Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

6 ý tưởng cho bữa sáng lành mạnh với phụ nữ mang thai

SKĐS - Ăn một bữa sáng lành mạnh giúp cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để bắt đầu ngày mới hiệu quả. Khi mang thai, năng lượng đó cần được tăng cường bắt đầu từ bữa ăn đầu tiên quan trọng trong ngày, bữa sáng.

1. Nên ăn đa dạng thực phẩm khi mang thai

Một bữa sáng lành mạnh nên đa dạng nhiều loại thực phẩm. Để thực hiện thực đơn ăn sáng lành mạnh mỗi ngày, hãy chọn một món từ ít nhất ba trong bốn nhóm thực phẩm sau:

1.1 Chất xơ

Thực phẩm giàu chất xơ giúp hỗ trợ giảm cholesterol, ổn định lượng đường trong máu, giúp phụ nữ mang thai no lâu và ngăn ngừa táo bón. Cơ thể cần phải được cung cấp 25-35g chất xơ mỗi ngày, nên bắt đầu từ bữa sáng là điều cần thiết. Chất xơ có nhiều trong yến mạch, hạt chia, rau lá màu xanh đậm, các loại đậu đỗ, trái cây giàu chất xơ…

Phụ nữ mang thai nên ăn đa dạng thực phẩm.

1.2 Chất đạm

Mỗi bữa ăn hàng ngày khi mang thai nên chứa protein (mục tiêu ít nhất 75g/ngày), vì thai nhi cần những axit amin đó để phát triển. Sữa chua Hy Lạp, pho mát, đậu phụ, trứng, bơ đậu phộng đều là những lựa chọn hiệu quả.

1.3 Canxi

Khi mang thai, cơ thể cần khoảng 1.000mg canxi mỗi ngày để giúp xương của trẻ phát triển và giữ cho xương của mẹ chắc khỏe. Vì vậy, hãy bắt đầu buổi sáng với sữa chua giàu canxi, pho mát, nước cam, bánh mì, hạnh nhân…

1.4 Sắt cần cho phụ nữ mang thai

Là một bà mẹ mang thai, bạn sẽ cần gấp đôi lượng sắt (27mg/ngày) so với phụ nữ không mang thai để cung cấp ôxy cho thai nhi. Thực phẩm giàu chất sắt cho bữa sáng bao gồm trái cây sấy khô, bột yến mạch, rau bina, trứng, đậu phụ và ngũ cốc…

2. Một số thực đơn bữa sáng lành mạnh

2.1 Bơ đậu phộng và yến mạch để qua đêm

Yến mạch để qua đêm là một lựa chọn đơn giản và lành mạnh vì dễ ăn, dễ làm và mất rất ít thời gian chế biến. Ý tưởng bữa sáng lành mạnh này là món ăn hoàn toàn tốt cho sức khỏe của những bà mẹ tương lai. Bơ đậu phộng chứa nhiều protein, chất béo tốt và vitamin E. Yến mạch rất giàu chất xơ, mangan và vitamin B1.

Đối với món ăn này, bạn sẽ cần yến mạch, bơ đậu phộng, sữa, hạt chia và một chút sirô. Cho tất cả các nguyên liệu vào cốc hoặc hộp và trộn đều cho đến khi mọi thứ hòa quyện vào nhau. Sau đó đậy nắp và cho vào tủ lạnh để thưởng thức vào buổi sáng hôm sau.

2.2 Sinh tố xanh, lựa chọn hoàn hảo trong mùa hè

Một ly sinh tố xanh chứa nhiều chất dinh dưỡng và chỉ mất khoảng hai phút để thực hiện. Đây là một bữa ăn sáng tuyệt vời và hoàn hảo cho phụ nữ mang thai vào mùa hè. Bạn hoàn toàn có thể chuẩn bị từ tối hôm trước để có một bữa sáng nhanh, đủ chất chất dinh dưỡng cho buổi sáng hôm sau.

Thành phần của nước uống xanh là cần tây, chuối, rau bina, hạnh nhân hoặc bơ đậu, sữa chua Hy Lạp và nước. Cho những nguyên liệu này vào cối xay sinh tố để có một bữa sáng lành mạnh. Đây là những thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng tốt cho phụ nữ mang thai, thậm chí nó có thể giúp giảm căng thẳng, stress.

2.3 Sữa chua Hy Lạp

Sữa chua, đặc biệt là sữa chua Hy Lạp là một cách tuyệt vời để bổ sung protein ngoài buổi sáng. Sữa chua có nhiều dinh dưỡng, canxi, iốt, vitamin B12, kali và men vi sinh. Nhiều nghiên cứu cho thấy sữa tiêu thụ chứa probiotic có lợi trong thời kỳ mang thai.

Để có một bữa sáng nhanh gọn, đủ chất, bạn cần sữa chua Hy Lạp, hạt chia, trái cây yêu thích theo mùa, bơ hạnh nhân, ngũ cốc ít đường và một chút mật ong. Tất cả cho vào bát và trộn đều lên là có thể thưởng thức được rồi. Đây cũng là món ăn nhẹ hoặc món tráng miệng hấp dẫn sau bữa tối.

2.4 Ngũ cốc với sữa và trái cây

Ngũ cốc nguyên hạt, nhiều chất xơ thay thế để tăng cường năng lượng, cung cấp carbohydrate mà không cần tất cả các thứ đã qua chế biến rất tốt cho sức khỏe của phụ nữ mang thai. Để chế biến bữa sáng, hãy chọn ngũ cốc lành mạnh, sữa hoặc hạt và trái cây tươi. Điều này sẽ cung cấp mẹ và em bé đang phát triển các chất dinh dưỡng quan trọng như canxi, chất xơ, kali và vitamin B6.

2.5 Cá ngừ đại dương

Thịt cá ngừ rất giàu chất đạm là một dưỡng chất vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi. Hàm lượng DHA, EPA và omega-3 dồi dào trong cá ngừ giúp phát triển não bộ và mắt. Hàm lượng vitamin D giúp tăng cường khả năng miễn dịch của mẹ, tăng sự phát triển xương ở thai nhi. Bổ sung đầy đủ vitamin D cũng có tác dụng giảm nguy cơ bị tiền sản giật, một loại biến chứng nguy hiểm trong quá trình mang thai.

Một ý tưởng bữa sáng lành mạnh với cá ngừ, có thể lựa chọn một vài trong những nguyên liệu đang sẵn có như: xà lách, hành tây, cải bắp, khoai lang, ngô luộc, cà chua, dưa chuột, đậu trắng, các loại hạt, trái cây như bơ, táo, quả mọng, cam… Sau đó cho vào tô, thêm cá ngừ đóng hộp, trứng luộc lên trên, rắc một ít hạt và tưới nước sốt lên sau cùng. Nếu thích béo thêm mayonaise vừa đủ. Có thể ăn kèm với một chút bánh mì nếu bạn muốn bữa sáng nhiều năng lượng hơn.

2.6 Cháo yến mạch với trái cây và hạt

Cho sữa không đường, một thìa hạt chia và 3-4 muỗng yến mạch cán vào nồi rồi cho lên bếp đun nhỏ lửa, chỉ từ 2-4 phút là chín. Bắc ra khỏi bếp cho thêm 1 thìa bơ đậu phộng, mật ong hoặc siro tùy ý để tạo độ ngọt.

Trái cây cắt hạt lựu, ưu tiên các loại quả có vị chua nhẹ như dâu tây, việt quất, táo, xoài… để món ăn hài hòa hơn. Cuối cùng rắc lên một ít hạt đập dập và thưởng thức.

17/03/2022 08:04

Tiêu chảy cấp ở trẻ em mùa nắng nóng

Tiêu chảy cấp ở trẻ em mùa nắng nóng

BS Nguyễn Lê Thanh

Trẻ em sức đề kháng kém nên rất dễ mắc tiêu chảy, khi mắc bệnh các triệu chứng dễ chuyển biến nặng, kéo dài hơn so với người lớn.

Ăn nước hầm xương có lợi gì cho sức khỏe?

Ăn nước hầm xương có lợi gì cho sức khỏe?

Thu Phương

Không chỉ tạo vị ngon, ngọt cho món ăn, nước hầm xương còn có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe xương khớp, da, đường ruột và giải độc cơ thể.

Phòng suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi

Phòng suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi

BS. Nguyễn Ngọc Sáng

Suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ.

Ngộ độc thực phẩm và một số biện pháp phòng tránh cho học sinh

Ngộ độc thực phẩm và một số biện pháp phòng tránh cho học sinh

ThS. Lê Hồng Dũng – Trưởng khoa Hóa thực phẩm – Viện Dinh dưỡng

Ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính xảy ra do ăn, uống phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc, biểu hiện bằng những triệu chứng dạ dày - ruột, thần kinh hoặc những triệu chứng khác tuỳ theo tác nhân gây ngộ độc.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh Đái tháo đường dịp Tết

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh Đái tháo đường dịp Tết

TS Nguyễn Trọng Hưng, Viện Dinh dưỡng

Người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) cần lưu ý những gì trong dịp Tết? Sau đây là một số các gợi ý để người bệnh ĐTĐ cần chú ý:

Cách tăng mức vitamin D trong mùa cảm lạnh và cúm

Cách tăng mức vitamin D trong mùa cảm lạnh và cúm

Bích Ngọc

Vitamin D là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch và cơ thể dễ bị thiếu hụt chất này trong mùa lạnh và cúm, đặc biệt trong những tháng mùa đông có ít ánh sáng mặt trời hơn.

Suy dinh dưỡng do thiếu hụt protein - năng lượng ở trẻ em

Suy dinh dưỡng do thiếu hụt protein - năng lượng ở trẻ em

Anh Vũ

Suy dinh dưỡng thường được coi là tình trạng thiếu calo hoặc thiếu một hoặc nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và sự phát triển trí não ở trẻ em.

Dinh dưỡng hợp lý và chăm sóc trẻ viêm đường hô hấp

Dinh dưỡng hợp lý và chăm sóc trẻ viêm đường hô hấp

BS. Lê Thị Loan – Khoa Khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em – Viện Dinh dưỡng

Viêm đường hô hấp ở trẻ tăng cao theo chu kỳ mỗi năm, thời điểm trẻ bị mắc nhiều nhất là vào khoảng tháng 9- tháng 12 hàng năm, khi thời tiết giao mùa. Trẻ bị viêm hô hấp thường có biểu hiện: đau họng, sổ mũi, ho, sốt, khan tiếng…

Không uống được sữa, nên ăn 7 loại thực phẩm giàu canxi

Không uống được sữa, nên ăn 7 loại thực phẩm giàu canxi

Thiên Châu

Canxi là một khoáng chất cần thiết thường được biết đến có trong sữa và các loại hải sản. Tuy nhiên, một số loại thức ăn từ thực vật cũng chứa hàm lượng canxi cao.

Cho trẻ ăn gì để không mắc bệnh đường hô hấp khi trời rét đậm, rét hại?

Cho trẻ ăn gì để không mắc bệnh đường hô hấp khi trời rét đậm, rét hại?

Quỳnh Mai

Miền Bắc đang ở trong những ngày rét đậm, khiến trẻ dễ mắc bệnh, đặc biệt các bệnh về đường hô hấp. Để phòng bệnh, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các loại vitamin cần thiết, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.