Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Tình dục an toàn theo từng giai đoạn của thai kỳ

Tình dục khi mang thai là điều hoàn toàn bình thường, bà mẹ không gặp nguy cơ xấu nào, tuy nhiên cũng cần lưu ý tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

Nhiều lợi ích của tình dục khi mang thai

Nhiều chị em mang thai thường lo lắng: Không biết có nên quan hệ tình hay không, vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng. Thực tế, nếu bà mẹ có sức khỏe thai kỳ bình thường, không gặp nguy cơ xấu nào thì việc quan hệ tình dục vẫn bình thường, thậm chí còn mang lại nhiều lợi ích cho mẹ như:

Ảnh minh họa

Cải thiện lưu thông máu: Khi mang thai, việc lưu thông máu trong cơ thể gần như tăng gấp đôi để đáp ứng nhu cầu của cả mẹ và bé. Quan hệ tình dục giúp phục hồi các chức năng của cơ thể với việc sản sinh một số hormon và đảm bảo quá trình lưu thông máu tốt hơn.

Bạn dễ đạt cực khoái: Nhiều mẹ bầu chia sẻ họ dễ dàng đạt cực khoái khi yêu trong thời gian mang thai. Bởi khi “yêu” sẽ làm tăng nồng độ estrogen và progesteron, giúp làm tăng lưu lượng máu đến vùng xương chậu. Khi đó vùng kín sẽ trở nên nhạy cảm và cao hứng hơn, giúp bạn dễ lên đỉnh.

Khỏe cho cơ sàn chậu: Quan hệ tình dục đều đặn sẽ giúp vùng cơ sàn chậu của bà bầu thắt chặt và mạnh mẽ hơn, rất có lợi khi mẹ sinh nở.

Tăng khả năng miễn dịch: Khi mang bầu, cơ thể mẹ sẽ giảm khả năng miễn dịch, khiến họ dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi. Nhưng nếu mẹ làm “chuyện ấy” thường xuyên, sẽ giúp làm tăng Immunoglobulin là một kháng thể giúp tránh nguy cơ bị cảm lạnh và cúm.

Giảm stress, tăng sự gắn bó vợ chồng: Vợ chồng hoạt động chăn gối đều đặn sẽ giúp tăng thêm tình cảm vợ chồng. Sự trao đổi hormon endorphins và oxytocin khi quan hệ cũng giúp mối quan hệ vợ chồng thêm gần gũi, yêu thương. Hơn nữa, khi lượng hormon oxytocin tăng lên cũng khiến em bé gắn kết với mẹ hơn.

Ảnh minh họa

Dễ ngủ: “Chuyện ấy” giúp bà bầu dễ có giấc ngủ ngon, nhờ giải phóng hormon endorphins giúp dễ ngủ và ngủ ngon hơn.

Phòng tránh tiền sản giật: Quan hệ tình dục thường xuyên sẽ giúp bà bầu giảm nguy cơ tăng huyết áp là nguyên nhân gây tiền sản giật. Tuy nhiên thai phụ cũng cần thực hiện chế độ ăn uống cân bằng, khoa học để cân bằng huyết áp, điều hòa hệ thống miễn dịch.

Tình dục trong 3 tháng đầu thai kỳ

Trong thời gian này, sự đòi hỏi sinh lý và nhu cầu thoã mãn tình dục của thai phụ có tăng lên đôi chút, do về tâm lý được an định hơn.

Ba tháng đầu, nhu cầu quan hệ thường tăng cao ở nhiều phụ nữ, là do hormon thai kỳ tăng nhanh. Bầu vú trở nên to và dễ bị kích thích hơn. Vùng kín cũng dễ bị kích thích do máu lưu thông ở đây nhiều hơn. Ba tháng đầu, cơ thể người mẹ rất ít thay đổi, bụng còn nhỏ nên việc quan hệ vợ chồng rất thuận lợi. Đây là thời kỳ thai nhi hình thành, nên việc “yêu” của thai phụ cần có những lưu ý để luôn an toàn cho thai nhi. Mặt khác đa số phụ nữ mang thai ba tháng đầu đều có biểu hiện nôn nghén, mệt mỏi, nên kém hứng thú.

Tuy nhiên các trường hợp sau đây, thai phụ nên kiêng quan hệ trong ba tháng đầu thai kỳ: Bạn có tiền sử sẩy thai hoặc có nguy cơ sẩy thai; âm đạo chảy máu không rõ nguyên nhân; hay bị đau bụng hoặc bị chuột rút; mang song thai hoặc đa thai; được chẩn đoán nhau thai thấp (nhau tiền đạo).

Ảnh minh họa

Bạn cần lưu ý khi “yêu” trong 3 tháng đầu không tác động, kích thích tình dục quá mạnh, bởi lúc này, túi thai còn bám lỏng lẻo, chưa cấy sâu vào niêm mạc tử cung. Trong tinh dịch có chứa chất nội tiết prostaglandin có tác dụng làm co bóp tử cung dễ gây sảy thai. Việc kích thích đầu vú của thai phụ cũng làm cơ thể phóng thích chất oxytocin nội sinh, là một nội tiết tố có tác dụng gây co bóp tử cung. Vì thế trong 3 tháng đầu của thai kỳ, bạn quan hệ phải hết sức nhẹ nhàng, tránh kích thích đầu vú và không để tinh dịch xuất vào trong âm đạo (có thể dùng bao cao su hoặc các biện pháp xuất tinh ngoài... Bạn không nên quan hệ quá lâu, bởi vì sự co bóp của tử cung và sự xung huyết trong thời gian này dễ gây sẩy thai.

Thai phụ có tiền sử sảy thai, đẻ non ở lần có thai trước nên cẩn thận khi quan hệ tình dục trong giai đoạn này, vì sẽ kích thích làm tử cung co bóp gây sảy thai.

Thai phụ mắc bệnh tăng huyết áp, mang thai đôi, nhau thai bám thấp, bất thường cổ tử cung... nên tránh sinh hoạt tình dục, nếu muốn quan hệ vợ chồng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Trường hợp mẹ bị suy dinh dưỡng nặng, tăng cân ít, da xanh, thai bị suy dinh dưỡng, phải cân nhắc khi quan hệ tình dục. Do tinh trùng có chứa hormon prostaglandin kích thích sự co bóp, nên muốn thực sự an toàn, khi sinh hoạt vợ chồng, bạn nên dùng bao cao su.

Tình dục ở 3 tháng giữa thai kỳ

Ba tháng giữa thai kỳ, những cơn ốm nghén đã lùi xa, tâm lý của mẹ bầu khá thoải mái, bụng cũng chưa quá lớn, đặc biệt lượng estrogen tăng lên đáng kể khiến nhiều mẹ bầu thấy ham muốn hơn. Lúc này bào thai đã bám vững chắc vào tử cung của mẹ, bánh nhau đã phát triển, tăng thêm sự bảo vệ cho thai nhi nên những tác động bên ngoài cũng ít gây tác động đến bé hơn.

Tuy nhiên vẫn có những lưu ý cho bạn khi yêu: Mặc dù thai nhi đã được bảo vệ chắc chắn nhưng quan hệ thô bạo cũng cần tránh. Những động chạm nhẹ nhàng sẽ giúp cả hai cùng thăng hoa nhưng không khiến cho tử cung co bóp quá đà hay xung huyết do các kích thích tình dục khiến cho thai bị sẩy.

Bạn cũng nên dùng bao cao su để tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Các kích thích tình dục như tác động vào nhũ hoa hay bụng cũng nên hạn chế, vì kích thích quá mạnh cũng có thể gây ra sẩy thai hay đẻ non. Tuy thai nhi chưa quá lớn nhưng bụng mẹ cũng đã to, bạn nên lựa chọn các tư thế không đè lên bụng khiến cho cả mẹ và bé khó chịu.

Một số trường hợp nên tránh quan hệ trong ba tháng giữa là: Thai phụ đã từng bị sẩy thai hay sinh non thì nên tránh quan hệ tình dục cả 9 tháng thai kỳ. Nếu mẹ bầu thấy đau bụng hay ra huyết sau khi quan hệ thì nên đi khám ngay. Người bị lãnh cảm, stress hay cảm thấy sợ quan hệ, dù là vấn đề về tâm lý, nhưng nó cũng tác động đến thai phụ như các tác động cơ học, nên bạn hãy chia sẻ với chồng để tránh quan hệ. Bạn bị suy nhược, suy dinh dưỡng hay thai nhi bị suy dinh dưỡng cũng nên tránh quan hệ. Bạn bị tăng huyết áp, nhau thai bám thấp, cổ tử cung bất thường, thai đôi… đều nên tránh sinh hoạt tình dục.

Tình dục trong 3 tháng cuối thai kỳ

Trong 3 tháng cuối, bụng bà bầu đã khá lớn, dễ gây mệt mỏi và kiệt sức. Chuyện chăn gối của thai phụ cũng giảm đi rất nhiều. Thời gian này còn các nguyên nhân khác như sưng khớp, phù chân, đau lưng, ợ nóng... khiến thai phụ đau nhức, khó chịu nên ít hứng thú chuyện chăn gối.

Tuy nhiên nếu bạn vẫn thấy thoải mái với cái bụng to khi quan hệ, thì nên tận hưởng đời sống tình dục bình thường. Nếu thai kỳ hoàn toàn bình thường, có nghĩa là chuyện bạn có quan hệ vào 3 tháng cuối cũng không mang lại bất kỳ tác động tiêu cực nào. Chỉ có điều bạn cần lựa chọn những tư thế, không gian quan hệ cho phù hợp, tránh đè lên vùng bụng.

Những trường hợp không nên quan hệ vào 3 tháng cuối gồm: khi có bất kỳ vấn đề gì về nhau thai; được chẩn đoán nhau tiền đạo, thì nên tránh quan hệ để không làm chảy máu thai nhi. Bạn có dấu hiệu chảy máu âm đạo, nước ối rò rỉ, thì việc quan hệ cũng có thể gây nhiễm trùng cho thai nhi.

Bạn có tiền sử sinh non, hoặc có các cơn co thắt ở tử cung trong thai kỳ, cũng phải kiêng “chuyện ấy”. Tư thế quan hệ an toàn trong 3 tháng cuối, cần chọn tư thế phù hợp để không tạo áp lực lên cơ thể cũng như không tỳ đè lên bụng của thai phụ sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

15/05/2022 18:03

10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén

10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén

Bảo Châu

Nhiễm độc thai nghén (tiền sản giật) là tình trạng liên quan đến tăng huyết áp và protein cao trong nước tiểu.

7 mẹo đơn giản giúp mẹ bầu giữ sức khỏe trong mùa xuân

7 mẹo đơn giản giúp mẹ bầu giữ sức khỏe trong mùa xuân

Thiên Châu

Trong mùa xuân, mẹ bầu cần được chăm sóc nhiều hơn, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa khi thời tiết thay đổi liên tục và có xu hướng bất thường.

Cách đối phó với chứng ợ chua, ợ nóng khi mang thai

Cách đối phó với chứng ợ chua, ợ nóng khi mang thai

Vân Anh

Có rất nhiều phụ nữ khi mang thai bị ợ chua, ợ nóng mà chưa từng gặp vấn đề gì trước đây. Chứng trào ngược xuất hiện thường xuyên gây rất nhiều khó chịu, tuy nhiên cũng có nhiều cách đối phó và cải thiện tình trạng này.

Vì sao nho khô lại tốt cho sức khỏe mẹ bầu?

Vì sao nho khô lại tốt cho sức khỏe mẹ bầu?

Bảo Châu

Trong những ngày Tết, nho khô thường có trên bàn khách của mỗi nhà. Vậy mẹ bầu ăn nho khô như thế nào để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhất?

7 điều mẹ bầu cần lưu ý chăm sóc sức khỏe trong dịp Tết

7 điều mẹ bầu cần lưu ý chăm sóc sức khỏe trong dịp Tết

ThS. BS Lê Quang Dương

Để những ngày Tết an vui, dù công việc bận rộn đến đâu nhưng các mẹ bầu vẫn nên ưu tiên hàng đầu việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và thai nhi.

Bổ sung sắt đúng cách cho bà bầu

Bổ sung sắt đúng cách cho bà bầu

Bs Nguyễn Cảnh

Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu về sắt và acid folic tăng lên rất cao nên hầu hết phụ nữ bị thiếu máu do thiếu sắt.

Phụ nữ mang thai mắc trĩ có ảnh hưởng gì tới việc sinh con?

Phụ nữ mang thai mắc trĩ có ảnh hưởng gì tới việc sinh con?

Phương Thanh

Khi bị táo bón, phụ nữ mang thai thường có xu hướng rặn mỗi khi khó đi tiêu, càng rặn thường xuyên càng gây ra bệnh trĩ hoặc làm nặng thêm bệnh trĩ. Bà bầu bị trĩ sẽ gặp khó khăn khi sinh thường.

Nguyên nhân gây vô sinh ở cả nam và nữ giới ít ai ngờ đến

Nguyên nhân gây vô sinh ở cả nam và nữ giới ít ai ngờ đến

ThS. BS Lê Quang Dương

Vô sinh do nhiều nguyên nhân như do yếu tố sinh học, di truyền, lối sống, tuổi tác... Béo phì đã được xác định là một trong những nguyên nhân chính gây ra vô sinh ở cả nam và nữ giới.

Thuốc điều trị cảm lạnh khi mang thai

Thuốc điều trị cảm lạnh khi mang thai

DS. Hoàng Vân

Cảm lạnh khi mang thai nếu không được xử trí kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, đâu là cách chọn thuốc trị cảm lạnh an toàn cho phụ nữ mang thai?

10 thực phẩm giàu acid folic giúp phòng ngừa dị tật bẩm sinh

10 thực phẩm giàu acid folic giúp phòng ngừa dị tật bẩm sinh

Thu Phương

Acid folic là một trong những vitamin nhóm B có vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất các tế bào máu và sự phát triển của ống thần kinh thai nhi.