Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Tự ý đắp lá trị thủy đậu, trẻ nhập viện do nhiễm trùng nặng

Dịch bệnh thủy đậu thường bùng phát vào mùa đông xuân, đặc biệt là từ tháng 3 đến tháng 5. Điều trị thủy đậu không đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề như bội nhiễm da, viêm phổi, viêm màng não…

Mặc dù tại thời điểm này, Hà Nội chưa bùng phát dịch thủy đậu, tuy nhiên số trẻ mắc thuỷ đậu cũng ghi nhận gia tăng tại nhiều bệnh viện. Trong đó, có một số ca gặp biến chứng bội nhiễm da, viêm phế quản, viêm họng, viêm phổi…‏

‏Điển hình là trường hợp cháu bé Nguyễn Văn N. (Vĩnh Phúc) được mẹ đưa vào khám với tình trạng nhiễm trùng nặng. ‏Mẹ cháu cho biết, con bị thủy đậu, nghe người dân xung quanh mách lấy kim chọc các nốt rồi bôi đắp lá lên nốt mụn cho nhanh khỏi. Kết quả, bé phải nhập viện. Bác sĩ cho biết, N. bị bội nhiễm da khiến cháu đau, ngứa khắp cơ thể.‏

‏Bà mẹ chia sẻ thêm, N. chưa tắm trong 5-6 ngày qua, chỉ thay quần áo vì cho rằng bệnh thủy đậu cần kiêng nước, kiêng gió. ‏

‏1. Thủy đậu nếu chăm sóc không đúng cách có thể gây biến chứng ‏

‏TS.BS. Đỗ Thiện Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, thời tiết thất thường, độ ẩm không khí cao, tạo điều kiện cho virus gây bệnh thuỷ đậu phát triển và lây lan. ‏

‏Dấu hiệu nhận biết là phát ban da với mụn nước đỏ, ngứa, sau đó chúng đóng vảy và bong ra. Các triệu chứng xuất hiện trong vòng 10 đến 21 ngày sau khi tiếp xúc với virus. Một số trẻ chỉ xuất hiện một vài nốt, trong khi những trẻ khác có thể có các nốt bao phủ toàn bộ cơ thể. Những nốt này thường xuất hiện trên mặt, tai, da đầu, ngực, cánh tay và chân.‏

‏Người bệnh thường phục hồi trong khoảng 2 tuần. Tuy nhiên, nếu chăm sóc không đúng cách, thủy đậu có thể gây biến chứng nặng nề như viêm phổi, viêm màng não…‏

‏Các triệu chứng thủy đậu xuất hiện trong vòng 10 đến 21 ngày sau khi tiếp xúc với virus. ‏

‏2. Cách điều trị thủy đậu

‏Hiện bệnh thủy đậu không có biện pháp điều trị đặc hiệu. Việc điều trị bệnh thường tập trung vào việc làm giảm nhẹ các triệu chứng, giữ người bệnh không bị mất nước. ‏

‏Khi trẻ mắc thủy đậu, ngoài việc hạ sốt và uống thuốc theo đơn bác sĩ, phụ huynh cần lưu ý vệ sinh các nốt tổn thương da rất quan trọng. Chăm sóc không cẩn thận, đúng cách sẽ dẫn đến hệ quả nhiễm trùng, để lại sẹo và có thể bội nhiễm, gây nhiễm trùng các cơ quan khác.‏

‏Một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị thủy đậu bao gồm:‏

‏- Thuốc giảm đau, hạ sốt (paracetamol): Cần dùng theo hướng dẫn của bác sĩ khi sốt cao hoặc đau nhức do thủy đậu, đặc biệt giúp giảm đau khi có các tổn thương ở miệng. ‏

‏Không dùng aspirin để hạ sốt do thủy đậu vì có thể dẫn đến căn bệnh nghiêm trọng gọi là hội chứng Reye, ảnh hưởng đến gan và não, thậm chí tử vong. Ngoài ra, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo tránh điều trị bằng ibuprofen nếu có thể vì nó có liên quan đến nhiễm trùng da do vi khuẩn đe dọa tính mạng.‏

‏- Thuốc bôi tại chỗ nhằm mục đích sát trùng như xanh-methylen, chỉ dùng khi nốt thủy đậu bị vỡ để nốt phỏng khô nhanh, ngừa bội nhiễm. 

‏Với trường hợp trẻ ngứa nhiều, có thể cho trẻ uống thuốc kháng histamin để giảm ngứa theo đơn của bác sĩ. ‏

‏Ngoài ra, để giúp trẻ giảm ngứa, tránh gãi để lại sẹo khó lành, phụ huynh có thể sử dụng gạc ướt mát hoặc tắm trong nước ấm. Sau khi tắm, dùng khăn khô lau cơ thể nhẹ nhàng, tránh chà xát. Trường hợp trẻ bé, có thể cho trẻ đeo bao tay cho trẻ để tránh gãi trong khi ngủ, cắt móng tay gọn gàng. ‏

‏Nếu trẻ có vết phồng rộp trong miệng gây ảnh hưởng đến ăn uống, cho trẻ ăn thức ăn lạnh, mềm, nhạt. Tránh cho trẻ uống nước cam chứa nhiều axit, gây đau, khó chịu.‏

‏Chỉ dùng xanhmethylen khi nốt phỏng của bệnh thủy đậu bị vỡ.‏

‏3. Lưu ý tránh gặp phải sai lầm trong điều trị thủy đậu‏

‏Để tránh trường hợp gặp phải biến chứng do thủy đậu, cần lưu ý:‏

  • ‏Không tự tiện dùng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh. Thủy đậu là bệnh gây ra do virus, thuốc kháng sinh hoàn toàn không có tác dụng. Vì vậy, việc sử dụng kháng sinh bừa bãi có thể dẫn đến biến chứng khó lường, gia tăng nguy cơ kháng thuốc.‏
  • ‏Không tự ý bôi các loại thuốc nam, tắm nước lá… có thể khiến trẻ bị nhiễm trùng nghiêm trọng.‏
  • ‏Không cần thiết phải kiêng nước, kiêng tắm. Trẻ cần được tắm rửa bình thường trong phòng kín gió để tránh nhiễm lạnh. Lưu ý không chà vỡ mụn nước. Trẻ không tắm có thể bị ngứa nhiều hơn, gãi nhiều gây loét da và càng nặng hơn.

01/04/2023 10:07

Hà Nội phát hiện thêm ổ dịch tay chân miệng mới, cách xử trí phòng lây lan và biến chứng

Hà Nội phát hiện thêm ổ dịch tay chân miệng mới, cách xử trí phòng lây lan và biến chứng

BS Nguyễn Văn Bàng

Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.

Viêm não mô cầu lây nhiễm như thế nào?

Viêm não mô cầu lây nhiễm như thế nào?

BS Nguyễn Văn Dũng

Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?

Nhiều trường hợp mắc rubella, dấu hiệu nào nhận biết bệnh sớm?

Nhiều trường hợp mắc rubella, dấu hiệu nào nhận biết bệnh sớm?

BS CK1 Nguyễn Văn Bắc

Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.

Dấu hiệu trẻ mắc viêm đường hô hấp cần nhập viện

Dấu hiệu trẻ mắc viêm đường hô hấp cần nhập viện

BS Nguyễn Văn Dũng

Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.

Cúm A: Nguyên nhân, triệu chứng, đường lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

Cúm A: Nguyên nhân, triệu chứng, đường lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

BS Đăng Thanh

Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể

Trẻ mắc cúm B, cách chăm sóc trẻ mắc cúm B tại nhà

Trẻ mắc cúm B, cách chăm sóc trẻ mắc cúm B tại nhà

BS Hương Giang

Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.

Phân biệt ho gà và ho thường

Phân biệt ho gà và ho thường

BS. Nguyễn Văn Tâm

Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh viêm họng

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh viêm họng

BS Nguyễn Văn Dũng

Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…

Cách chữa thủy đậu nhanh khỏi

Cách chữa thủy đậu nhanh khỏi

BS Trần Anh Tuấn

Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.

Phòng ngừa viêm đường hô hấp trên cho trẻ khi giao mùa

Phòng ngừa viêm đường hô hấp trên cho trẻ khi giao mùa

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy

Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.