Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Phòng ngừa són tiểu sau sinh

Són tiểu sau sinh là một trong những triệu chứng thường gặp trong bệnh lý rối loạn chức năng sàn chậu. Chỉ với các cách đơn giản sau, chị em có thể giúp phòng ngừa và hạn chế tiểu són, giúp tăng cường sức khỏe, dẻo dai cho cơ sàn chậu.

Són tiểu ở nữ giới là tình trạng nước tiểu rỉ ra ngoài không theo ý muốn. Són tiểu sau sinh là vấn đề hay gặp và gây phiền toái, xấu hổ với các bà mẹ bỉm sữa.

Nguyên nhân bị són tiểu

Són tiểu là vấn đề phổ biến, với tần suất từ thỉnh thoảng rò rỉ nước tiểu đến thường xuyên mắc tiểu, tình trạng này thường xảy ra đột ngột và khi bạn không muốn đi vệ sinh.

Trong suốt quá trình mang thai tử cung của bạn giãn nở và đè lên bàng quang, dẫn tới sự xuất hiện của rò rỉ nước tiểu. Ngay cả sau khi sinh, bàng quang vẫn tiếp tục bị chèn đè lên bởi sự giãn nở của tử cung, và sự mất kiểm soát trong suốt thời gian sinh nở cũng gây ra sự rò rỉ nước tiểu.

Ảnh minh họa

Nguyên nhân chính của việc rò rỉ nước tiểu sau sinh là sự mất kiểm soát vùng xương chậu trong suốt quá trình sinh nở. Khi vùng nền xương chậu hoạt động chậm lại, niệu đạo dừng hoạt động đóng mở, dẫn tới sự rỏ rỉ nước tiểu.

Việc rặn đẻ không đúng cách, không đúng thời điểm cũng gây hậu quả là bạn bị són tiểu sau sinh và vùng xương chậu bị ảnh hưởng.

Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác khiến phụ nữ sau sinh bị són tiểu đó là: sinh con to, tác dụng phụ gây tê màng cứng, rách cửa mình nhiều, mổ sa sinh dục…

 

Các giải pháp hữu ích giúp ngăn ngừa són tiểu sau sinh

Són tiểu không gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như không có di chứng về sau nhưng có thể gây viêm nhiễm đường sinh dục, làm mất cảm hứng chuyện chăn gối, ảnh hưởng tới cuộc sống hằng ngày của chị em.

Vậy các chị em cần phải thực hiện và làm theo những hướng dẫn dưới đây:

- Uống đủ nước: Nước rất quan trọng cho cơ thể, đặc biệt cho phụ nữ sau sinh. Lượng nước tối thiểu cần dùng trong ngày là 1,5 – 2 lít, chia đều trong 24 giờ.

- Quan tâm tới dinh dưỡng và thói quen ăn uống: Nhiều người ăn uống không hợp lý và mất cân bằng (ăn quá nhiều thịt, hải sản hoặc nhiều rau…). Hãy tạo cho mình thói quen ăn uống khoa học, điều độ và theo hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng.

Nên bổ sung chất xơ, chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Hạn chế một số thức ăn, đồ uống gây lợi tiểu, kích thích bàng quang, kích thích sự co cơ detrusor như ớt, tiêu, tỏi, cafe, bia rượu…

- Luyện tập thói quen tiểu đúng giờ. luyện bàng quang bằng cách nhịn đi tiểu khi bị kích thích. Hãy bắt đầu bằng cách nhịn trong vòng từ 5-10 phút sau đó tăng dần thời gian nhịn tiểu và kéo dài thời gian giữa các lần đi tiểu.

Tránh ngồi xổm khi đi tiểu hay tránh đứng lâu làm tăng áp lực ổ bụng.

- Luyện tập các bài tập co cơ sàn chậu. Vùng nền xương chậu bị tổn thương bởi việc sinh nở sẽ hồi phục hoàn toàn trong khoảng thời gian từ 1-2 tháng sau sinh. Bạn cần luyện tập và duy trì nó theo cách: Nằm ngửa, bẻ rộng hai chân, gập đầu gối nhẹ nhàng, và thả lỏng cơ thể. Hãy giữ cơ thể thư giãn trong 46-48 giây còn lại trong 1 phút đó. Lặp lại động tác này 10 lần, trong 10 phút.

Thực hiện bài tập Kegel cũng giúp hạn chế tiểu són, giúp tăng cường sức khỏe, dẻo dai cho cơ sàn chậu.
Cách thực hiện bài tập Kegel:
Thắt chặt các cơ sàn chậu trong khoảng 5-10 giây
Thả lỏng các cơ sàn chậu và sau đó lặp lại 5 lần.
Thực hiện bài tập này 3 lần mỗi ngày.

Khi thực hiện hãy duy trì nhịp thở bình thường; không siết bụng, đùi hoặc mông, chỉ siết cơ sàn chậu. Kiên trì thực hiện đều đặn 3 tháng hoặc hơn để thấy được hiệu quả.

BS Nguyễn Thanh Nga (BV Phụ sản Hà Nội)

31/03/2022 15:21

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

NHS. Đỗ Thanh Huyền

Người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Dùng thuốc trị cúm ở bà mẹ cho con bú

Dùng thuốc trị cúm ở bà mẹ cho con bú

BS. Đặng Xuân Thắng

Việc điều trị cúm kịp thời, đúng cách sẽ giúp bà mẹ cho con bú tránh mệt mỏi, khó chịu, giảm biến chứng nguy hiểm. Vậy đâu là thuốc trị cúm an toàn?

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

NHS. Đỗ Thanh Huyền

Người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

ThS. BS. Nguyễn Văn Bình

Áp xe vú là một bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Bệnh thường xảy ra trong giai đoạn người mẹ cho con bú.

6 điều cần nhớ trước khi quan hệ tình dục sau sinh

6 điều cần nhớ trước khi quan hệ tình dục sau sinh

BS. Nguyễn Tuấn Anh

Sinh con không có nghĩa là không thể tận hưởng đời sống tình dục. Hãy ghi nhớ 6 điều này trước khi quan hệ tình dục sau sinh.

Cho con bú có giúp giảm nguy cơ ung thư vú?

Cho con bú có giúp giảm nguy cơ ung thư vú?

Thu Phương

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ung thư vú. Ngoài những yếu tố không thể kiểm soát được thì có những biện pháp chị giảm nguy cơ mắc bệnh như cho con bú sữa mẹ.

Tìm hiểu về phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú

Tìm hiểu về phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú

ThS.BS. Nguyễn Thị Tuyết Minh - Giảng viên Phương pháp rụng trứng Billings Việt Nam

Áp dụng phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú giúp các cặp vợ chồng có thể vui hưởng hạnh phúc mà không lo có em bé quá sớm.

Ho ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

Ho ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

BS. Trần Anh Tuấn

Thời tiết lạnh khiến nhiều trẻ bị ho, nhất là ở trẻ sơ sinh, điều này khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Nếu xử trí không đúng thì tình trạng ho của trẻ sẽ nặng hơn.

Thành phần dinh dưỡng chính trong sữa mẹ

Thành phần dinh dưỡng chính trong sữa mẹ

TS. Nguyễn Thu Hà, Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Sữa mẹ là thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh và là nguồn dinh dưỡng không thể thay thế trong giai đoạn đầu của cuộc đời.

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng của bà mẹ cho con bú đối với sữa mẹ

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng của bà mẹ cho con bú đối với sữa mẹ

ThS. BS. Ngô Thị Hà Phương, Viện Dinh dưỡng

Các bà mẹ sẽ làm như thế nào để có đủ sữa cho con, và làm thế nào để cho con có được những giọt sữa hoàn hảo và chất lượng nhất? Chế độ ăn của bà mẹ có ảnh hưởng đến chất lượng của sữa mẹ hay không?