Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Cần làm gì khi trẻ bị thừa cân, béo phì?

Thừa cân, béo phì ở trẻ làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu và các bệnh lý khác. Đây là bệnh có thể phòng ngừa được.

Khi con bị thừa cân, béo phì, cả nhà cần đồng hành

Khi trẻ bị thừa cân, béo phì thì điều tốt nhất cần làm là cả gia đình cần cùng nhau tuân theo một chế độ ăn và tập thể dục lành mạnh. Sự đồng hành, khích lệ, động viên của cả gia đình dành cho trẻ sẽ giúp trẻ đạt được cân nặng mong muốn và duy trì nó.

Khuyến khích trẻ cùng tham gia với bạn trong các hoạt động thường ngày như:

- Nói cho trẻ biết những loại thực phẩm tốt cho sức khoẻ mà bạn đang ăn.

- Nhờ trẻ làm các công việc nhà bếp phù hợp với lứa tuổi. Nói với trẻ về những gì bạn đang làm và tại sao làm như thế lại tốt cho sức khoẻ.

- Tập thể dục mỗi ngày cùng bé, nói với con của bạn những gì bạn đang thực hiện và khuyến khích trẻ tham gia cùng bạn.Tập thể dục cho trẻ em bằng nhiều hình thức khác nhau:

Vận động là cách phòng ngừa béo phì.

+  Cho trẻ chạy chơi với bạn bè trong khu phố của mình.

+ Tổ chức các trò chơi trong nhà như trốn tìm, nhảy bao bố, kéo co…

+ Thực hiện các hoạt động ngoài trời với con của bạn như đi bộ cùng nhau, đạp xe quanh khu phố, khám phá công viên gần nhà, khám phá sân chơi hoặc chơi trong sân.

+ Làm việc nhà cùng nhau như lau, quét dọn, dọn rác, bụi hoặc hút bụi đốt cháy một lượng năng lượng rất nhiều.

+ Đăng ký cho trẻ em chơi thể thao sau giờ học như học võ, học bơi …..

- Cả gia đình cùng tránh xem tivi hoặc sử dụng máy tính quá lâu. Trẻ sẽ không bật tivi hoặc máy tính nếu bạn đã tắt và rủ trẻ tham gia các hoạt động khác với bạn. Đi bộ sau bữa tối một vài buổi trong tuần thay vì ngồi xem tivi ở nhà.

Chú thích

Trẻ càng ít dành thời gian xem tivi, chơi trò chơi hoặc sử dụng máy tính, thiết bị di động thì chúng sẽ dành nhiều thời gian hơn cho các hoạt động giải trí, thể thao. Hãy nhớ bạn là một tấm gương tích cực. Vì vậy bạn có thể phải cắt giảm các thói quen xem của chính bạn bằng cách:

+ Giới hạn thời gian trước màn hình hàng ngày không quá hai giờ mỗi ngày.

+ Ngừng ăn khi xem tivi.

- Trao đổi với bác sĩ chuyên khoa nhi để có thêm biện pháp điều trị cho bé

Thay đổi dần các thực phẩm tốt cho sức khỏe hơn

Nếu thay đổi mọi thứ cùng một lúc có thể con bạn không làm theo hay bỏ cuộc giữa chừng. Vì thế, bạn hãy bắt đầu thay đổi từ những điều nhỏ. Từng bước một như việc thêm salad cho mỗi bữa tối hay thay khoai tây chiên bằng rau luộc hoặc hấp. Khi những điều nhỏ này thành thói quen bạn có thể bắt đầu thêm những lựa chọn tốt cho sức khoẻ khác như:

Rau củ cung cấp nhiều vitamin, phòng ngừa béo phì.

Ăn đa dạng nhiều loại trái cây và rau củ như: Màu đỏ (cà chua), màu cam (cà rốt, bí đỏ), vàng (khoai tây, chuối), xanh (xà lách, súp lơ xanh), và nhiều loại khác.

Chú trọng bữa ăn sáng: Sử dụng những thực phẩm tốt cho sức khoẻ nhưtrái cây tươi, ngũ cốc nguyên chất có hàm lượng chất xơ cao và ít đường và sữa ít béo thay vì ngũ cốc nhiều đường, bánh rán hay bánh ngọt.

Giảm lượng đường trong khẩu phần ăn hằng ngày: kiểm tra nhãn và lựa chọn những sản phẩm ít đường và sử dụng các thành phần tươithay vì các thực phẩm đóng hộp. Khi mua các loại thực phẩm như xi-rô, thạch và nước sốt, hãy chọn các sản phẩm có nhãn “giảm đường” hoặc “không thêm đường.”

Hạn chế ra ngoài ăn, cố gắng không chọn thức ăn nhanh cho trẻ.

Đừng cấm hoàn toàn đồ ngọt. Cấm ăn ngọt sẽ khiến trẻ gia tăng thèm muốn và ăn quá nhiều đường khi chúng có cơ hội. Thay vào đó, hãy hạn chế số lượng bánh quy, kẹo và cho trẻ ăn đồ ăn nhẹ và các món tráng miệng làm từ trái cây.

Hạn chế nước ép, nước ngọt.

- Lập thời gian biểu các bữa ăn:Phần lớn trẻ em thường tuân theo những thói quen thường ngày. Nếu bạn chỉ cho trẻ ăn vào những thời điểm nhất định có thể trẻ chỉ ăn những gì chúng nhận được. 

- Sử dụng chất béo tốt:Không phải tất cả các chất béo đều làm tăng cân. Vì vậy, thay vì cố gắng loại chất béo khỏi chế độ ăn của trẻ. Thì hãy tập trung vào việc thay thế những chất béo có hại bằng những chất béo tốt:

Tránh chất béo có hại bằng cách loại bỏ hoặc cắt giảm các loại thức ăn nhanh, đồ ăn chiên, cho trẻ dùng một ly sữa nguyên chất hoặc pho mát tự nhiên thay vì xúc xích, bánh rán, bánh ngọt hay gà nướng hoặc cá thay vì gà chiên.

Thêm chất béo tốt có trong bơ, dầu ôliu, các loại hạt, cá béo, đậu nành, đậu phụ, cải bắp, rau chân vịt. Chất béo tốt giúp trẻ kiểm soát đường máu tốt hơn và tránh được bệnh đái tháo đường.

Chú thích

Phòng tránh thừa cân, béo phì cho trẻ bằng cách nào?

Biện pháp tốt nhất để giữ cho trẻ ở mọi lứa tuổi không bị thừa cân, béo phì là thực hiện chế độ ăn và luyện tập thể dục lành mạnh cho cả gia đình trước khi trẻ bị thừa cân.

- Cho trẻ tham gia vào việc chuẩn bị bữa ăn hằng ngày.

- Mang theo trẻ khi bạn đi mua thực phẩm. Dạy cho trẻ làm thế nào để lựa chọn được thực phẩm tốt.

- Cố gắng tránh các sai lầm phổ biến:

+ Không thưởng đồ ăn vặt hoặc thức ăn ngọt khi trẻ có những hành vi tốt.

+ Không nói về “các thực phẩm không tốt” hoặc cấm ăn tất cả đồ ăn ngọt mà trẻ yêu thích. Trẻ có thể giấu ba mẹ và lén ăn rất nhiều thực phẩm bị cấm khi đến trường.

Phần lớn trẻ em thường tuân theo những thói quen thường ngày. Nếu cha mẹ chỉ cho trẻ ăn vào những thời điểm nhất đinh, có thể trẻ chỉ ăn những gì chúng nhận được.

03/04/2022 15:31

Hà Nội phát hiện thêm ổ dịch tay chân miệng mới, cách xử trí phòng lây lan và biến chứng

Hà Nội phát hiện thêm ổ dịch tay chân miệng mới, cách xử trí phòng lây lan và biến chứng

BS Nguyễn Văn Bàng

Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.

Viêm não mô cầu lây nhiễm như thế nào?

Viêm não mô cầu lây nhiễm như thế nào?

BS Nguyễn Văn Dũng

Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?

Nhiều trường hợp mắc rubella, dấu hiệu nào nhận biết bệnh sớm?

Nhiều trường hợp mắc rubella, dấu hiệu nào nhận biết bệnh sớm?

BS CK1 Nguyễn Văn Bắc

Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.

Dấu hiệu trẻ mắc viêm đường hô hấp cần nhập viện

Dấu hiệu trẻ mắc viêm đường hô hấp cần nhập viện

BS Nguyễn Văn Dũng

Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.

Cúm A: Nguyên nhân, triệu chứng, đường lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

Cúm A: Nguyên nhân, triệu chứng, đường lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

BS Đăng Thanh

Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể

Trẻ mắc cúm B, cách chăm sóc trẻ mắc cúm B tại nhà

Trẻ mắc cúm B, cách chăm sóc trẻ mắc cúm B tại nhà

BS Hương Giang

Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.

Phân biệt ho gà và ho thường

Phân biệt ho gà và ho thường

BS. Nguyễn Văn Tâm

Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh viêm họng

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh viêm họng

BS Nguyễn Văn Dũng

Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…

Cách chữa thủy đậu nhanh khỏi

Cách chữa thủy đậu nhanh khỏi

BS Trần Anh Tuấn

Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.

Phòng ngừa viêm đường hô hấp trên cho trẻ khi giao mùa

Phòng ngừa viêm đường hô hấp trên cho trẻ khi giao mùa

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy

Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.