Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Nhịn ăn giảm cân- Những hệ lụy khó lường

Béo phì có thể gây các hậu quả lâu dài về sức khỏe nên nhiều trường hợp thực hiện nhịn ăn để giảm cân. Tuy nhiên, biện pháp này cũng gây ra nhiều hệ lụy cho cơ thể.

1. Cơ chế gây thừa cân, béo phì là gì?

Cơ chế gây tình trạng thừa cân, béo phì là do hậu quả của việc năng lượng nạp vào cơ thể cao hơn so với năng lượng tiêu hao, dẫn đến việc tích lũy ở dạng mỡ và tăng cân. Do vậy, có quan điểm cho rằng, có thể nhịn ăn nhằm tiết chế tối đa năng lượng nạp vào sẽ giúp cho việc giảm cân hiệu quả và hi vọng rằng lượng mỡ thừa đã tích lũy sẽ tiêu biến được.

Tuy nhiên, quan niệm nhịn ăn để giảm cân là sai lầm, gây nhiều hệ lụy trước mắt và lâu dài cho cơ thể.

2. Nhịn ăn có tốt cho sức khỏe?

Ban đầu khi nhịn ăn, cơ thể sẽ điều chỉnh bằng cách kiềm chế sự thèm ăn để giảm cảm giác đói và quen với việc nạp lượng thức ăn ít hơn bình thường, nhưng khi bạn ngừng nhịn ăn, sự thèm ăn sẽ quay trở lại, tăng cường cảm giác đói và gây tình trạng ăn quá nhiều. 

Rõ ràng, tuy nhịn ăn là biện pháp giảm cân có vẻ hiệu quả lúc đầu, nhưng không mang đến kết quả dài lâu. Điều này cũng đã được chứng minh qua các nghiên cứu khoa học và nhịn ăn để giảm cân không phải là phương pháp giảm cân an toàn.

Nhịn ăn không phải là biện pháp khoa học để giảm cân
3. Hệ lụy của nhịn ăn với sức khỏe

Cơ thể mệt mỏi

Khi nhịn ăn, cơ thể sẽ luôn nằm ở trạng thái "đói", và tốc độ chuyển hóa của cơ thể sẽ giảm xuống để tiết kiệm năng lượng. Do vậy, khi nhịn ăn kéo dài, có thể cân nặng giảm xuống nhưng các hoạt động bình thường của cơ thể sẽ bị hạn chế, người nhịn ăn sẽ dễ bị mệt, giảm sức bền, không tươi tỉnh, giảm sự tập trung và giảm trí nhớ, gây tâm trạng tiêu cực, rối loạn giấc ngủ.

Gây mất cơ

Nhịn ăn giảm cân thường kéo theo tình trạng cơ thể bị mất nước, hạ đường huyết. Thức ăn là nguồn quan trọng cung cấp nhu cầu cơ bản về nước, khoáng chất và các chất dinh dưỡng như đạm, tinh bột, mỡ cho cơ thể. Nhịn ăn gây ra tình trạng mất cơ, vì cơ thể bị bỏ đói trước tiên sẽ sử dụng nguồn năng lượng dự trữ trong cơ để đáp ứng với sự thiếu hụt năng lượng và gây tăng tích tụ các sản phẩm chuyển hóa gây độc cho cơ thể.

Suy nhược cơ thể

Việc nhịn ăn để giảm cân thường kéo theo việc bổ sung không đủ nước, thiếu các vi chất cần thiết cho cơ thể như sắt, kẽm, magie… từ đó gây ra những hậu quả do thiếu hụt này như suy dinh dưỡng thậm chí là suy nhược cơ thể, suy kiệt. Cơ thể cũng có thể bị rối loạn các điện giải nghiêm trọng như natri, canxi, kali… có thể gây tụt huyết áp, giảm trương lực cơ, hoặc co cứng cơ.

Rối loạn tiêu hóa

Nhịn ăn kéo dài sẽ gây ra nhiều vấn đề rối loạn tiêu hóa như là táo bón hoặc tiêu chảy, buồn nôn, đầy hơi, trào ngược dạ dày thực quản. Lượng khẩu phần nạp vào quá ít có thể không kích thích niêm mạc ruột hoạt động tốt cùng với việc cơ thể giảm vận động để tiết kiệm năng lượng, giảm tốc độ chuyển hóa cơ bản gây tình trạng táo bón, đầy hơi, từ đó dễ có biểu hiện ợ hơi, trào ngược dạ dày thực quản và gây hôi miệng, tổn thương men răng… 

Việc đói kéo dài cũng làm cho acid trong dạ dày bị dư thừa, dẫn đến tổn thương niêm mạc dạ dày, gây viêm, loét dạ dày, hành tá tràng, gây ợ chua, hơi thở có mùi hôi…

Nhịn ăn kéo dài có thể gây trào ngược dạ dày thực quản

Rối loạn nội tiết và tâm lý

Nhịn ăn kéo dài cũng gây các tác động bất lợi đối với các tuyến nội tiết trong cơ thể và gây ra những rối loạn tâm lý. Nhiều trường hợp rối loạn kinh nguyệt đã được ghi nhận, thậm chí là tình trạng mất kinh ở những phụ nữ nhịn ăn kéo dài để giảm cân do hậu quả của mất cân bằng nội tiết tố, từ đó có thể gây các rối loạn suy buồng trứng, giảm khả năng sinh sản, thậm chí là vô sinh. Chế độ ăn thiếu năng lượng từ đường có thể gây ra tình trạng giảm nguồn nuôi các tế bào não, giảm tốc độ chuyển hóa và tốc độ dẫn truyền thần kinh, từ đó gây tình trạng mất trí nhớ, giảm tập trung, trầm cảm, lo âu…

Việc giảm cân nên được thực hiện một cách an toàn, nhờ việc điều chỉnh chế độ ăn nhưng cần duy trì nguyên tắc ăn đa dạng, đúng giờ, tăng cường tập luyện thể thao để tiêu hao năng lượng, đạt được sự săn chắc của cơ thể, cải thiện sức bền và chức năng của các cơ quan tim, phổi, tiêu hóa…
 

15/10/2022 16:10

Đi bộ và chạy bộ, cái nào tốt cho tim?

Đi bộ và chạy bộ, cái nào tốt cho tim?

Trịnh Nguyên

Đi bộ và chạy bộ đều là những hình thức tập luyện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch. Mặc dù cả hai hoạt động đều làm tăng nhịp tim và cải thiện sức khỏe tim mạch tổng thể, nhưng có những khác biệt về cường độ, tác động...

Biện pháp khắc phục giảm đau tại nhà khi bị cảm lạnh, viêm xoang

Biện pháp khắc phục giảm đau tại nhà khi bị cảm lạnh, viêm xoang

Minh Cường

Nhiều người bị cảm lạnh, viêm xoang và ho khá thường xuyên. Thay vì uống thuốc để giảm bớt các triệu chứng, hãy thử áp dụng biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp giảm đau…

5 loại quả giúp người mắc cúm A nhanh khỏi

5 loại quả giúp người mắc cúm A nhanh khỏi

Bảo Lâm

Cúm A là một loại cúm mùa có thể gây ra các biến chứng đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Vậy khi bạn mắc cúm A nên ăn những loại trái cây nào để nhanh hồi phục?

Muốn da khỏe đẹp thì nên ăn gì?

Muốn da khỏe đẹp thì nên ăn gì?

ThS. Nguyễn Mạnh Hùng

Nếu muốn làn da khỏe đẹp, ngoài việc sử dụng đúng sản phẩm chăm sóc da, bạn còn có thể điều chỉnh bằng cách ăn những thực phẩm phù hợp.

Tác dụng làm đẹp của mật ong

Tác dụng làm đẹp của mật ong

Vũ Thị Tuyết Mai

Từ lâu mật ong đã được sử dụng như một thành phần trong ẩm thực cung cấp nhiều chất dinh dưỡng. Nhưng mật ong còn được sử dụng như một nguyên liệu làm đẹp rất an toàn và hiệu quả.

8 thứ nên và không nên cho thêm vào trà

8 thứ nên và không nên cho thêm vào trà

Hoàng Nam

Trà là đồ uống có lợi cho sức khỏe với hầu hết mọi người. Có nhiều 'biến tấu' để tăng hương vị cho trà nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng, có những thứ khiến trà ngon hơn, tốt hơn và có những thứ rất tệ.

Chế độ ăn khi bị đau cổ vai gáy

Chế độ ăn khi bị đau cổ vai gáy

Vân Anh

Một chế độ ăn uống cân bằng, ưu tiên các thực phẩm chống viêm và các khoáng chất có thể cải thiện tình trạng đau cổ vai gáy.

Thức ăn thừa để trong tủ lạnh được bao lâu?

Thức ăn thừa để trong tủ lạnh được bao lâu?

Thu Phương

Chế biến quá nhiều thức ăn hoặc có ít thời gian nấu nướng là lý do việc tích trữ thức ăn thừa trong tủ lạnh rất phổ biến ở mọi gia đình.

Ăn dâu tây mỗi ngày có tốt không?

Ăn dâu tây mỗi ngày có tốt không?

Mỹ Uyên

Dâu tây là một trong những loại quả mọng được nhiều người yêu thích. Nhờ có hàm lượng dinh dưỡng và chất chống oxy hóa cao nên có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

5 loại trà 'đốt cháy' mỡ bụng hiệu quả

5 loại trà 'đốt cháy' mỡ bụng hiệu quả

Thiên Châu

Hãy nhâm nhi những loại trà có chứa chất chống oxy hóa và các hợp chất mạnh mẽ có liên quan đến việc đốt cháy mỡ bụng.