy răng...

1. Vì sao phụ nữ mang thai dễ bị viêm lợi?

Có rất nhiều thay đổi bạn phải trải qua khi mang thai, vì vậy sức khỏe răng miệng có thể không phải là vấn đề nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, viêm lợi là một nguy cơ có thể gây khó chịu, thậm chí phá hủy răng của bạn.

Nướu răng hay còn gọi là lợi, là một bộ phận nằm dưới và bao quanh chân răng. Nướu răng cũng là nơi dễ bị tổn thương nhất.

Có một mối liên hệ trực tiếp giữa việc mang thai và chảy máu nướu răng. Viêm lợi khi mang thai là do sự gia tăng nồng độ estrogen và progesterone. Đây là những hormone cần thiết giúp thai nhi tăng trưởng và phát triển, nhưng chúng cũng gây ra nhiều thay đổi cho cơ thể.

Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai làm tăng lưu lượng máu đến mô nướu và khiến nướu của bạn nhạy cảm hơn, dễ bị kích ứng và sưng tấy.

Những thay đổi nội tiết tố này cũng cản trở phản ứng bình thường của cơ thể đối với vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng răng miệng. Điều này dễ khiến mảng bám tích tụ trên răng khiến bạn dễ bị viêm lợi.

Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai làm tăng nguy cơ viêm lợi.
2. Viêm lợi khi mang thai có ảnh hưởng gì?

Các triệu chứng chính của viêm lợi là lợi sưng đỏ và/hoặc chảy máu khi đánh răng hoặc chảy máu tự nhiên không do kích thích. Bạn cũng có thể nhận thấy hơi thở có mùi hôi, thậm chí ngay cả sau khi đánh răng.

Nướu bị sưng khi mang thai có thể bị đau và dễ bị chảy máu hơn. Mức độ nghiêm trọng của viêm lợi thường tăng lên trong khoảng 3 tháng giữa của thai kỳ.

Chưa có bằng chứng nào cho thấy tình trạng viêm lợi có thể gây hại cho sức khỏe thai nhi nhưng nếu không được điều trị và chăm sóc răng miệng đúng cách, lớp lợi bên trong và xương hàm bị đẩy lùi ra phía sau, tạo thành những lỗ hổng quanh răng. Những khoảng trống nhỏ giữa răng và lợi là nơi tích tụ các mảnh vụn thức ăn bị giắt vào và có thể gây nhiễm trùng.

Khi mảng bám răng tích tụ ngày càng nhiều dưới vòm lợi, hệ thống miễn dịch của cơ thể lại càng phải gắng sức chiến đấu chống lại vi khuẩn. Và như thế các độc tố kháng vi khuẩn và các chất enzym trong cơ thể được sản sinh ra sẽ dần phá hủy hàm và các mô liên kết có tác dụng định vị, giữ cho răng chắc chắn.

Khi viêm quanh răng thì tổ chức dây chằng xung quanh răng sẽ giãn rộng, cảm giác răng lung lay, lợi sẽ bị tụt xuống làm cho chân răng lộ ra ngoài, những lỗ hổng này càng sâu, răng không còn chỗ bám nữa, sẽ trở nên lỏng lẻo và cuối cùng bị rụng mất.

Đã có nghiên cứu cho thấy ở những phụ nữ mang thai bị viêm nha chu thì có nhiều khả năng sinh non hoặc trẻ sơ sinh có cân nặng lúc sinh thấp hơn những phụ nữ có nướu răng khỏe mạnh.

Viêm lợi khiến lợi bị sưng đỏ, dễ chảy máu.
3. Làm gì khi có biểu hiện viêm lợi?

Phụ nữ mang thai nếu có dấu hiệu bị viêm lợi cần đến bác sĩ chuyên khoa răng khám để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Trước tiên, người bệnh cần lưu ý chăm sóc răng miệng thật tốt bằng cách: Đánh răng ít nhất hai lần một ngày và dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần một ngày. Nên sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm có thể ít gây kích ứng nướu hơn.

Súc miệng bằng nước muối sinh lý ấm thường xuyên. Nước muối sinh lý có thể giúp làm dịu chỗ viêm, giảm đau, giảm tình trạng nhiễm khuẩn, loại bỏ thức ăn thừa và cải thiện mùi hơi thở.

Nếu tình trạng viêm lợi có biểu hiện nghiêm trọng, có thể người bệnh cần sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau… theo chỉ định của bác sĩ.

4. Cách phòng bệnh viêm lợi khi mang thai

Tuy không thể làm gì để thay đổi được nồng độ hormone trong thai kỳ, nhưng bạn có thể thực hiện các bước khác để ngăn ngừa viêm lợi.

Cách tốt nhất mà bạn có thể làm để phòng ngừa viêm lợi khi mang thai là:

- Bảo vệ sức khỏe răng miệng bằng cách đánh răng hai lần một ngày và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần. Sử dụng bàn chải mềm, nên đánh răng theo vòng tròn.

- Có chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất dinh dưỡng, hạn chế ăn những thực phẩm gây hại men răng, nướu răng và gây sâu răng như thức ăn, đồ uống chứa nhiều đường, nhiều tinh bột chế biến… Mức độ cao của tinh bột và đường trong thức ăn làm tăng lượng axit trong miệng. Những chất này làm mòn men răng, làm tăng nguy cơ bị sâu răng và các bệnh về nướu lợi.

- Hạn chế các loại đồ ăn cay nóng như ớt hay các loại đồ uống có cồn như bia, rượu…

- Không ăn thức ăn quá cứng và khi ăn nên nhai kỹ để tránh tổn thương nướu răng.

- Súc miệng, đánh răng sau khi ăn thức ăn dính, ngọt bám trên răng như bánh ngọt, kẹo dẻo, trái cây sấy khô…

- Bỏ hút thuốc lá.

- Nên khám răng định kỳ phát hiện sớm tổn thương răng lợi để điều trị kịp thời.

Khám răng định kỳ giúp phát hiện sớm tổn thương răng lợi để điều trị kịp thời.
Viêm lợi, chảy máu chân răng… có thể dẫn tới mất răng vì bệnh viêm quanh răng mạn tínhViêm lợi, chảy máu chân răng… có thể dẫn tới mất răng vì bệnh viêm quanh răng mạn tính

SKĐS - Khi viêm lợi với các biểu hiện sưng nề, màu đỏ và bị chảy máu chân răng, hơi thở hôi… nhưng nhiều người ngại đến nha sĩ. Tình trạng viêm nhiễm kéo dài không được điều trị có thể dẫn đến viêm và tiêu xương ổ răng, lung lay răng và mất răng.

Xem thêm video đang được quan tâm

Những thói quen tưởng chừng vô hại nhưng sẽ làm hỏng răng bạn

27/10/2022 15:54

10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén

10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén

Bảo Châu

Nhiễm độc thai nghén (tiền sản giật) là tình trạng liên quan đến tăng huyết áp và protein cao trong nước tiểu.

7 mẹo đơn giản giúp mẹ bầu giữ sức khỏe trong mùa xuân

7 mẹo đơn giản giúp mẹ bầu giữ sức khỏe trong mùa xuân

Thiên Châu

Trong mùa xuân, mẹ bầu cần được chăm sóc nhiều hơn, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa khi thời tiết thay đổi liên tục và có xu hướng bất thường.

Cách đối phó với chứng ợ chua, ợ nóng khi mang thai

Cách đối phó với chứng ợ chua, ợ nóng khi mang thai

Vân Anh

Có rất nhiều phụ nữ khi mang thai bị ợ chua, ợ nóng mà chưa từng gặp vấn đề gì trước đây. Chứng trào ngược xuất hiện thường xuyên gây rất nhiều khó chịu, tuy nhiên cũng có nhiều cách đối phó và cải thiện tình trạng này.

Vì sao nho khô lại tốt cho sức khỏe mẹ bầu?

Vì sao nho khô lại tốt cho sức khỏe mẹ bầu?

Bảo Châu

Trong những ngày Tết, nho khô thường có trên bàn khách của mỗi nhà. Vậy mẹ bầu ăn nho khô như thế nào để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhất?

7 điều mẹ bầu cần lưu ý chăm sóc sức khỏe trong dịp Tết

7 điều mẹ bầu cần lưu ý chăm sóc sức khỏe trong dịp Tết

ThS. BS Lê Quang Dương

Để những ngày Tết an vui, dù công việc bận rộn đến đâu nhưng các mẹ bầu vẫn nên ưu tiên hàng đầu việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và thai nhi.

Bổ sung sắt đúng cách cho bà bầu

Bổ sung sắt đúng cách cho bà bầu

Bs Nguyễn Cảnh

Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu về sắt và acid folic tăng lên rất cao nên hầu hết phụ nữ bị thiếu máu do thiếu sắt.

Phụ nữ mang thai mắc trĩ có ảnh hưởng gì tới việc sinh con?

Phụ nữ mang thai mắc trĩ có ảnh hưởng gì tới việc sinh con?

Phương Thanh

Khi bị táo bón, phụ nữ mang thai thường có xu hướng rặn mỗi khi khó đi tiêu, càng rặn thường xuyên càng gây ra bệnh trĩ hoặc làm nặng thêm bệnh trĩ. Bà bầu bị trĩ sẽ gặp khó khăn khi sinh thường.

Nguyên nhân gây vô sinh ở cả nam và nữ giới ít ai ngờ đến

Nguyên nhân gây vô sinh ở cả nam và nữ giới ít ai ngờ đến

ThS. BS Lê Quang Dương

Vô sinh do nhiều nguyên nhân như do yếu tố sinh học, di truyền, lối sống, tuổi tác... Béo phì đã được xác định là một trong những nguyên nhân chính gây ra vô sinh ở cả nam và nữ giới.

Thuốc điều trị cảm lạnh khi mang thai

Thuốc điều trị cảm lạnh khi mang thai

DS. Hoàng Vân

Cảm lạnh khi mang thai nếu không được xử trí kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, đâu là cách chọn thuốc trị cảm lạnh an toàn cho phụ nữ mang thai?

10 thực phẩm giàu acid folic giúp phòng ngừa dị tật bẩm sinh

10 thực phẩm giàu acid folic giúp phòng ngừa dị tật bẩm sinh

Thu Phương

Acid folic là một trong những vitamin nhóm B có vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất các tế bào máu và sự phát triển của ống thần kinh thai nhi.