Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Tác hại của thuốc chống nấm đến thai nhi

Một số thuốc chống nấm ảnh hưởng bất lợi đến thai nhi có liên quan do cơ chế tác dụng và cách dùng chúng trong chữa bệnh.

Amphotericin B dùng tiêm tĩnh mạch, tiêm tủy sống, đặt âm đạo đều không gây dị dạng cho thai.

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra thiếu máu, hạ kali máu suy thận cho cả mẹ và thai. Trong mọi cách dùng cần theo dõi chặt chẽ để xử lý kịp thời. Riêng trường hợp nấm khu trú tại một chỗ (nấm âm đạo, nấm phôi, nấm tiêu hóa) nên chọn một thuốc ít độc hơn (ví dụ dùng viên đặt clotrimazol miconidazol trị nấm âm đạo).

 Hầu hết các thuốc dùng chữa nấm tại chỗ đều không độc cho thai. Nhưng cần chú ý không dùng liều quá cao (dùng loại có nồng độ máu cao, bôi quá nhiều lần dùng quá kéo dài), tránh để thuốc tiếp xúc với nơi nhạy cảm (của vùng niêm mạc miệng, lưỡi, hầu, vùng bị tổn thương), đặc biệt không để tiếp xúc dài ngày với những nơi nhạy cảm này. Lý do: sợ thuốc ngấm vào bên trong hệ mạch máu dưới da niêm mạc. Tốt nhất là thực hiện đúng các quy định dùng tại chỗ do thầy thuốc hướng dẫn.

Griseopulvin

Tác dụng: Griseopulvin phá vỡ cấu trúc trong “thì gián phân” nên làm ngừng pha giữa sự phân bào hoặc tạo ra DNA khiếm khuyết không có khả năng sao chép, làm cho nấm không phát triển được. Mặt khác, griseopulvin đọng lại ở các tế bào tiền thân keratin, tạo ra môi trường bất lợi, làm nấm khó thâm nhập. Liệu trình điều trị thường kết hợp uống và bôi kéo dài (ví dụ với nấm móng có thể dùng 6 tháng tới 1 năm).

Ảnh hưởng tới thai: griseopulvin có thể gây sảy thai, quái thai. Khuyến cáo: không dùng cho người dự định mang thai hoặc đang có thai.

Ảnh minh họa

Metronidazol

Tác dụng: thuốc dùng phổ biến trong các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục đạng đặt hay uống hoặc có khi phối hợp cả hai (ví dụ trong viêm âm dạo không điển hình, nhiễm trùng roi).

Ảnh hưởng dến thai: metronidazol đi qua hàng rào rau thai rất nhanh, tạo ra nồng độ thuốc ở cuống rau và huyết tương xấp xỉ nhau. Có người có thai dùng metronidazol không thấy có tai biến nhưng cũng có báo cáo cho biết người dùng metronidazol 3 tháng đầu thai kỳ lại có nguy cơ gây quái thai. Kinh nghiệm lâm sàng về ảnh hưởng của metronidazol trên thai cho đến nay vẫn chưa đầy đủ. Cảnh báo: khi cần vẫn có thể dùng metronidazol cho người có thai nhưng theo dõi cẩn thận, nên tránh dùng trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Nistatin

Tác dụng: thuốc chống nấm thuộc họ amphotericin.

Ảnh hưởng đến thai: có tài liệu cho rằng nistatin không thấm qua máu nên không gây độc cho thai. Nhưng trong thực tế vẫn có những dạng thuốc thấm qua đường tĩnh mạch và có ảnh hưởng đến thai (như dạng thuốc đạn) Khuyến cáo: người có thai nên dùng các dạng nistatin không thấm qua máu điều trị nấm candida ở niệng thực quản dạ dày ruột, lưỡi nhưng không được dùng các bào chế nistatin thấm qua máu.

Fluconazol và iltraconazol

Tác dụng: các thuốc này ức chế enzym C14dimethylase dẫn đến ức chế tổng hợp egosterol ở thành tế bào phá hủy màng tế bào nên có phổ kháng khuẩn rất rộng mạnh. Khi uống, thuốc sẽ phân bố rất nhanh vào các cơ quan tổ chức đồng thời đi vào lớp thượng bì móng và tích lại khá lâu ở đó (nồng độ thuốc ở móng cao hơn nồng độ thuốc ở máu). Vì thế, khi điều trị không những chỉ nấm nội tạng mà ngay nấm ở bên ngoài vẫn dùng dạng uống (ví dụ khi viêm âm đạo do nấm candida dùng thuốc tại chỗ clotricomazol, đồng thời nếu nặng cần phối hợp với uống fluconazol liều thấp dùng nhiều ngày hay liều cao dùng một lần duy nhất).

Ảnh hưởng đến thai: với liều điều trị viêm âm đạo thông thường nói trên chưa thấy fuconazol và itraconazol gây hại thai nhưng nếu dùng liều cao 300 - 400mg ngày kéo dài (3 tháng) trong các bệnh khác thì có thấy gây dị dạng thai. Chẳng hạn có báo cáo về dị dạng thai khi dùng fluconazol với liều 400-800mg/ngày khi điều trị nấm Coccidioides imnitistrong 3 tháng đầu thai kỳ. Khuyến nghị: người có thai không nên dùng fluconazol và iltracunazol với liều cao kéo dài nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Lời khuyên của thầy thuốc

Thuốc chống nấm có thể dùng ngoài (tại chỗ) hoặc có thể dùng uống, tiêm (toàn thân). Trong một số bệnh hay tình trạng bệnh đặc biệt, đôi khi cần dùng kết hợp cả hai cách mới có hiệu quả. Phần lớn việc dùng toàn thân thường có ảnh hưởng đến thai hay bà mẹ mang thai, mức độ tùy theo thuốc. Cần biết những điều này vận dụng thích hợp vào từng trường hợp cụ thể nhằm phát huy hiệu lực của thuốc và tránh các bất lợi cho thai nhi.

27/04/2022 14:47

10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén

10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén

Bảo Châu

Nhiễm độc thai nghén (tiền sản giật) là tình trạng liên quan đến tăng huyết áp và protein cao trong nước tiểu.

7 mẹo đơn giản giúp mẹ bầu giữ sức khỏe trong mùa xuân

7 mẹo đơn giản giúp mẹ bầu giữ sức khỏe trong mùa xuân

Thiên Châu

Trong mùa xuân, mẹ bầu cần được chăm sóc nhiều hơn, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa khi thời tiết thay đổi liên tục và có xu hướng bất thường.

Cách đối phó với chứng ợ chua, ợ nóng khi mang thai

Cách đối phó với chứng ợ chua, ợ nóng khi mang thai

Vân Anh

Có rất nhiều phụ nữ khi mang thai bị ợ chua, ợ nóng mà chưa từng gặp vấn đề gì trước đây. Chứng trào ngược xuất hiện thường xuyên gây rất nhiều khó chịu, tuy nhiên cũng có nhiều cách đối phó và cải thiện tình trạng này.

Vì sao nho khô lại tốt cho sức khỏe mẹ bầu?

Vì sao nho khô lại tốt cho sức khỏe mẹ bầu?

Bảo Châu

Trong những ngày Tết, nho khô thường có trên bàn khách của mỗi nhà. Vậy mẹ bầu ăn nho khô như thế nào để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhất?

7 điều mẹ bầu cần lưu ý chăm sóc sức khỏe trong dịp Tết

7 điều mẹ bầu cần lưu ý chăm sóc sức khỏe trong dịp Tết

ThS. BS Lê Quang Dương

Để những ngày Tết an vui, dù công việc bận rộn đến đâu nhưng các mẹ bầu vẫn nên ưu tiên hàng đầu việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và thai nhi.

Bổ sung sắt đúng cách cho bà bầu

Bổ sung sắt đúng cách cho bà bầu

Bs Nguyễn Cảnh

Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu về sắt và acid folic tăng lên rất cao nên hầu hết phụ nữ bị thiếu máu do thiếu sắt.

Phụ nữ mang thai mắc trĩ có ảnh hưởng gì tới việc sinh con?

Phụ nữ mang thai mắc trĩ có ảnh hưởng gì tới việc sinh con?

Phương Thanh

Khi bị táo bón, phụ nữ mang thai thường có xu hướng rặn mỗi khi khó đi tiêu, càng rặn thường xuyên càng gây ra bệnh trĩ hoặc làm nặng thêm bệnh trĩ. Bà bầu bị trĩ sẽ gặp khó khăn khi sinh thường.

Nguyên nhân gây vô sinh ở cả nam và nữ giới ít ai ngờ đến

Nguyên nhân gây vô sinh ở cả nam và nữ giới ít ai ngờ đến

ThS. BS Lê Quang Dương

Vô sinh do nhiều nguyên nhân như do yếu tố sinh học, di truyền, lối sống, tuổi tác... Béo phì đã được xác định là một trong những nguyên nhân chính gây ra vô sinh ở cả nam và nữ giới.

Thuốc điều trị cảm lạnh khi mang thai

Thuốc điều trị cảm lạnh khi mang thai

DS. Hoàng Vân

Cảm lạnh khi mang thai nếu không được xử trí kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, đâu là cách chọn thuốc trị cảm lạnh an toàn cho phụ nữ mang thai?

10 thực phẩm giàu acid folic giúp phòng ngừa dị tật bẩm sinh

10 thực phẩm giàu acid folic giúp phòng ngừa dị tật bẩm sinh

Thu Phương

Acid folic là một trong những vitamin nhóm B có vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất các tế bào máu và sự phát triển của ống thần kinh thai nhi.