Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

10 thực phẩm tốt cho người mắc bệnh đa xơ cứng

SKĐS - Bệnh đa xơ cứng (MS) hiện vẫn chưa có cách chữa khỏi, tuy nhiên, có nhiều phương pháp điều trị có thể kiểm soát, quản lý các triệu chứng và làm chậm diễn tiến bệnh. Bên cạnh đó, một chế độ ăn phù hợp rất cần thiết với người mắc bệnh "khó trị" này.

Bệnh đa xơ cứng (Multiple Sclerosis - MS) là chứng rối loạn não bộ và tủy sống làm suy giảm chức năng thần kinh. Một số nhà khoa học cho rằng, bệnh đa xơ cứng là một loại phản ứng miễn dịch bất thường chống lại hệ thần kinh trung ương.

MS thường gây viêm và nếu lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ phá hủy màng bọc myelin của dây thần kinh và để lại nhiều vùng mô sẹo dọc theo lớp phủ ngoài các tế bào thần kinh, gây hậu quả làm chậm hoặc tắc đường truyền xung điện thần kinh.

Dưới đây là 10 thực phẩm tốt cho người bệnh đa xơ cứng:

1. Nghệ - người bệnh đa xơ cứng nên ăn

10 thực phẩm tốt cho người mắc bệnh 'khó trị' - Ảnh 3.

Loại gia vị có màu vàng cam tươi này rất thông dụng trong chế biến thực phẩm, có thể sử dụng nó trong rất nhiều món ăn. Thành phần chính của nghệ là curcumin, có thể bảo vệ các tế bào thần kinh và điều chỉnh hệ thống miễn dịch của cơ thể.  Do đó người bệnh MS có thể dùng nghệ để rắc lên mọi thứ, từ rau nấu chín đến gạo nguyên hạt, hoặc uống trong viên nang. Curcumin an toàn cho hầu hết mọi người, nhưng nó có thể gây ra tác dụng phụ nếu bạn dùng một số loại thuốc. Do đó, trước khi bạn dùng nghệ như một chất bổ sung, tốt nhất hãy hỏi ý kiến bác sĩ điều trị của bạn.

2. Thực phẩm giàu vitamin D

Nếu bạn bị MS, bạn có nguy cơ bị loãng xương, một tình trạng làm cho xương của bạn yếu hơn và dễ gãy hơn. Vitamin D có thể giúp bảo vệ bạn khỏi vấn đề này. Nó cũng có thể giúp hạn chế tình trạng viêm gây ra các triệu chứng MS.  Ngoài ánh nắng mặt trời, thì cá nhiều dầu như cá hồi hoặc cá ngừ, sữa chua, trứng, ngũ cốc và nước cam... là những nguồn thực phẩm tốt cho người bệnh MS. Bạn nên hỏi bác sĩ cách bổ sung vitamin D phù hợp với tình trạng sức khoẻ của bạn.

10 thực phẩm tốt cho người mắc bệnh 'khó trị' - Ảnh 4.

3. Hoa quả và rau

Khi bạn ăn năm phần hoa quả và rau mỗi ngày là bạn đang nạp vào cơ thể chất chống oxy hóa, có thể giúp giảm viêm. Nếu bạn ăn chúng thường xuyên, chúng có thể giúp bạn ngăn ngừa bệnh tái phát. Những thực phẩm này có nhiều chất xơ, giúp quá trình tiêu hóa của bạn diễn ra suôn sẻ. Tăng cường ăn những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, như hành tây, táo, trái cây họ cam quýt, quả mọng và nho đen.

10 thực phẩm tốt cho người mắc bệnh 'khó trị' - Ảnh 5.

4. Gừng

Ở nhiều nơi trên thế giới trong đó có Việt Nam, gừng được biết đến như một loại cây thuốc. Các nghiên cứu cho thấy rằng nó có thể giúp làm dịu hệ thống miễn dịch và thậm chí có thể cải thiện các vấn đề về trí nhớ và đau cơ, là những triệu chứng phổ biến của MS. Củ gừng tươi có thể mang lại cho bạn nhiều lợi ích hơn là viên nang chứa thành phần gừng. Bạn có thể sử dụng theo cách cạo vỏ, băm nhỏ và cho vào xào, nấu hoặc ngâm một phần gừng đã gọt vỏ vào nước nóng để pha trà.

10 thực phẩm tốt cho người mắc bệnh 'khó trị' - Ảnh 6.

Chất xơ "không hòa tan" là lựa chọn tốt nhất của bạn. Bạn sẽ tìm thấy nó trong mận khô hoặc nước trái cây của chúng, bánh mì nguyên cám, gạo lứt và các loại ngũ cốc nguyên hạt khác. Cơ thể của bạn không tiêu hóa hoàn toàn chất xơ này, vì vậy nó sẽ đi qua hệ thống tiêu hoá của bạn. Điều này giúp ngăn ngừa táo bón, một vấn đề phổ biến đối với những người bị MS. Hầu hết mọi người nên đặt mục tiêu nhận được ít nhất 25 gam chất xơ mỗi ngày. Vì loại thực phẩm này hấp thụ nước, nên bạn nhớ uống nhiều nước mỗi ngày.

10 thực phẩm tốt cho người mắc bệnh 'khó trị' - Ảnh 7.

6. Trà xanh

Bạn bị yếu cơ và mệt mỏi? Một tách trà xanh nhẹ nhàng có thể hữu ích. Một nghiên cứu nhỏ cho thấy rằng một số hợp chất của nó, bao gồm một hợp chất được gọi là EGCG (Epigallocatechin gallate), có thể giúp giảm bớt các triệu chứng này. Mọi người đã thấy kết quả sau khi họ uống trà xanh mỗi ngày trong ít nhất 3 tháng. Thức uống này cũng có thể tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm viêm và làm chậm các tác động mà MS có thể gây ra đối với trí nhớ của bạn.

7. Các sản phẩm bổ sung can xi thay thế sữa bò

Một số nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa sữa bò và bệnh MS. Một giả thuyết cho rằng các protein trong các sản phẩm từ sữa có thể gây kích ứng hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên có nghiên cứu khác không cho thấy mối liên hệ với MS. Nhưng nếu bạn không dung nạp lactose, thì tốt nhất bạn nên tránh xa sữa. Tìm kiếm các sản phẩm khác sữa có bổ sung canxi để giúp bảo vệ xương của bạn.

10 thực phẩm tốt cho người mắc bệnh 'khó trị' - Ảnh 8.

8. Cá béo

Cá trích, cá thu, cá ngừ albacore, cá mòi và cá hồi đều có axit béo omega-3, có thể giúp giảm viêm trong cơ thể. Một nghiên cứu lớn đã chỉ ra rằng những người bị MS uống 10 gam dầu cá mỗi ngày ít có nguy cơ tái phát hoặc bị tàn tật hơn. Nếu bạn là người ăn chay hoặc không thích ăn cá, hãy hỏi bác sĩ về việc bổ sung omega-3 từ bổ sung dầu cá hoặc dầu hạt lanh.

9. Thịt nạc protein

Một số khoa học đã chỉ ra rằng chế độ ăn ít chất béo bão hòa có thể giúp ích cho những người bị MS. Thêm vào đó, nó có liên quan đến bệnh tim và các vấn đề sức khỏe khác, vì vậy tốt nhất bạn nên hạn chế lượng nạp vào cơ thể. Khi bạn ăn protein, hãy bỏ qua thịt đỏ béo, hãy chọn thịt nạc hơn như thịt gà không da. Hoặc thay thế thịt trong bữa ăn bằng đậu và đậu lăng. Chúng chứa nhiều chất xơ và folate, có thể giúp giảm các cuộc tấn công của MS.

10 thực phẩm tốt cho người mắc bệnh 'khó trị' - Ảnh 9.

10. Các loại ngũ cốc

Cố gắng ăn 3-5 phần ngũ cốc nguyên hạt lành mạnh như mì ống nguyên cám, hạt quinoa (diêm mạch) hoặc gạo lứt mỗi ngày. Carbohydrate phức hợp của chúng có thể ngăn chặn sự tăng vọt năng lượng và giúp bạn bớt mệt mỏi. Và chất xơ của chúng sẽ giúp bạn kiểm soát được cân nặng và tránh táo bón. Lượng magiê và sắt phù hợp mà ngũ cốc nguyên hạt có, cũng có thể giúp làm chậm tác động của bệnh MS, mặc dù các nhà khoa học cần nghiên cứu thêm để biết chắc chắn.

13/01/2022 07:00

Tiêu chảy cấp ở trẻ em mùa nắng nóng

Tiêu chảy cấp ở trẻ em mùa nắng nóng

BS Nguyễn Lê Thanh

Trẻ em sức đề kháng kém nên rất dễ mắc tiêu chảy, khi mắc bệnh các triệu chứng dễ chuyển biến nặng, kéo dài hơn so với người lớn.

Ăn nước hầm xương có lợi gì cho sức khỏe?

Ăn nước hầm xương có lợi gì cho sức khỏe?

Thu Phương

Không chỉ tạo vị ngon, ngọt cho món ăn, nước hầm xương còn có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe xương khớp, da, đường ruột và giải độc cơ thể.

Phòng suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi

Phòng suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi

BS. Nguyễn Ngọc Sáng

Suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ.

Ngộ độc thực phẩm và một số biện pháp phòng tránh cho học sinh

Ngộ độc thực phẩm và một số biện pháp phòng tránh cho học sinh

ThS. Lê Hồng Dũng – Trưởng khoa Hóa thực phẩm – Viện Dinh dưỡng

Ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính xảy ra do ăn, uống phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc, biểu hiện bằng những triệu chứng dạ dày - ruột, thần kinh hoặc những triệu chứng khác tuỳ theo tác nhân gây ngộ độc.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh Đái tháo đường dịp Tết

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh Đái tháo đường dịp Tết

TS Nguyễn Trọng Hưng, Viện Dinh dưỡng

Người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) cần lưu ý những gì trong dịp Tết? Sau đây là một số các gợi ý để người bệnh ĐTĐ cần chú ý:

Cách tăng mức vitamin D trong mùa cảm lạnh và cúm

Cách tăng mức vitamin D trong mùa cảm lạnh và cúm

Bích Ngọc

Vitamin D là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch và cơ thể dễ bị thiếu hụt chất này trong mùa lạnh và cúm, đặc biệt trong những tháng mùa đông có ít ánh sáng mặt trời hơn.

Suy dinh dưỡng do thiếu hụt protein - năng lượng ở trẻ em

Suy dinh dưỡng do thiếu hụt protein - năng lượng ở trẻ em

Anh Vũ

Suy dinh dưỡng thường được coi là tình trạng thiếu calo hoặc thiếu một hoặc nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và sự phát triển trí não ở trẻ em.

Dinh dưỡng hợp lý và chăm sóc trẻ viêm đường hô hấp

Dinh dưỡng hợp lý và chăm sóc trẻ viêm đường hô hấp

BS. Lê Thị Loan – Khoa Khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em – Viện Dinh dưỡng

Viêm đường hô hấp ở trẻ tăng cao theo chu kỳ mỗi năm, thời điểm trẻ bị mắc nhiều nhất là vào khoảng tháng 9- tháng 12 hàng năm, khi thời tiết giao mùa. Trẻ bị viêm hô hấp thường có biểu hiện: đau họng, sổ mũi, ho, sốt, khan tiếng…

Không uống được sữa, nên ăn 7 loại thực phẩm giàu canxi

Không uống được sữa, nên ăn 7 loại thực phẩm giàu canxi

Thiên Châu

Canxi là một khoáng chất cần thiết thường được biết đến có trong sữa và các loại hải sản. Tuy nhiên, một số loại thức ăn từ thực vật cũng chứa hàm lượng canxi cao.

Cho trẻ ăn gì để không mắc bệnh đường hô hấp khi trời rét đậm, rét hại?

Cho trẻ ăn gì để không mắc bệnh đường hô hấp khi trời rét đậm, rét hại?

Quỳnh Mai

Miền Bắc đang ở trong những ngày rét đậm, khiến trẻ dễ mắc bệnh, đặc biệt các bệnh về đường hô hấp. Để phòng bệnh, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các loại vitamin cần thiết, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.