Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Bảo quản sữa bột đúng cách

Sữa bột được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày nhằm cung cấp nguồn dinh dưỡng cần thiết hoặc bổ sung dưỡng chất cho trẻ.

Sữa bột trẻ em là một loại thực phẩm dinh dưỡng đặc biệt dành cho trẻ nhỏ. Bảo quản sữa bột trẻ em tưởng đơn giản nhưng nếu không biết cách cũng sẽ làm cho sữa bị hỏng, không đảm bảo an toàn thực phẩm..

Ảnh minh họa

Lựa chọn nhà sản xuất tin cậy

Sữa bột nói chung và sữa bột dành cho trẻ em nói riêng là sản phẩm dinh dưỡng tiên tiến được phát triển dựa trên nghiên cứu cua ngành dinh dưỡng học. Quy trình sản xuất, phân phối, bảo quản và sử dụng sữa bột phải tuân thủ những tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe người tiêu dùng và chất lượng cam kết của sản phẩm.

Bởi vậy, trước tiên, người tiêu dùng cần lựa chọn nhà cung cấp đáng tin cậy. Thông thường, những thương hiệu  có lịch sử lâu đời và uy tín được công nhận tại  nhiều thị trường, là những nhà sản xuất có năng lực và kinh nghiệm nhất.

Những thương hiệu này thường sở hữu bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm dựa trên nền tảng khoa học, các công trình nghiên cứu nhiều năm về các dưỡng chất trước khi cho vào công thức sản phẩm, quy trình sản xuất, đóng gói khép kín đảm bảo điều kiện vô trùng, an toàn, vệ sinh và hệ thống lưu thông phân phối chuyên nghiệp.

Ảnh minh họa

Tuy nhiên thị trường hiện nay không thiếu những sản phẩm sữa bột bày bán riêng lẻ, không rõ xuất xứ, chất lượng. Vì vậy, người tiêu dùng cần tỉnh táo, tìm  hiểu thông tin sản phẩm đầy đủ để tránh mua phải sữa giả, sữa kém chất lượng, hoặc không được bảo quản và vận chuyển theo quy định nghiêm nghặt của nhà sản xuất uy tín.

Các va đập  trong quá trình  vận chuyển có thể gây nứt vỏ hộp, tạo kẽ hở cho không khí lọt vào, làm bột sữa biến chất,thay đổi màu sắc, độ mịn.

Bảo quản đúng cách

Sau khi mua sữa, khâu bảo quản tại nhà cũng rất quan trọng. Sữa rất dễ hỏng nếu bảo quản không đúng cách, vì thành phần nhiều dinh dưỡng của sữa là môi trường lý tưởng cho nhiều loại vi sinh vật.

Sữa bột cần đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nguồn nhiệt cao hay ánh nắng trực tiếp. Đã có trường hợp người mẹ vô tình đặt hộp sữa mới mua ở cạnh bếp, nơi nhiệt lượng từ bếp tỏa ra liên tục hoặc nơi ánh nắng gắt thường rọi vào trong một thời gian dài, kết quả là sữa bị vón cục, thay đổi màu sắc ngay khi mở hộp. Còn độ ẩm không khí quá cao sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của sữa, ảnh hưởng đến sức khỏe bé.

Sau khi mở hộp, nên dùng hết lượng sữa trong vòng hết lượng sữa trong vòng 2-3 tuần. Nếu để quá lâu, sữa bột dễ hút ẩm làm mất chất dinh dưỡng, thậm chí sinh nấm mốc gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. 

Pha sữa theo đúng hướng dẫn

Mẹ cần pha đúng liều lượng được hướng dẫn trên nhãn sữa, không tự ý pha đậm hơn hay loãng đi làm thay đổi công thức sữa. Hoặc thêm vào sữa những thực phẩm khác mà không có tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng hay trao đổi với bộ phận chăm sóc khách hàng của nhà sản xuất. Pha không đúng cách có thể làm giảm giá trị dinh dưỡngdưỡng thậm chí ảnh hưởng đến sức khoẻ. 

Ảnh minh họa

Trước khi pha sữa cho bé, mẹ phải đảm bảo rửa tay thật sạch, sử dụng muỗng sạch chuyên dụng có sẵn bên trong hộp sữa và đậy nắp thật kỹ sau mỗi lần sử dụng. Hộp sữa đã mở nên bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh xa nguồn nhiệt, ánh sáng cũng như không bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để tránh sữa bên trong bị ẩm.

Sữa pha xong nên cho bé bú ngay. Nếu bé chưa muốn uống, hãy đậy kín nắp bình sữa lại và đặt vào ngăn mát tủ lạnh, bảo quản tối đa 24 giờ. Còn nếu đặt ở nhiệt độ phòng, sữa dùng được trong 2 giờ. Quá thời hạn này thì nên đổ bỏ vì sữa đã có nguy cơ nhiễm khuẩn.

Còn nếu bé đã uống sữa nhưng chưa hết, bạn cũng nên đổ bỏ lượng sữa thừa, vì khi đã tiếp xúc với miệng bé, vi khuẩn có thể xâm nhập gây hại sức khỏe, kể cả khi bạn đặt bình sữa trong tủ lạnh đi nữa.

Những lưu ý trên không khó thực hiện, nhưng lại quyết định hiệu quả và độ an toàn khi sử dụng sữa bột. Phụ huynh nuôi con nhỏ cần ghi nhớ và luôn thực hiện đúng để đảm bảo sức khỏe và nền tảng dinh dưỡng tốt cho các bé.

Cách nhận biết và xử lý sữa bột bảo quản không đúng cách

Sữa có những dấu hiệu như: vón cục, màu sắc thay đổi bất thường, không còn mùi thơm như trước, độ mịn của bột sữa thay đổi…

Khi mở hộp sữa mà phát hiện những dấu hiệu như trên, tức là sữa đã có dấu hiệu thay đổi do không được bảo quản đúng cách, người tiêu dùng cần liên lạc ngay với nhà sản xuất và cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác để được hỗ trợ thông tin, giải quyết thỏa đáng, đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, đồng thời xác định vấn đề nằm ở khâu nào để khắc phục nếu có.

17/04/2022 10:30

Tiêu chảy cấp ở trẻ em mùa nắng nóng

Tiêu chảy cấp ở trẻ em mùa nắng nóng

BS Nguyễn Lê Thanh

Trẻ em sức đề kháng kém nên rất dễ mắc tiêu chảy, khi mắc bệnh các triệu chứng dễ chuyển biến nặng, kéo dài hơn so với người lớn.

Ăn nước hầm xương có lợi gì cho sức khỏe?

Ăn nước hầm xương có lợi gì cho sức khỏe?

Thu Phương

Không chỉ tạo vị ngon, ngọt cho món ăn, nước hầm xương còn có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe xương khớp, da, đường ruột và giải độc cơ thể.

Phòng suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi

Phòng suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi

BS. Nguyễn Ngọc Sáng

Suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ.

Ngộ độc thực phẩm và một số biện pháp phòng tránh cho học sinh

Ngộ độc thực phẩm và một số biện pháp phòng tránh cho học sinh

ThS. Lê Hồng Dũng – Trưởng khoa Hóa thực phẩm – Viện Dinh dưỡng

Ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính xảy ra do ăn, uống phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc, biểu hiện bằng những triệu chứng dạ dày - ruột, thần kinh hoặc những triệu chứng khác tuỳ theo tác nhân gây ngộ độc.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh Đái tháo đường dịp Tết

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh Đái tháo đường dịp Tết

TS Nguyễn Trọng Hưng, Viện Dinh dưỡng

Người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) cần lưu ý những gì trong dịp Tết? Sau đây là một số các gợi ý để người bệnh ĐTĐ cần chú ý:

Cách tăng mức vitamin D trong mùa cảm lạnh và cúm

Cách tăng mức vitamin D trong mùa cảm lạnh và cúm

Bích Ngọc

Vitamin D là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch và cơ thể dễ bị thiếu hụt chất này trong mùa lạnh và cúm, đặc biệt trong những tháng mùa đông có ít ánh sáng mặt trời hơn.

Suy dinh dưỡng do thiếu hụt protein - năng lượng ở trẻ em

Suy dinh dưỡng do thiếu hụt protein - năng lượng ở trẻ em

Anh Vũ

Suy dinh dưỡng thường được coi là tình trạng thiếu calo hoặc thiếu một hoặc nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và sự phát triển trí não ở trẻ em.

Dinh dưỡng hợp lý và chăm sóc trẻ viêm đường hô hấp

Dinh dưỡng hợp lý và chăm sóc trẻ viêm đường hô hấp

BS. Lê Thị Loan – Khoa Khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em – Viện Dinh dưỡng

Viêm đường hô hấp ở trẻ tăng cao theo chu kỳ mỗi năm, thời điểm trẻ bị mắc nhiều nhất là vào khoảng tháng 9- tháng 12 hàng năm, khi thời tiết giao mùa. Trẻ bị viêm hô hấp thường có biểu hiện: đau họng, sổ mũi, ho, sốt, khan tiếng…

Không uống được sữa, nên ăn 7 loại thực phẩm giàu canxi

Không uống được sữa, nên ăn 7 loại thực phẩm giàu canxi

Thiên Châu

Canxi là một khoáng chất cần thiết thường được biết đến có trong sữa và các loại hải sản. Tuy nhiên, một số loại thức ăn từ thực vật cũng chứa hàm lượng canxi cao.

Cho trẻ ăn gì để không mắc bệnh đường hô hấp khi trời rét đậm, rét hại?

Cho trẻ ăn gì để không mắc bệnh đường hô hấp khi trời rét đậm, rét hại?

Quỳnh Mai

Miền Bắc đang ở trong những ngày rét đậm, khiến trẻ dễ mắc bệnh, đặc biệt các bệnh về đường hô hấp. Để phòng bệnh, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các loại vitamin cần thiết, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.