Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Dinh dưỡng giúp sản phụ nhiều sữa mà không béo

Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý sau sinh sẽ giúp mẹ nhanh lại sức và đảm bảo nguồn sữa chất lượng cho bé yêu phát triển khỏe mạnh

Nếu sản phụ cho con bú mẹ hoàn toàn, hãy cố gắng nạp vào cơ thể 2.200-2.500 calo một ngày. Không nên nạp quá lượng calo được khuyến nghị vì khi không tiêu hao hết, chúng sẽ tích lũy thành mỡ thừa, gây khó khăn cho việc giảm cân.

Ảnh minh họa

Chế độ ăn uống sau sinh đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và bé. Bởi lẽ, việc chăm sóc một đứa trẻ không đơn giản, đòi hỏi người mẹ phải có sức khỏe tốt. Nếu không ăn uống đủ chất và phân bố thời gian nghỉ ngơi hợp lý, mẹ sẽ rất dễ kiệt sức. Thực hiện chế độ dinh dưỡng tốt sẽ tạo nguồn sữa dồi dào, giàu dưỡng chất giúp trẻ đạt được mức tăng trưởng tối đa.

Chế độ ăn cân bằng ần có đủ 4 nhóm chất thiết yếu. Cụ thể:

Chất bột đường (Glucid)

Cơm, cháo, mì sợi, phở, khoai lang, ngô... đều là nguồn glucid tốt, không tích lũy mỡ thừa dẫn đến tăng cân. Ngược lại, các loại bánh kẹo ngọt, nước ngọt có gas... chứa lượng lớn đường, là thủ phạm gây nên tình trạng béo bụng ở các bà mẹ đang nuôi con nhỏ.

Chất đạm (Protein)

Thịt nạc, cá, trứng, sữa rất giàu protein động vật, trong khi các loại đậu (đậu nành, đậu đen...), các loại hạt (hạt điều, hạt hạnh nhân...) chứa một lượng lớn protein thực vật. Tỷ lệ đạm động vật và đạm thực vật mẹ nên bổ sung là 50/50.

Chất béo (Lipid)

Mẹ nên ưu tiên dùng chất béo thực vật (dầu ô liu, dầu hướng dương, bơ thực vật, đậu phộng, mè...), hạn chế chất béo động vật (có trong các loại thịt mỡ) trong chế độ ăn uống sau sinh.

Vitamin và khoáng chất

Ảnh minh họa

Rau, củ, quả chính là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào. Mẹ cần ăn đa dạng các loại rau xanh lá, củ quả màu vàng hoặc cam để bù đắp cho cơ thể lượng vi chất thiếu hụt trong quá trình mang thai và sinh nở. Trong đó, mẹ cần lưu ý bổ sung đầy đủ các vi chất quan trọng như sắt, canxi, vitamin A, C, D.

Sắt: Giúp cơ thể tạo ra các tế bào máu mới, rất cần thiết đối với những phụ nữ mất máu nhiều khi sinh. Thịt đỏ, thịt gia cầm, các loại đậu... là những thực phẩm giàu sắt mẹ nên ăn.

Canxi: Sữa mẹ đủ canxi sẽ giúp hệ xương và răng của bé phát triển tốt. Lượng canxi này cũng sẽ được bổ sung kịp thời cho cơ thể mẹ, phòng tránh bệnh loãng xương sau này. Phụ nữ sau sinh cần 1300 mg canxi một ngày từ sữa và các sản phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua...), hải sản, lòng đỏ trứng gà, đậu nành, rau ngót, rau mồng tơi...

Vitamin A: Rất quan trọng đối với thị lực trẻ, đồng thời hỗ trợ quá trình tăng trưởng của trẻ. Trong danh sách các món ăn bổ dưỡng sau khi sinh mẹ không nên bỏ qua gan động vật, các loại cá có dầu (cá hồi, cá thu, cá ngừ), sữa, trứng...

Vitamin C: Giúp hấp thu sắt, tăng cường miễn dịch, thúc đẩy quá trình hình thành collagen và kích thích tăng lượng sữa mẹ. Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây họ cam quýt, bông cải xanh, dâu tây, súp lơ...

Vitamin D: Chất xúc tác giúp cơ thể hấp thu trọn vẹn canxi. Vitamin D được tổng hợp qua da khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Chỉ cần phơi nắng 15-20 phút mỗi ngày, mẹ sẽ nạp đủ lượng vitamin D cho cơ thể. Ngoài ra, một số thực phẩm có chứa lượng nhỏ vi chất này là trứng, dầu gan cá, mẹ cũng nên biết để bổ sung thêm.

Uống nhiều nước

Lượng nước tối thiểu cho các bà mẹ đang nuôi con nhỏ là 2,5 - 3 lít một ngày. Ngoài nước lọc, mẹ có thể uống thêm sữa để bổ sung dưỡng chất; tránh uống sữa đậu nành vì có thể gây đầy bụng, khó tiêu.

Ảnh minh họa

Ngoài các thực phẩm nên ăn kể trên, mẹ hãy cẩn thận khi ăn uống các loại thực phẩm có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa, khiến bé kém hấp thu, thậm chí gây nôn ói, tiêu chảy như rượu bia, caffeine, thức ăn tái sống, ngao, sò, ốc... Mẹ cần thực hiện ăn chín, uống sôi, không ăn thức ăn nguội lạnh; hạn chế ăn các thực phẩm chiên xào, nhiều dầu mỡ hoặc các thực phẩm dễ gây sưng đỏ như đồ nếp, rau muống....

Chế độ dinh dưỡng dành cho phụ nữ sau sinh được xem là hợp lý khi giúp mẹ nhanh chóng hồi phục sức khỏe, đồng thời có lượng sữa chất lượng dồi dào cho con bú. Nếu không an tâm về việc tự thiết lập thực đơn đáp ứng các nhu cầu trên, mẹ có thể nhờ sự hỗ trợ và tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng.

03/05/2022 17:53

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

NHS. Đỗ Thanh Huyền

Người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Dùng thuốc trị cúm ở bà mẹ cho con bú

Dùng thuốc trị cúm ở bà mẹ cho con bú

BS. Đặng Xuân Thắng

Việc điều trị cúm kịp thời, đúng cách sẽ giúp bà mẹ cho con bú tránh mệt mỏi, khó chịu, giảm biến chứng nguy hiểm. Vậy đâu là thuốc trị cúm an toàn?

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

NHS. Đỗ Thanh Huyền

Người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

ThS. BS. Nguyễn Văn Bình

Áp xe vú là một bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Bệnh thường xảy ra trong giai đoạn người mẹ cho con bú.

6 điều cần nhớ trước khi quan hệ tình dục sau sinh

6 điều cần nhớ trước khi quan hệ tình dục sau sinh

BS. Nguyễn Tuấn Anh

Sinh con không có nghĩa là không thể tận hưởng đời sống tình dục. Hãy ghi nhớ 6 điều này trước khi quan hệ tình dục sau sinh.

Cho con bú có giúp giảm nguy cơ ung thư vú?

Cho con bú có giúp giảm nguy cơ ung thư vú?

Thu Phương

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ung thư vú. Ngoài những yếu tố không thể kiểm soát được thì có những biện pháp chị giảm nguy cơ mắc bệnh như cho con bú sữa mẹ.

Tìm hiểu về phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú

Tìm hiểu về phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú

ThS.BS. Nguyễn Thị Tuyết Minh - Giảng viên Phương pháp rụng trứng Billings Việt Nam

Áp dụng phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú giúp các cặp vợ chồng có thể vui hưởng hạnh phúc mà không lo có em bé quá sớm.

Ho ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

Ho ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

BS. Trần Anh Tuấn

Thời tiết lạnh khiến nhiều trẻ bị ho, nhất là ở trẻ sơ sinh, điều này khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Nếu xử trí không đúng thì tình trạng ho của trẻ sẽ nặng hơn.

Thành phần dinh dưỡng chính trong sữa mẹ

Thành phần dinh dưỡng chính trong sữa mẹ

TS. Nguyễn Thu Hà, Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Sữa mẹ là thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh và là nguồn dinh dưỡng không thể thay thế trong giai đoạn đầu của cuộc đời.

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng của bà mẹ cho con bú đối với sữa mẹ

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng của bà mẹ cho con bú đối với sữa mẹ

ThS. BS. Ngô Thị Hà Phương, Viện Dinh dưỡng

Các bà mẹ sẽ làm như thế nào để có đủ sữa cho con, và làm thế nào để cho con có được những giọt sữa hoàn hảo và chất lượng nhất? Chế độ ăn của bà mẹ có ảnh hưởng đến chất lượng của sữa mẹ hay không?