Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Các bệnh phụ khoa hay gặp sau sinh và cách vệ sinh an toàn

Sau khi sinh nở, việc vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài thật sạch sẽ, đúng cách rất quan trọng.

Bởi lẽ, cơ quan sinh dục đang bị tổn thương trong quá trình sinh nở, rất dễ bị vi khuẩn tấn công và gây bệnh. 

Các bệnh phụ khoa hay gặp sau sinh

1. Viêm âm đạo

Đây là căn bệnh thường gặp nhất ở phụ nữ sau sinh. Viêm âm đạo nếu không điều trị sớm có thể dẫn đến nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm khác. Âm đạo của sản phụ sau sinh có nhiều thay đổi, đặc biệt là với những sản phụ sinh thường.

Ngoài ra, việc tầng sinh môn bị rạch trong quá trình sinh cũng khiến cho môi trường âm đạo thay đổi và dễ bị nhiễm trùng, viêm nhiễm hơn nếu không giữ gìn cẩn thận.

Sau khi sinh nở, việc vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài thật sạch sẽ, đúng cách rất quan trọng. Ảnh minh họa

Do vùng kín lúc này còn tiết sản dịch, dịch âm đạo ra nhiều, còn sưng, đau nên những triệu chứng sẽ có phần khó chịu hơn, nghiêm trọng hơn. Bạn sẽ luôn có cảm giác ngứa ngáy, rát ở âm đạo. Kèm theo đó, có thể thấy đau do âm đạo vẫn còn sưng nề, bầm tím sau sinh. Dịch âm đạo ra nhiều, cùng với sản dịch, âm đạo luôn có cảm giác dính ướt, khó chịu, có mùi hôi.

2. Nhiễm trùng tử cung

Nguyên nhân chủ yếu là do sót rau, thời gian sinh nở kéo dài, sinh mổ, băng huyết hoặc dụng cụ đỡ đẻ không đảm bảo vô trùng tốt. Các triệu chứng thường gặp là ăn uống kém, mất ngủ, sốt cao, đau bụng dưới, đau vùng chậu, ra khí hư nhiều có khi lẫn máu, mùi hôi khó chịu… Nhịp tim nhanh. Tử cung sưng to, mềm và đau.

Bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến viêm nhiễm lan rộng, gây khó khăn cho việc mang thai sau này. Nguy hiểm hơn là gây sảy thai, sinh non ở những lần mang thai tiếp theo, dẫn đến vô sinh hiếm muộn.

3. Viêm vòi trứng và ống dẫn trứng

Viêm vòi trứng là biến chứng nguy hiểm của bệnh phụ khoa sau sinh.Viêm vòi trứng là tình trạng vòi trứng bị các loại vi khuẩn, nấm, tạp khuẩn, ký sinh trùng… tấn công vào gây ra tình trạng viêm nhiễm. Phần lớn viêm nhiễm ở vòi trứng thường do tình trạng nhiễm trùng từ âm đạo và cổ tử cung lan đến vòi trứng.

Khi vòi trứng bị viêm, môi trường âm đạo mất cân bằng và làm ảnh hưởng tới chất lượng của trứng và tinh trùng, quá trình thụ thai ở nữ giới gặp khó khăn.

Những tổn thương và viêm nhiễm ở âm đạo nếu không được điều trị kịp thời sẽ phát triển mạnh. Từ đó lây lan sang buồng trứng, gây viêm buồng trứng, tắc vòi trứng. Các triệu chứng thường gặp là viêm phần phụ, đau tức bụng dưới, đau bụng kinh, khí hư ra nhiều, mệt mỏi, đau khi giao hợp…

4. Sa tử cung

Khi mang thai, tử cung của mẹ sẽ tăng dần kích thước để có đủ không gian cho thai nhi. Sau sinh, tử cung sẽ co lại nhưng không thể về lại kích thước ban đầu. Trong khi đó, hai bên đầu trên của cổ tử cung sẽ có một dây chằng. Nếu dây chằng bị lỏng do một số tác động nào đó sẽ không thể nâng được cơ hậu môn và làm cho cổ tử cung bị sa xuống.

Sa tử cung có nhiều mức độ. Nếu bệnh nhẹ thì tử cung vẫn nằm trong ống âm đạo. Nếu bệnh nặng, toàn bộ tử cung bị tụt xuống ngoài âm đạo. Khi đó tử cung dễ bị viêm nhiễm, thậm chí phải cắt bỏ vì không có khả năng tự co lên. Khi bị sa tử cung bạn sẽ gặp khó khăn khi đi lại, táo bón kéo dài, cam giác nặng, tức vùng xương chậu…

Cách vệ sinh vùng kín đúng cách cho sản phụ sau sinh

Bình thường, trong vòng 3 tuần sau khi sinh, tử cung phải thải ra ngoài các chất hỗn hợp qua đường âm đạo, bề mặt bị thương tổn của âm đạo, cổ tử cung, bộ phận sinh dục ngoài và bên trong tử cung còn chưa khỏi hẳn, phần xung quanh bộ phận sinh dục ngoài và hậu môn thường có cặn huyết, chỉ cần sản phụ không chú ý đến vệ sinh một chút là sẽ dẫn đến nhiễm trùng, viêm bộ phận sinh dục.

Vì thế việc vệ sinh vùng kín cho các mẹ bỉm sữa rất quan trọng, bạn cần thực hiện:

  • Nên dùng băng vệ sinh dành cho sản phụ, không chờ băng vệ sinh thấm thật đầy mới thay, mỗi ngày nên thay rửa từ 3 - 4 lần, để vi khuẩn không có thời gian tích tụ lại.
  • Vệ sinh vùng kín bằng nước sạch dung dịch vệ sinh phụ nữ. Khi rửa cần chú ý tránh để nước rửa chui vào trong âm đạo.
  • Không nên thụt rửa âm đạo sau sinh vì khi đó âm đạo đang bị tổn thương. Chú ý nên vệ sinh từ trước ra sau, rửa bộ phận sinh dục ngoài trước, rồi mới rửa đến lỗ hậu môn,
  • Sau mỗi lần đại tiểu tiện cũng nên rửa sạch sẽ.
  • Nếu tầng sinh môn có vết khâu, thì ngoài việc rửa vệ sinh vài lần mỗi ngày, cần lưu ý theo dõi và làm vệ sinh vết khâu.
  • Khi nằm, nên nằm nghiêng về phía không có vết thương, để vết thương không bị ngấm dịch âm đạo, tránh làm nhiễm trùng vết thương.
  • Sau sinh con phải dùng quần lót cotton, thoáng, rộng rãi.

 

25/05/2023 07:22

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

NHS. Đỗ Thanh Huyền

Người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

ThS. BS. Nguyễn Văn Bình

Áp xe vú là một bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Bệnh thường xảy ra trong giai đoạn người mẹ cho con bú.

6 điều cần nhớ trước khi quan hệ tình dục sau sinh

6 điều cần nhớ trước khi quan hệ tình dục sau sinh

BS. Nguyễn Tuấn Anh

Sinh con không có nghĩa là không thể tận hưởng đời sống tình dục. Hãy ghi nhớ 6 điều này trước khi quan hệ tình dục sau sinh.

Cho con bú có giúp giảm nguy cơ ung thư vú?

Cho con bú có giúp giảm nguy cơ ung thư vú?

Thu Phương

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ung thư vú. Ngoài những yếu tố không thể kiểm soát được thì có những biện pháp chị giảm nguy cơ mắc bệnh như cho con bú sữa mẹ.

Tìm hiểu về phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú

Tìm hiểu về phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú

ThS.BS. Nguyễn Thị Tuyết Minh - Giảng viên Phương pháp rụng trứng Billings Việt Nam

Áp dụng phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú giúp các cặp vợ chồng có thể vui hưởng hạnh phúc mà không lo có em bé quá sớm.

Ho ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

Ho ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

BS. Trần Anh Tuấn

Thời tiết lạnh khiến nhiều trẻ bị ho, nhất là ở trẻ sơ sinh, điều này khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Nếu xử trí không đúng thì tình trạng ho của trẻ sẽ nặng hơn.

Thành phần dinh dưỡng chính trong sữa mẹ

Thành phần dinh dưỡng chính trong sữa mẹ

TS. Nguyễn Thu Hà, Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Sữa mẹ là thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh và là nguồn dinh dưỡng không thể thay thế trong giai đoạn đầu của cuộc đời.

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng của bà mẹ cho con bú đối với sữa mẹ

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng của bà mẹ cho con bú đối với sữa mẹ

ThS. BS. Ngô Thị Hà Phương, Viện Dinh dưỡng

Các bà mẹ sẽ làm như thế nào để có đủ sữa cho con, và làm thế nào để cho con có được những giọt sữa hoàn hảo và chất lượng nhất? Chế độ ăn của bà mẹ có ảnh hưởng đến chất lượng của sữa mẹ hay không?

Trẻ sơ sinh có nên tắm hàng ngày không?

Trẻ sơ sinh có nên tắm hàng ngày không?

BS Nguyễn Thị Bích

Tắm cho trẻ sơ sinh là một việc khiến nhiều cha mẹ lúng túng, có thể gây nhiều áp lực, nhất là với bố mẹ còn trẻ. Tuy nhiên, đối với trẻ đó lại là khoảng thời gian tuyệt vời để trẻ cảm nhận được hơi nước ấm trên da và gắn kết tình cảm với bố mẹ.

Chăm sóc trẻ sơ sinh và những sai lầm thường gặp

Chăm sóc trẻ sơ sinh và những sai lầm thường gặp

BS Ngô Văn Mạnh

Trẻ sơ sinh sẽ phải dần thích nghi với việc tự thở, tự bú và chống chịu thời tiết bên ngoài lúc nóng lúc lạnh. Vì vậy, việc chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách là vô cùng quan trọng.