Đăng nhập sổ của bạn
Đột quỵ ở trẻ em do đâu?
Rất nhiều người lầm tưởng bệnh đột quỵ chỉ xảy ra ở người già, nhưng trẻ em và trẻ sơ sinh cũng là những đối tượng có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này.
Theo Tổ chức đột quỵ Mỹ, trong thời gian gần đây đột quỵ đang bị trẻ hóa, bệnh nhân mắc bệnh đột quỵ trong độ tuổi từ 18 đến 45 tuổi chiếm khoảng 15%, tăng hơn 40% trong vòng 10 năm qua.
Ở Việt Nam, đột quỵ ở người trẻ tuổi đang gia tăng đáng báo động (chiếm khoảng 25% trong số các ca đột quỵ).
Rất nhiều người lầm tưởng bệnh đột quỵ chỉ xảy ra ở người già, nhưng trẻ em và trẻ sơ sinh cũng là những đối tượng có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này. Trẻ thường bị đột quỵ trong vòng 28 ngày đầu tiên sau khi sinh ra. Điều này được giải thích là do trong thời kỳ mang thai protein từ mẹ giúp giảm nguy cơ chảy máu, nhưng chính điều này khiến thai nhi bị đông máu và dẫn đến bệnh đột quỵ.
Nếu như nguyên nhân gây đột quỵ ở người trẻ chủ yếu liên quan đến bệnh xơ vữa động mạch, rung nhĩ, bệnh tăng huyết áp, bệnh tiểu đường, thì ở trẻ em đột quỵ thường liên quan đến các bệnh lý về tim mạch, bệnh lý về mạch máu, hay gặp nhất là bệnh lý bóc tách động mạch, viêm động mạch và dị dạng động mạch. Ngoài ra, trẻ nhỏ mắc các bệnh về máu sẽ dẫn đến tình trạng tăng đông máu hoặc giảm đông máu.
Các ghi nhận cho thấy tình trạng đột quỵ ở trẻ em có tỷ lệ cao là do nguyên nhân vỡ dị dạng mạch máu não. Hầu hết các trường hợp trẻ bị dị dạng mạch máu não từ khi được sinh ra, nghĩa là do bẩm sinh. Dị dạng mạch máu não có thể không gây ra triệu chứng gì, nên nhiều gia đình sẽ không phát hiện ra, cho đến khi mạch máu não vỡ, dẫn đến xuất huyết. Một số khác đột quỵ ở trẻ em có thể liên quan đến gene.
Hiện việc chẩn đoán đột quỵ ở trẻ em còn gặp nhiều khó khăn, bởi trẻ chưa thể tự kể hết các triệu chứng hoặc gọi tên triệu chứng một cách rõ ràng, chính xác.
Tuy số lượng không nhiều vì đây được xem như là một bệnh hiếm gặp ở trẻ nhỏ, nhưng việc phát hiện muộn sẽ khiến trẻ gặp nguy hiểm. Dấu hiệu đột quỵ ở trẻ em không khác gì ở người trẻ, đều là xảy ra đột ngột. Các biểu hiện thường thấy là tình trạng liệt nửa người. Rối loạn ngôn ngữ như nói ngọng, nói khó. Rối loạn thị giác, có thể một hoặc cả hai bên mắt. Rối loạn thăng bằng.
Tuy nhiên, cũng có một số điểm khác biệt cần phải lưu tâm, đó là tình trạng co giật ở trẻ em xảy ra khá nhiều, đôi khi đây còn là những dấu hiệu nhận biết đầu tiên. Tình trạng đau đầu và nôn mửa cũng hay xảy ra, nhưng những dấu hiệu này thường nhầm lẫn sang các bệnh lý khác như bệnh động kinh, tiêu hóa… do vậy rất dễ bị bỏ qua. Nếu trẻ còn quá nhỏ, chưa biết đi, chưa biết nói, chưa diễn tả được tình trạng của bản thân, khi thấy trẻ có biểu hiện co giật, có những hành động và ý thức bất thường, thì nên đưa trẻ đi khám ngay.
Để điều trị đột quỵ nhồi máu não cần phải phát hiện bệnh sớm và can thiệp kịp thời mới có khả năng cứu sống được bệnh nhân. Ở trẻ em, đột quỵ nhồi máu não gây nguy cơ tử vong rất cao, tuy nhiên những hiểu biết về bệnh lý này còn hạn chế, nên dễ dẫn đến chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác, làm chậm trễ quá trình điều trị.
Phòng ngừa đột quỵ ở trẻ hiện đang là một thách thức rất lớn và khó khăn. Vì khác với người lớn, đột quỵ ở trẻ đa phần là do bẩm sinh, các dị dạng động tĩnh mạch não hay túi phình mạch máu não đều không có biểu hiện rõ ràng khi chưa vỡ. Chính vì vậy, rất khó phòng ngừa bệnh lý đột quỵ ở trẻ em. Điều quan trọng, những nghiên cứu về thời gian vàng cho đột quỵ trẻ em thường rất ít, do đây bệnh lý rất hiếm gặp, hiện chưa có nghiên cứu đầy đủ nào để kết luận chính xác. Khuyến cáo chung về thời gian vàng trong bệnh đột quỵ vẫn khuyến cáo 6 giờ. Do vậy, nên phải xử trí được đột quỵ cho bệnh nhi càng sớm càng tốt.
19/11/2023 07:18
Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là các bé dưới 5 tuổi. Trẻ lớn hơn và người lớn cũng là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh nhưng tỷ lệ sẽ thấp hơn đáng kể.
Bệnh nhi sơ sinh 6 tuần tuổi bị ho gà với dấu hiệu có cơn ho nhiều về đêm, cơ ho kéo dài, tím tái mặt.
Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh xảy ra hàng năm, thường vào mùa đông xuân, lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi.
Thay đổi thời tiết khi giao mùa là một trong những nguyên nhân gây ra viêm đường hô hấp trên. Tình trạng sổ mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi, sốt, ho… thường hay gặp ở trẻ.
Trẻ em bị sốt xuất huyết cũng có biểu hiện giống như người lớn.Trẻ bị sốt xuất huyết có thể chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, nếu trẻ có những biểu hiện dưới đây thì cần đưa trẻ đến viện ngay.
Viêm phế quản là bệnh thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa hoặc mùa lạnh thì tỷ lệ trẻ mắc có dấu hiệu gia tăng.
Nguy cơ tử vong trong 24 giờ, triệu chứng dễ gây nhầm lẫn, nguồn lây khó lường là những yếu tố phụ huynh cần được cảnh báo để phòng viêm màng não do não mô cầu cho trẻ.
Bệnh cúm có biểu hiện đa dạng, thường bị nhầm với cảm lạnh thông thường. Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên.
Sâu răng là bệnh phổ biến ở trẻ em và đang có chiều hướng gia tăng. Ngoài việc vệ sinh sạch sẽ, khám răng định kỳ, chế độ dinh dưỡng đúng và ăn những thức ăn có lợi cho sức khỏe răng miệng là vô cùng quan trọng.
Đa số các bé sẽ bắt đầu thay răng sữa khi được 5 hay 6 tuổi, tuy nhiên quá trình thay răng cũng có thể xuất hiện sớm hơn - khoảng 4 tuổi, hoặc trễ hơn, khi bé được 8 tuổi.