Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Phòng bệnh cúm ở trẻ em cần lưu ý 5 điều sau

Bệnh cúm có biểu hiện đa dạng, thường bị nhầm với cảm lạnh thông thường. Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên.

Theo thống kê của WHO, hàng năm có khoảng 1/3 trẻ em trên toàn thế giới bị nhiễm cúm và đặc biệt trẻ em được xếp vào nhóm có tỷ lệ tử vong cao do bệnh cúm.

Bệnh cúm có biểu hiện đa dạng, thường bị nhầm với cảm lạnh thông thường. Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành, thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi. Tại Việt Nam các virus gây bệnh cúm mùa thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B.

Bệnh cúm mùa tiến triển thường lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở những trẻ có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp, trẻ bị suy giảm miễn dịch, trẻ em dưới 5 tuổi.

Trên thực tế, bệnh cúm thường bị nhầm với cảm lạnh thông thường, nhưng các triệu chứng của bệnh này thường nghiêm trọng hơn.

Dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng ở trẻ bị bệnh cúm

Triệu chứng toàn thân và hô hấp khởi phát đột ngột, có thể hiện diện dưới hình thức viêm khí quản, viêm tiểu khí quản, viêm phổi, bệnh có sốt giống nhiễm khuẩn huyết. Khi trẻ bị mắc bệnh cúm sẽ dễ bị bội nhiễm hoặc mắc các bệnh kèm theo liên quan đến cúm như: Viêm tai giữa, viêm phổi, viêm tiểu phế quản, biến chứng hệ thần kinh trung ương (sốt cao, co giật), viêm màng ngoài tim, viêm não, viêm cơ, viêm thận hoặc nặng hơn có thể tử vong.

Tiêm vaccine là biện pháp phòng ngừa bệnh cúm cho trẻ. Ảnh minh hoạ.

5 nguyên tắc cần nhớ để bảo vệ trẻ không mắc bệnh cúm

- Giữ gìn vệ sinh

Là phương pháp có ích, giúp ngăn ngừa bị nhiễm virus gây bệnh cúm, bao gồm các biện pháp sau: Rửa tay là phương pháp cơ bản và hữu hiệu nhất để ngăn ngừa lây nhiễm. Chỉ cần rửa tay với xà phòng và rửa tay đúng cách sẽ giúp phòng bệnh hiệu quả. Nên dạy cho trẻ có thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi ho hay hắt hơi.

- Cần tiêm vaccine ngừa cúm mỗi năm

Đây là biện pháp có tác dụng làm giảm độ nặng của bệnh và phòng ngừa biến chứng do cúm gây ra. Không những thế, tiêm vaccine cúm hàng năm còn giúp trẻ được cập nhật các chủng virus cúm đang lưu hành trong thời điểm đó, để được bảo vệ một cách đầy đủ nhất.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) việc chủ động phòng bệnh cúm cho trẻ đem lại nhiều lợi ích, sẽ phòng được bệnh cúm, giảm trên 60% các đợt bệnh giống cúm, giảm tỷ lệ mắc viêm tai giữa cấp tính, giảm tỷ lệ mắc bệnh liên quan với cúm, đối với cộng đồng tiêm phòng cúm cho trẻ sẽ giúp ngăn chặn sự lây lan bệnh.

Cụ thể: Trẻ em từ 6 tháng đến 35 tháng tuổi: Tiêm 2 mũi và mũi thứ 2 cách mũi đầu ít nhất 4 tuần.

Trẻ em từ 3 tuổi đến 8 tuổi: Tiêm 2 mũi và mũi thứ 2 cách mũi đầu ít nhất 4 tuần.

Trẻ từ 9 tuổi và người lớn tiêm 1 mũi.

Những trẻ không nên tiêm ngừa cúm là trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi.

Trẻ bị dị ứng nặng với trứng gà.

Trẻ được ghi nhận bị dị ứng nặng với bất kỳ thành phần nào của vaccine cúm.

Trẻ được xác định bị dị ứng nặng với lần tiêm ngừa vaccine cúm trước đó.

- Tránh tiếp xúc nguồn lây nếu có thể được

Trẻ bị bệnh nên cho nghỉ học để tránh lây lan. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh, gia cầm bệnh/chết. Hạn chế tới những nơi tập trung đông người, khu vực đang có dịch cúm.

- Tăng cường sức khỏe cho trẻ

Cho trẻ ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, cháo, sữa, hoa quả và uống nhiều nước. Tăng cường bú mẹ nếu trẻ còn bú mẹ. Cha mẹ nên khuyến khích trẻ ăn nhiều loại thực phẩm thay vì chỉ ăn 1 loại trẻ thích. Bổ sung các loại vitamin có trong trái cây, rau củ quả... Cho trẻ ăn mỗi ngày 1- 2 hộp sữa chua để giúp trẻ tăng cường hệ tiêu hóa, tăng sức đề kháng.

- Cho trẻ ngủ đủ giấc

Thiếu ngủ có thể khiến cơ thể dễ bị bệnh hơn, bởi hệ miễn dịch dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, virus. Điều này càng đúng với trẻ nhỏ. Trẻ sơ sinh cần ngủ đến 18 tiếng mỗi ngày, trẻ mới biết đi ngủ 12 - 13 tiếng mỗi ngày, trẻ trẻ 4 - 5 tuổi cần ngủ đủ 10 tiếng mỗi ngày. Ngủ không đủ giấc còn ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ.

Tóm lại: Phần lớn các trường hợp nhiễm cúm sẽ tự hồi phục trong vòng 1 đến 2 tuần mà không cần điều trị. Tuy nhiên, các biến chứng nghiêm trọng của bệnh cúm có thể xảy ra. Cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện nếu trẻ có các dấu hiệu:

- Trẻ quấy khóc nhiều, li bì.

- Sốt kèm phát ban.

- Trẻ không chảy nước mắt khi khóc (ở trẻ sơ sinh).

- Trẻ cảm thấy hụt hơi, khó thở.

- Trẻ cảm thấy tức ngực.

19/11/2023 07:17

Bệnh tay chân miệng chưa có dấu hiệu giảm, 5 ghi nhớ để nhận biết bệnh

Bệnh tay chân miệng chưa có dấu hiệu giảm, 5 ghi nhớ để nhận biết bệnh

Đăng Anh

Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là các bé dưới 5 tuổi. Trẻ lớn hơn và người lớn cũng là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh nhưng tỷ lệ sẽ thấp hơn đáng kể.

Ho gà ở trẻ em biểu hiện, biến chứng, dấu hiệu nguy hiểm cần đưa trẻ đến viện ngay

Ho gà ở trẻ em biểu hiện, biến chứng, dấu hiệu nguy hiểm cần đưa trẻ đến viện ngay

BS Hương Giang

Bệnh nhi sơ sinh 6 tuần tuổi bị ho gà với dấu hiệu có cơn ho nhiều về đêm, cơ ho kéo dài, tím tái mặt.

Cúm mùa ở trẻ và cách xử trí khi trẻ mắc cúm

Cúm mùa ở trẻ và cách xử trí khi trẻ mắc cúm

Đăng Anh

Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh xảy ra hàng năm, thường vào mùa đông xuân, lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi.

Giao mùa trẻ chảy nước mũi, sốt, ho… cha mẹ cần biết cách chăm sóc đúng này

Giao mùa trẻ chảy nước mũi, sốt, ho… cha mẹ cần biết cách chăm sóc đúng này

BS Nguyễn Văn Dũng

Thay đổi thời tiết khi giao mùa là một trong những nguyên nhân gây ra viêm đường hô hấp trên. Tình trạng sổ mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi, sốt, ho… thường hay gặp ở trẻ.

Trẻ bị sốt xuất huyết khi nào cần đưa đến viện?

Trẻ bị sốt xuất huyết khi nào cần đưa đến viện?

Phương Thanh

Trẻ em bị sốt xuất huyết cũng có biểu hiện giống như người lớn.Trẻ bị sốt xuất huyết có thể chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, nếu trẻ có những biểu hiện dưới đây thì cần đưa trẻ đến viện ngay.

Viêm phế quản ở trẻ biểu hiện thế nào?

Viêm phế quản ở trẻ biểu hiện thế nào?

BS. Nguyễn Văn Dũng

Viêm phế quản là bệnh thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa hoặc mùa lạnh thì tỷ lệ trẻ mắc có dấu hiệu gia tăng.

Cảnh báo nguy cơ nhiễm viêm màng não do não mô cầu ở trẻ em

Cảnh báo nguy cơ nhiễm viêm màng não do não mô cầu ở trẻ em

PV

Nguy cơ tử vong trong 24 giờ, triệu chứng dễ gây nhầm lẫn, nguồn lây khó lường là những yếu tố phụ huynh cần được cảnh báo để phòng viêm màng não do não mô cầu cho trẻ.

Đột quỵ ở trẻ em do đâu?

Đột quỵ ở trẻ em do đâu?

ThS. BS Đặng Phúc Đức

Rất nhiều người lầm tưởng bệnh đột quỵ chỉ xảy ra ở người già, nhưng trẻ em và trẻ sơ sinh cũng là những đối tượng có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này.

Sâu răng ở trẻ, ăn gì để tốt cho răng?

Sâu răng ở trẻ, ăn gì để tốt cho răng?

BS Lê Hải

Sâu răng là bệnh phổ biến ở trẻ em và đang có chiều hướng gia tăng. Ngoài việc vệ sinh sạch sẽ, khám răng định kỳ, chế độ dinh dưỡng đúng và ăn những thức ăn có lợi cho sức khỏe răng miệng là vô cùng quan trọng.

Thay răng sữa ở trẻ và những điều cần lưu ý

Thay răng sữa ở trẻ và những điều cần lưu ý

BS Nguyễn Thị Châu

Đa số các bé sẽ bắt đầu thay răng sữa khi được 5 hay 6 tuổi, tuy nhiên quá trình thay răng cũng có thể xuất hiện sớm hơn - khoảng 4 tuổi, hoặc trễ hơn, khi bé được 8 tuổi.