Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Chữa rạn da trước và sau sinh

Một số bà bầu vì quá lo lắng các loại kem, lotion dùng có hại nên không dám dùng, hoặc chỉ cuống cuồng dùng kem khi thấy rạn đã rõ thì mất đi tính chất dự phòng rạn.

Dùng kem bôi chống rạn da khi mang bầu sao cho đúng?

Về cơ bản, các loại kem ngừa rạn là các loại kem có chứa các thành phần dưỡng ẩm cho da như dân gian là dầu dừa, bơ đậu hay sáp ong... hoặc các loại kem nhập khẩu có thành phần giữ ẩm và hỗ trợ tăng sinh collagen như Urea, ALotion, Glyceron, Aloe Vera (lô hội), peptide, Vitamin E….

Ảnh minh họa

"Các thành phần này lành tính cho da với phụ nữ mang thai… và thường khuyến cáo sử dụng từ tháng thứ 3 cho đến sau sinh từ 3-6 tháng cho hiệu quả khá tốt" - BS Nguyễn Quang Minh, Phó Trưởng khoa Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc, Bệnh viện Da liễu Trung ương, cho biết.

Các chuyên gia da liễu khuyến cáo chị em nên sử dụng các loại kem được các bác sĩ da liễu hoặc sản khoa khuyên dùng, để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả. Các thành phần trong đó ít hấp thu vào trong máu, hoặc chứng nhận an toàn với thai nhi.

Việc dùng kem chống rạn theo BS Minh nên áp dụng từ giai đoạn sau 3 tháng đầu và kéo dài liên tục đến sau 3-6 tháng sau sinh, để ngăn ngừa cũng như sửa chữa, làm mờ nếu có phát sinh rạn.

Các bà bầu nên thoa tối thiểu 2 lần mỗi ngày, để đảm bảo da không bị khô, thiếu ẩm, thoa hết vùng bụng, bẹn đùi và dưới nếp vú ngực là những vị trí dễ phát sinh rạn da.

Ảnh minh họa

Trong quá trình thăm khám, điều trị da liễu, BS Minh cho biết không ít bà mẹ vẫn gặp sai lầm khi điều trị rạn da. Đơn cử, một số bà mẹ vì quá lo lắng các loại kem, lotion dùng có hại nên không dám dùng, hoặc chỉ cuống cuồng dùng kem khi thấy rạn đã rõ thì mất đi tính chất dự phòng rạn.

Lại có một số trường hợp dùng các sản phẩm "mẹo truyền miệng", dân gian chưa có cơ sở khoa học hoặc nghĩ sản phẩm "handmade" (tự làm) sẽ an toàn, nên tự đắp bơ, bôi dầu dừa,.. để ngăn rạn.

Ảnh minh họa

Hậu quả là không những không có hiệu quả mà lại có nguy cơ bị dị ứng, viêm da tiếp xúc do không loại bỏ được tạp chất trong khi tự chế các loại kem hay dung dịch này. Một số trường hợp dùng các sản phẩm bôi rạn kiểu truyền miệng mà không biết thành phần có thể có hại cho bà bầu..

Chăm sóc da trước và sau sinh ra sao?

Trong quá trình mang thai và sau sinh, chị em gặp khá nhiều vấn đề da liễu khác nhau, có thể ảnh hưởng đến bà bầu, như nổi mụn, tăng sắc tố như nám, tàn nhang, da mẫn cảm dễ dị ứng, dễ mẩn ngứa sẩn ngứa (nhất là khoảng 3 tháng cuối)... Tuy nhiên, mẹ bầu lại hạn chế dùng các thuốc vì lo lắng về các nguy cơ nếu dùng thuốc.

Ảnh minh họa

Khi dùng kem điều trị các vấn đề da liễu này, các bác sĩ luôn khuyến cáo bệnh nhân các loại kem sử dụng theo mức độ khuyến cáo an toàn thai kì từ A-B theo điều kiện cần thiết (tiêu chuẩn CE hoặc tiêu chuẩn FDA Hoa Kì).

"Chúng tôi thường chọ các hoạt chất không chứa các dẫn xuất Vitamin A acid (retinol, tretinoin,.) cho các điều trị về rạn, nám hay trứng cá..." - BS Minh nói. Các bác sĩ cũng không chọn các sản phẩm chứa Hydroquinone gây độc tế bào ảnh hưởng đến thai nhi trong điều trị về nám, rạn da sẫm màu, tăng sắc tố sau trứng cá… Sản phẩm có hợp chất chứa paraben, chất tạo màu tạo mùi… được khuyến cáo không dùng cho bà bầu.

"Chăm sóc da đơn giản nhưng thường xuyên" là lời khuyên của BS Minh dành cho mẹ bầu và sau sinh, đơn cử như thoa bôi các loại kem dưỡng nhẹ, an toàn; Vệ sinh da đầy đủ, đúng cách, tránh hiện tượng bít tắc da; Điều chỉnh chế độ ăn phù hợp, đủ năng lượng và dinh dưỡng, hạn chế việc tăng cân quá mức…

Sau sinh các bà mẹ cần cân đối thời gian chăm sóc trẻ và vệ sinh cơ thể, đặc biệt lưu ý khi sử dụng các biện pháp dân gian như tắm lá sau sinh, đắp các loại rượu gừng… lên cơ thể, đặc biệt vùng da bị rạn... bởi có thể gây các vấn đề như viêm da tiếp xúc hay sẩn ngứa.

23/04/2022 16:55

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

NHS. Đỗ Thanh Huyền

Người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Dùng thuốc trị cúm ở bà mẹ cho con bú

Dùng thuốc trị cúm ở bà mẹ cho con bú

BS. Đặng Xuân Thắng

Việc điều trị cúm kịp thời, đúng cách sẽ giúp bà mẹ cho con bú tránh mệt mỏi, khó chịu, giảm biến chứng nguy hiểm. Vậy đâu là thuốc trị cúm an toàn?

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

NHS. Đỗ Thanh Huyền

Người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

ThS. BS. Nguyễn Văn Bình

Áp xe vú là một bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Bệnh thường xảy ra trong giai đoạn người mẹ cho con bú.

6 điều cần nhớ trước khi quan hệ tình dục sau sinh

6 điều cần nhớ trước khi quan hệ tình dục sau sinh

BS. Nguyễn Tuấn Anh

Sinh con không có nghĩa là không thể tận hưởng đời sống tình dục. Hãy ghi nhớ 6 điều này trước khi quan hệ tình dục sau sinh.

Cho con bú có giúp giảm nguy cơ ung thư vú?

Cho con bú có giúp giảm nguy cơ ung thư vú?

Thu Phương

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ung thư vú. Ngoài những yếu tố không thể kiểm soát được thì có những biện pháp chị giảm nguy cơ mắc bệnh như cho con bú sữa mẹ.

Tìm hiểu về phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú

Tìm hiểu về phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú

ThS.BS. Nguyễn Thị Tuyết Minh - Giảng viên Phương pháp rụng trứng Billings Việt Nam

Áp dụng phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú giúp các cặp vợ chồng có thể vui hưởng hạnh phúc mà không lo có em bé quá sớm.

Ho ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

Ho ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

BS. Trần Anh Tuấn

Thời tiết lạnh khiến nhiều trẻ bị ho, nhất là ở trẻ sơ sinh, điều này khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Nếu xử trí không đúng thì tình trạng ho của trẻ sẽ nặng hơn.

Thành phần dinh dưỡng chính trong sữa mẹ

Thành phần dinh dưỡng chính trong sữa mẹ

TS. Nguyễn Thu Hà, Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Sữa mẹ là thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh và là nguồn dinh dưỡng không thể thay thế trong giai đoạn đầu của cuộc đời.

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng của bà mẹ cho con bú đối với sữa mẹ

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng của bà mẹ cho con bú đối với sữa mẹ

ThS. BS. Ngô Thị Hà Phương, Viện Dinh dưỡng

Các bà mẹ sẽ làm như thế nào để có đủ sữa cho con, và làm thế nào để cho con có được những giọt sữa hoàn hảo và chất lượng nhất? Chế độ ăn của bà mẹ có ảnh hưởng đến chất lượng của sữa mẹ hay không?