Đăng nhập sổ của bạn
6 sai lầm khi rửa mũi cho trẻ khiến bệnh nặng hơn
Việc rửa mũi có tác dụng làm thông mũi, giảm tình trạng nghẹt mũi cho trẻ. Tuy nhiên, nhiều sai lầm trong cách rửa mũi khiến trẻ bị bệnh nặng hơn…
1. Dùng xi lanh rửa mũi cho trẻ
Hiện nay, nhiều bậc cha mẹ vẫn thường sử dụng xi lanh bơm nước để rửa mũi cho trẻ vì xi lanh dễ mua và dễ sử dụng. Tuy nhiên, rửa mũi bằng xi lanh là phương pháp không an toàn và dễ gây tổn thương hơn.
Nguyên nhân là xi lanh có áp lực cao, khi bơm nước vào để rửa mũi nếu không kiểm soát được lực có thể gây tổn thương niêm mạc mũi của trẻ. Không những thế, dùng xi lanh bơm nước cũng có thể đẩy nước vào vòi nhĩ, gây ứ đọng nước trong tai và gây viêm tai giữa, nguy hiểm nhất là nước có thể lọt vào đường thở, vào phổi.
Ngoài ra, việc dùng xi lanh bơm nước rửa mũi còn có thể khiến mũi trẻ bị xước, chảy máu, viêm do đầu xi lanh quá nhọn.
Nên: Rửa mũi cho trẻ bằng cách nhỏ trực tiếp từ lọ nước muối sinh lý hoặc dùng bình rửa mũi chuyên dụng.
Đây là sai lầm nhiều cha mẹ mắc phải. Khi rửa mũi cho trẻ, nếu để trẻ nằm ngửa rất dễ sặc ngược vào phổi, nhất là trẻ đang khóc, không chịu hợp tác. Trẻ sặc thường có phản xạ nuốt xuống, điều này dễ tràn nước lên tai, lâu ngày có thể nguy cơ gây viêm tai giữa.
Ngoài ra, việc cho trẻ nằm ngửa sẽ khiến trẻ sợ hãi mỗi khi rửa mũi nên rất khó để thực hiện lần sau.
Nên: Đặt trẻ nằm nghiêng, gối đầu lên tấm khăn. Khi rửa mũi, nhẹ nhàng giữ đầu trẻ, tuyệt đối không để trẻ quấy khóc.
Với mong muốn giúp trẻ thoát khỏi tình trạng nghẹt mũi, sụt sịt, nhiều bậc cha mẹ đã hút, rửa mũi cho trẻ quá nhiều lần trong ngày. Điều này có thể gây tổn thương niêm mạc mũi của trẻ.
Nên: Chỉ rửa mũi khi có chỉ định của bác sĩ. Số lần rửa mũi phụ thuộc mức độ của bệnh. Thường 2-3 lần/ngày là được. Lưu ý giảm dần số lần rửa khi dịch mũi ít đi và ngừng khi dịch mũi ko ảnh hưởng đến thở tự nhiên của trẻ qua đường mũi nữa.
4. Dùng sai loại nước muối sinh lý
Trên thị trường hiện có rất nhiều loại nước muối sinh lý. Mỗi loại lại có tác dụng khác nhau như loại dùng rửa vết thương, loại vệ sinh mắt, mũi…
Không sử dụng nước muối để rửa vết thương (thường là chai to 500ml) để vệ sinh mũi cho trẻ lâu dài. Vì loại này thường không đạt độ vô trùng tuyệt đối như nước muối sinh lý nhỏ mũi, đồng thời chứa chất bảo quản có khả năng gây kích ứng niêm mạc trẻ.
Nên: Dùng nước muối sinh lý chuyên dành cho rửa mũi để rửa mũi cho trẻ.
5. Không rửa tay trước khi vệ sinh mũi
Đây là một thói quen sai lầm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Việc không vệ sinh tay sạch sẽ trước khi nhỏ mũi có thể vô tình khiến trẻ mắc thêm bệnh truyền nhiễm.
Nên: Rửa tay trước và sau khi vệ sinh mũi cho trẻ.
6. Dùng nước muối tự pha
Tuyệt đối không dùng nước muối tự pha để rửa mũi cho trẻ. Muối tự pha có thể có thể lẫn nhiều tạp chất gây hại, nên việc tự pha nước muối vừa không đảm bảo vệ sinh và an toàn cho trẻ. Không những thế, khi tự pha, nồng độ nước muối không thể chính xác được. Nếu nồng độ mạnh (trên 0,9%) có thể gây tổn thương niêm mạc mũi của trẻ.
Nên: Nên dùng nước muối sinh lý để rửa mũi cho trẻ, bởi sản phẩm này đã qua kiểm nghiệm của cơ quan y tế, đảm bảo chất lượng và đủ điều kiện sử dụng.
03/09/2023 16:28
Bệnh đau mắt đỏ đang lan nhanh và bùng phát tại nhiều địa phương. Dù các phương tiện truyền thông tích cực phổ biến về căn bệnh này, nhưng vẫn có những quan niệm sai lầm khi chăm sóc mắt đỏ khiến cho bệnh không đỡ mà còn biến chứng nặng hơn.
Mới đây ngành y tế tỉnh Đồng Nai và Bình Dương ghi nhận 2 ca bệnh đậu mùa khỉ. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM thông tin đã có 8 người tiếp xúc với bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ và đang được theo dõi
Áp xe sau họng là một bệnh không phổ biến nhưng có khả năng đe dọa tính mạng, chiếm tỷ lệ cao trong các bệnh gây tử vong ở trẻ dưới 2 tuổi. Đây là tình trạng tụ mủ ở phía sau họng, thường là biến chứng của viêm VA ở trẻ dưới 8 tuổi.
Mỗi năm trên thế giới có gần 1 triệu trẻ em tử vong do vi khuẩn kháng kháng sinh. Việt Nam là nước có tỷ lệ lạm dụng kháng sinh khá cao...
Nhiều trẻ bị ho dùng thuốc mà không dứt cơn ho. Vậy nguyên nhân từ đâu mà chữa ho cho trẻ mãi không khỏi.
Trẻ đang chơi đùa bình thường bỗng dưng đau bụng, nôn ói, … đó rất có thể là những dấu hiệu trẻ đang bị lồng ruột – một cấp cứu ngoại khoa nghiêm trọng mà phụ huynh cần hết sức cảnh giác.
Nhiễm trùng hô hấp cấp tính có thể gặp phải các biến chứng như viêm phế quản, viêm phổi, nguy hiểm hơn là suy hô hấp gây tử vong nếu không được điều trị đúng và kịp thời.
Bỏng điện là loại bỏng nặng, có tỷ lệ tử vong cao, nếu điều trị khỏi cũng thường để lại di chứng nặng nề: Giảm hoặc mất chức năng vận động (93,6%), tàn phế (51,6%).
Áp xe sau họng là một bệnh không phổ biến nhưng có khả năng đe dọa tính mạng, chiếm tỷ lệ cao trong các bệnh gây tử vong ở trẻ dưới 2 tuổi.
Tinh hoàn ẩn là một hiện tượng bất thường đối với các bé trai. Trường hợp này có cần phải can thiệp y tế ngay hay chỉ theo dõi?