Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Phòng bệnh ung thư nên ăn gì?

Các nghiên cứu đã chứng minh, thực phẩm không lành mạnh chúng ta ăn hằng ngày có thể đóng một vai trò trong việc tăng nguy cơ mắc các bệnh, trong đó có ung thư.

1. Nguy cơ ung thư từ thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày

Có nhiều yếu tố có thể dẫn đến ung thư. Ngoài lối sống không lành mạnh như ít vận động thể lực, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia là yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng ung thư thì các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy, thịt đỏ và thịt chế biến sẵn làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng.

Ung thư đại trực tràng là căn bệnh thường gặp ở người trên 50 tuổi, người thừa cân, béo phì, ăn nhiều thịt đỏ, thịt qua bảo quản chế biến, nhiều dầu mỡ, nhưng thiếu các chất xơ như rau xanh, trái cây…

Mới đây nhất, cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra một báo cáo về các loại thịt chế biến sẵn có thể gây ung thư đại trực tràng. Cơ quan này cũng tuyên bố rằng, thịt đỏ nói chung có thể làm tăng các nguy cơ gây ra các bệnh ung thư như ung thư ruột kết, tuyến tụy và tuyến tiền liệt.

Thịt đã qua chế biến là thịt đã được biến đổi thông qua ướp muối, xử lý, lên men, hun khói hoặc các quy trình khác để tăng hương vị hoặc cải thiện khả năng bảo quản như: xúc xích, thịt bò khô, lạp xưởng, thịt nguội...

Thịt chế biến không chỉ gây ung thư do cách chế biến mà còn có liên quan đến tăng huyết áp và các bệnh tim mạch vì hàm lượng natri rất cao.

Các loại thịt chế biến sẵn có thể gây ung thư.
2. Nên ăn gì để giảm nguy cơ ung thư?

Để hạn chế tác động nguy hại của những thực phẩm chế biến sẵn đối với sức khoẻ, đặc biệt là nguy cơ ung thư, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo chúng ta nên ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng, duy trì cân nặng hợp lý, hoạt động thể chất, hạn chế uống rượu bia, không hút thuốc…

Theo TS. BS Trần Thị Bích Nga, nguyên Giảng viên chuyên khoa Dinh dưỡng Đại học Y Hà Nội, chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ tốt cho sức khoẻ tổng thể mà còn có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh, trong đó có ung thư như ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng.

  • Chúng ta nên tăng cường ăn các thực phẩm lành mạnh như: rau xanh và trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt, chất béo lành mạnh…; 
  • Hạn chế chất béo xấu như chất béo bão hoà và chất béo chuyển hoá; 
  • Hạn chế ăn thịt đỏ và thịt qua chế biến; 
  • Hạn chế thức ăn có nhiều muối, thức ăn lên men, xông khói.
  • Tránh những chất gây đột biến gen như dư lượng thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc kích thích tăng trọng trong thực phẩm;
  • Không lạm dụng rượu, bia và các chất kích thích…
Chế độ ăn ưu tiên thực phẩm lành mạnh có thể giảm nguy cơ ung thư.
3. Một số thực phẩm lành mạnh có thể giúp giảm nguy cơ ung thư
2.1. Thực phẩm có nguồn gốc thực vật

Những thực phẩm này chứa các chất tự nhiên được gọi là dinh dưỡng thực vật bao gồm:

  • Carotenoid, hoặc carotenes, có trong thực phẩm có màu đỏ, cam, vàng và một số loại rau xanh đậm.
  • Polyphenol, được tìm thấy trong các loại thảo mộc, gia vị, rau, trà, cà phê, sô cô la, các loại hạt, táo, hành, quả mọng và các loại thực vật khác.
  • Hợp chất allium, được tìm thấy trong hẹ, tỏi, tỏi tây và hành tây.
2.2. Thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ giúp bổ sung khối lượng phân và di chuyển thức ăn nhanh hơn qua hệ tiêu hóa. Chất xơ trong thực phẩm thúc đẩy quá trình tiêu hoá, giúp tống chất phế thải ra khỏi cơ thể nhanh hơn, do đó giảm sự tồn tại của các chất độc trong cơ thể.

Chất xơ giúp nuôi dưỡng một cộng đồng vi sinh vật khỏe mạnh sống trong đường tiêu hóa. Một hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh giúp tăng cường miễn dịch và liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư.

Ngoài ra, các nghiên cứu còn cho thấy, hệ vi khuẩn đường ruột có tác động không nhỏ đến nguy cơ ung thư đường ruột, cũng như tác dụng của hóa trị trong khi điều trị.

Nguồn thực phẩm giàu chất xơ bao gồm: 

  • Rau củ và trái cây; 
  • Ngũ cốc nguyên hạt;
  • Các loại đậu… 

Rau củ và trái cây không chỉ chứa chất xơ mà còn rất giàu vitamin và khoáng chất. Các loại ngũ cốc nguyên hạt như quinoa, yến mạch và gạo lứt rất giàu chất xơ và chất chống oxy hóa.

Rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt rất giàu chất xơ.
2.3. Chất chống oxy hóa

Chất chống oxy hoá được tìm thấy tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm giúp bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại do các gốc tự do gây ra. Vì vậy, ăn các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa có thể giảm nguy cơ mắc một số loại bệnh như đái tháo đường, bệnh tim và ung thư.

Nên bổ sung chất chống oxy hóa là sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Có tới hàng nghìn chất hoạt động như chất chống oxy hóa, từ beta carotene, selen, vitamin C, E đến flavonoid và polyphenol.

Nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật cung cấp chất chống oxy hóa như: quả mọng, ca cao, thảo mộc và gia vị, đậu, atisô, táo, các loại hạt, rau lá xanh đậm, cà phê và trà, ngũ cốc nguyên hạt, cà chua, khoai tây, khoai lang, bơ, lựu...

Cách tốt nhất để tăng lượng chất chống oxy hóa cho cơ thể, đồng thời bổ sung vitamin, khoáng chất và chất xơ là sử dụng nhiều nhóm thực phẩm có nguồn gốc thực vật với màu sắc khác nhau.

15/10/2022 16:08

Đi bộ và chạy bộ, cái nào tốt cho tim?

Đi bộ và chạy bộ, cái nào tốt cho tim?

Trịnh Nguyên

Đi bộ và chạy bộ đều là những hình thức tập luyện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch. Mặc dù cả hai hoạt động đều làm tăng nhịp tim và cải thiện sức khỏe tim mạch tổng thể, nhưng có những khác biệt về cường độ, tác động...

Biện pháp khắc phục giảm đau tại nhà khi bị cảm lạnh, viêm xoang

Biện pháp khắc phục giảm đau tại nhà khi bị cảm lạnh, viêm xoang

Minh Cường

Nhiều người bị cảm lạnh, viêm xoang và ho khá thường xuyên. Thay vì uống thuốc để giảm bớt các triệu chứng, hãy thử áp dụng biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp giảm đau…

5 loại quả giúp người mắc cúm A nhanh khỏi

5 loại quả giúp người mắc cúm A nhanh khỏi

Bảo Lâm

Cúm A là một loại cúm mùa có thể gây ra các biến chứng đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Vậy khi bạn mắc cúm A nên ăn những loại trái cây nào để nhanh hồi phục?

Muốn da khỏe đẹp thì nên ăn gì?

Muốn da khỏe đẹp thì nên ăn gì?

ThS. Nguyễn Mạnh Hùng

Nếu muốn làn da khỏe đẹp, ngoài việc sử dụng đúng sản phẩm chăm sóc da, bạn còn có thể điều chỉnh bằng cách ăn những thực phẩm phù hợp.

Tác dụng làm đẹp của mật ong

Tác dụng làm đẹp của mật ong

Vũ Thị Tuyết Mai

Từ lâu mật ong đã được sử dụng như một thành phần trong ẩm thực cung cấp nhiều chất dinh dưỡng. Nhưng mật ong còn được sử dụng như một nguyên liệu làm đẹp rất an toàn và hiệu quả.

8 thứ nên và không nên cho thêm vào trà

8 thứ nên và không nên cho thêm vào trà

Hoàng Nam

Trà là đồ uống có lợi cho sức khỏe với hầu hết mọi người. Có nhiều 'biến tấu' để tăng hương vị cho trà nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng, có những thứ khiến trà ngon hơn, tốt hơn và có những thứ rất tệ.

Chế độ ăn khi bị đau cổ vai gáy

Chế độ ăn khi bị đau cổ vai gáy

Vân Anh

Một chế độ ăn uống cân bằng, ưu tiên các thực phẩm chống viêm và các khoáng chất có thể cải thiện tình trạng đau cổ vai gáy.

Thức ăn thừa để trong tủ lạnh được bao lâu?

Thức ăn thừa để trong tủ lạnh được bao lâu?

Thu Phương

Chế biến quá nhiều thức ăn hoặc có ít thời gian nấu nướng là lý do việc tích trữ thức ăn thừa trong tủ lạnh rất phổ biến ở mọi gia đình.

Ăn dâu tây mỗi ngày có tốt không?

Ăn dâu tây mỗi ngày có tốt không?

Mỹ Uyên

Dâu tây là một trong những loại quả mọng được nhiều người yêu thích. Nhờ có hàm lượng dinh dưỡng và chất chống oxy hóa cao nên có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

5 loại trà 'đốt cháy' mỡ bụng hiệu quả

5 loại trà 'đốt cháy' mỡ bụng hiệu quả

Thiên Châu

Hãy nhâm nhi những loại trà có chứa chất chống oxy hóa và các hợp chất mạnh mẽ có liên quan đến việc đốt cháy mỡ bụng.