Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Bổ sung sắt đúng cách cho bà bầu

Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu về sắt và acid folic tăng lên rất cao nên hầu hết phụ nữ bị thiếu máu do thiếu sắt.

Mẹ bầu phải chú ý bổ sung sắt đầy đủ, đúng cách để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Tầm quan trọng của sắt đối với bà bầu

Sắt có vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể. Thiếu máu thiếu sắt xảy ra khi cơ thể không có đủ sắt đáp ứng được nhu cầu tạo hồng cầu. Hậu quả khiến chúng ta cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng, giảm hoạt động thể chất và suy giảm nhận thức. Thiếu sắt làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, giảm sức đề kháng, dễ bị các loại virus và vi khuẩn tấn công do sắt có liên quan đến hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu về sắt và acid folic tăng lên rất cao nên hầu hết phụ nữ bị thiếu máu do thiếu sắt. Việc thiếu máu do thiếu sắt kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Ảnh minh họa

Trước khi mang thai, cơ thể người phụ nữ cần 15mg sắt và khoảng 200mcg acid folic mỗi ngày. Khi có thai, lượng sắt và acid folic cần cho cơ thể sẽ tăng gấp đôi (khoảng 30mg sắt/ngày, 400mcg acid folic/ ngày). Phụ nữ nên uống bổ sung acid folic từ trước khi mang thai 1-3 tháng và lần đầu tiên phát hiện có thai uống ngay viên acid folic kèm sắt mỗi ngày, uống kéo dài tới sau khi sinh một tháng.Nên lựa chọn sắt có chứa 60mg sắt nguyên tố, 400mcg acid folic.

Ở phụ nữ có thai, lượng huyết tương và lượng máu của mẹ tăng lên trong thời kỳ mang thai, cần nhu cầu sắt rất nhiều. Nhau thai là một cơ quan có hoạt động trao đổi chất cao so với nhu cầu sắt lớn, vì vậy nó cũng làm tăng nhu cầu sắt ở bà mẹ. Ngoài ra, thai cần sắt cho nhu cầu trao đổi chất và cung cấp oxy cũng như để nạp lượng sắt dự trữ sẽ được sử dụng trong máu 6 tháng đầu đời sau sinh. Vì thế, việc bổ sung đủ lượng sắt hàng ngày theo nhu cầu nhằm giảm nguy cơ thiếu máu, nhẹ cân và sinh non ở bà mẹ mang thai.

Hậu quả quả thiếu máu, thiếu sắt

Thiếu máu gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ bầuthai nhi, nguy cơ sảy thai cao; Sinh non, sinh con nhẹ cân, tăng nguy cơ băng huyết chảy máu, nhiễm khuẩn sau sinh.

Thiếu acid folic có thể làm tăng nguy cơ khuyết tật ống thần kinh của thai nhi (nứt đốt sống và não úng thủy...). Ăn không ngon, giảm cảm giác ngon miệng, dẫn đến suy giảm miễn dịch.

Nếu mẹ bầu không được bổ sung sắt trong thai kỳ có thể dẫn đến nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt, gây nên các hiện tượng như chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, kém tập trung, da xanh xao… nghiêm trọng hơn có thể gây ra các biến chứng cho mẹ như nhiễm trùng, băng huyết sau sinh, nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, rối loạn kinh nguyệt, trầm cảm sau sinh và đặc biệt là ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển về não bộ của em bé.

Cách bổ sung sắt đúng cách cho bà bầu

Đối với người phụ nữ trong thời kỳ mang thai nhu cầu về sắt tăng lên rất cao, do đó ngoài việc bổ sung bằng viên uống cần bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu sắt trong bữa ăn hàng ngày.

Các loại thực phẩm giàu sắt và acid folic

Sắt có nhiều trong các thực phẩm như các loại thịt đỏ (chó, bò, lợn…), tim, gan, thịt gia cầm, cá, nghêu, hàu, lòng đỏ trứng, các loại đậu, ngũ cốc, các loại rau có lá xanh đậm, bông cải, bí ngô, và trái cây khô. Trong đó, sắt có nguồn gốc động vật hấp thu tốt hơn sắt có nguồn gốc thực vật. Acid folic có thể được tìm thấy trong trái cây và nước trái cây, chuối, các loại rau lá xanh đậm, các loại đậu và tăng cường bánh mì, ngũ cốc và mì ống.

Thực phẩm giàu sắt non-heme: thực phẩm giàu sắt dạng non-heme hay không heme thường có ở trong các loại ngũ cốc, các loại đậu tươi được nấu chín, mật đường, các loại rau như rau muống hoặc măng tây… Việc hấp thu sắt ở dạng không heme sẽ phụ thuộc vào sự có mặt của một số chất làm tăng hoặc cản trở việc hấp thụ sắt.

Nếu mẹ bầu không được bổ sung sắt trong thai kỳ có thể dẫn đến nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt, gây nên các hiện tượng như chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, kém tập trung, da xanh xao… Ảnh minh họa

Những lưu ý

Khi bổ sung thêm viên thuốc sắt, mẹ bầu cần biết rằng sắt là chất dinh dưỡng khó hấp thu, do vậy nên uống viên sắt lúc bụng đói và uống kèm với các loại nước giàu vitamin C như nước cam, nước chanh… Uống sắt sau ăn 1-2 giờ để cơ thể được hấp thụ sắt tốt nhất.

Không dùng thuốc sắt cùng thời điểm với sữa, canxi hay thực phẩm giàu canxi vì canxi làm cản trở khả năng hấp thụ sắt. Vì vậy, thời điểm uống canxi và sắt phải cách xa nhau.

Tránh bổ sung sắt quá liều lượng trong một thời gian dài có thể gây ra nguy cơ xơ gan, bệnh cơ tim... Những bệnh thiếu máu không do thiếu sắt (thiếu máu huyết tán, thiếu máu do nhiễm độc chì, thiếu máu do bệnh Thalassemie, suy tủy...) thì không được dùng loại thuốc có sắt.

Việc bổ sung sắt có thể có một số tác dụng phụ như gây nóng trong người hoặc táo bón, vì vậy khi sử dụng viên bổ sung sắt, mẹ bầu cần uống nhiều nước, ăn thêm các thực phẩm giàu chất xơ để phòng táo bón. Bên cạnh đó nên uống sắt với nước đun sôi để nguội hoặc nước khoáng, tránh uống chung sắt với nước trà, cà phê vì các loại đồ uống này có thể làm giảm hấp thu sắt.

Nếu bổ sung sắt không đúng cách có thể mang đến những tác dụng phụ không mong muốn cho mẹ bầu. Vì thế khi sử dụng các viên uống bổ sung sắt cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý mua thuốc bổ sung sắt khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

 

 

16/02/2024 15:29

10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén

10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén

Bảo Châu

Nhiễm độc thai nghén (tiền sản giật) là tình trạng liên quan đến tăng huyết áp và protein cao trong nước tiểu.

7 mẹo đơn giản giúp mẹ bầu giữ sức khỏe trong mùa xuân

7 mẹo đơn giản giúp mẹ bầu giữ sức khỏe trong mùa xuân

Thiên Châu

Trong mùa xuân, mẹ bầu cần được chăm sóc nhiều hơn, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa khi thời tiết thay đổi liên tục và có xu hướng bất thường.

Cách đối phó với chứng ợ chua, ợ nóng khi mang thai

Cách đối phó với chứng ợ chua, ợ nóng khi mang thai

Vân Anh

Có rất nhiều phụ nữ khi mang thai bị ợ chua, ợ nóng mà chưa từng gặp vấn đề gì trước đây. Chứng trào ngược xuất hiện thường xuyên gây rất nhiều khó chịu, tuy nhiên cũng có nhiều cách đối phó và cải thiện tình trạng này.

Vì sao nho khô lại tốt cho sức khỏe mẹ bầu?

Vì sao nho khô lại tốt cho sức khỏe mẹ bầu?

Bảo Châu

Trong những ngày Tết, nho khô thường có trên bàn khách của mỗi nhà. Vậy mẹ bầu ăn nho khô như thế nào để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhất?

7 điều mẹ bầu cần lưu ý chăm sóc sức khỏe trong dịp Tết

7 điều mẹ bầu cần lưu ý chăm sóc sức khỏe trong dịp Tết

ThS. BS Lê Quang Dương

Để những ngày Tết an vui, dù công việc bận rộn đến đâu nhưng các mẹ bầu vẫn nên ưu tiên hàng đầu việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và thai nhi.

Phụ nữ mang thai mắc trĩ có ảnh hưởng gì tới việc sinh con?

Phụ nữ mang thai mắc trĩ có ảnh hưởng gì tới việc sinh con?

Phương Thanh

Khi bị táo bón, phụ nữ mang thai thường có xu hướng rặn mỗi khi khó đi tiêu, càng rặn thường xuyên càng gây ra bệnh trĩ hoặc làm nặng thêm bệnh trĩ. Bà bầu bị trĩ sẽ gặp khó khăn khi sinh thường.

Nguyên nhân gây vô sinh ở cả nam và nữ giới ít ai ngờ đến

Nguyên nhân gây vô sinh ở cả nam và nữ giới ít ai ngờ đến

ThS. BS Lê Quang Dương

Vô sinh do nhiều nguyên nhân như do yếu tố sinh học, di truyền, lối sống, tuổi tác... Béo phì đã được xác định là một trong những nguyên nhân chính gây ra vô sinh ở cả nam và nữ giới.

Thuốc điều trị cảm lạnh khi mang thai

Thuốc điều trị cảm lạnh khi mang thai

DS. Hoàng Vân

Cảm lạnh khi mang thai nếu không được xử trí kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, đâu là cách chọn thuốc trị cảm lạnh an toàn cho phụ nữ mang thai?

10 thực phẩm giàu acid folic giúp phòng ngừa dị tật bẩm sinh

10 thực phẩm giàu acid folic giúp phòng ngừa dị tật bẩm sinh

Thu Phương

Acid folic là một trong những vitamin nhóm B có vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất các tế bào máu và sự phát triển của ống thần kinh thai nhi.

6 dấu hiệu tích cực về khả năng sinh sản của phụ nữ

6 dấu hiệu tích cực về khả năng sinh sản của phụ nữ

BS. Nguyễn Tuấn Anh

Có rất nhiều phụ nữ phải trăn trở với tình trạng vô sinh. Vậy làm thế nào để biết liệu mình có khả năng sinh sản hay không?