Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Răng sữa ở trẻ bị chấn thương xử trí thế nào?

Chấn thương răng sữa ở trẻ nhỏ là một tai nạn rất hay gặp, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ, nhưng đôi khi chưa được quan tâm. Việc xử trí đúng khi trẻ bị chấn thương răng là vô cùng quan trọng.

Vì sao trẻ nhỏ hay bị chấn thương răng sữa?

Trẻ nhỏ có thói quen thích chạy nhảy, nô đùa, nên rất hay bị ngã và va chạm trong quá trình trẻ tập bò, tập đi, tập chạy… đây chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra chấn thương răng sữa cho trẻ.

Một số nghiên cứu cho thấy trẻ em dưới 3 tuổi, nhất là ở trẻ hơn 1 tuổi lúc bắt đầu tập đi nên dễ bị té ngã, va đập… dẫn đến chấn thương răng.

- Tình trạng chấn thương răng sữa cũng hay xảy ra ở nhà hoặc ở nhà trẻ, trường học, khi trẻ đi, chạy nhảy, nô đùa cùng các bạn… có thể xảy ra va đập hoặc ngã, sẽ làm răng bị chấn thương.

- Tình trạng chấn thương xảy ra ở trẻ trai nhiều hơn trẻ gái, vì trẻ trai thường hay nghịch ngợm và hiếu động hơn.

- Răng sữa giữa hay bị chấn thương nhất và chấn thương hay gặp là ở xương hàm trên.

Theo nghiên cứu ở trẻ từ 0 đến 6 tuổi, tỷ lệ chấn thương vùng miệng chiếm 18%, đứng vị trí thứ 2 trong các chấn thương toàn cơ thể. Nghiên cứu phân tích tổng hợp gần đây cho thấy 22,7% răng sữa có trải qua chấn thương.

Chấn thương răng sữa ở trẻ nhỏ là một tai nạn rất hay gặp.

Tổn thương thường gặp khi chấn thương răng sữa ở trẻ

Ở trẻ nhỏ do xương ổ răng còn mềm, hệ thống dây chằng quanh răng lỏng lẻo hơn người lớn, do vậy khi chấn thương răng thì ít gãy hơn so với người lớn. Tuy nhiên, ở trẻ thì chấn thương răng thường gặp là răng dễ bị lung lay hoặc có thể xô lệch răng sang một bên.

Nếu trường hợp va đập mạnh hoặc ngã, có thể khiến răng lún vào bên trong xương ổ răng hoặc rời ra ngoài xương ổ răng.

Ở một số trường hợp ít hơn cũng có thể gặp khi trẻ bị chấn thương là gãy thân răng, gãy chân răng hoặc cả thân và chân răng.

Chấn thương răng sữa có thể dẫn đến sung huyết tủy răng hoặc chảy máu tủy răng, vôi hóa tủy.

Ngoài ra, chấn thương răng có thể khiến tủy răng bị hoại tử, tiêu chân răng, thậm chí các loại dị ứng trên mầm răng vĩnh viễn: Thân răng sẽ bị đổi màu vàng nâu, thiểu sản men răng, thân răng và chân răng bị tách đôi, thân răng bị gập, ngừng hình thành chân răng, rối loạn mọc răng

Cần xử trí đúng khi trẻ chấn thương răng

Khi bị ngã, va đập hoặc vì một lý do nào đó khiến trẻ bị chấn thương răng, việc đầu tiên cha mẹ cần bình tĩnh để trấn an trẻ. Bởi các loại chấn thương răng đều ít hoặc nhiều gây chảy máu tại chỗ, do đó cần xử trí các bước như sau:

- Cần phải cầm máu cho trẻ bằng một miếng gạc sạch, ép sát vào vùng răng bị chấn thương hoặc cho trẻ tự cắn miếng gạc.

- Sau đó cần vệ sinh vùng xung quanh chấn thương bằng nước sạch.

- Chú ý xem trong miệng trẻ có các dị vật, mảnh răng gãy hay không, nếu có thì cần lấy ra khỏi miệng, tránh để dị vật rơi vào đường thở và đường tiêu hóa của trẻ. Trường hợp trẻ bị sưng đau thì có thể dùng ít nước mát hoặc chườm mát bằng cách bọc viên đá vào chiếc khăn vải, chườm vào chỗ sưng đau của trẻ, sau đó đưa trẻ tới cơ sở y tế nha khoa để được các bác sĩ kiểm tra xử trí tiếp.

- Nếu trường hợp răng sữa rơi ra khỏi ổ răng, cha mẹ không nên cắm lại, vì sẽ ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn sau này, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế có chuyên khoa răng hàm mặt để được thăm khám (phụ huynh phải mang theo răng để chắc rằng chân răng không còn sót hay lún trong ổ răng).

- Trường hợp răng vĩnh viễn bị rơi ra khỏi xương ổ răng, cha mẹ cần rửa nhẹ nhàng với nước lạnh hoặc nước muối cho sạch các chất bẩn (không được chà rửa răng), cầm răng bằng gạc sạch tẩm nước muối sinh lý hoặc cho răng vào sữa tươi trong thời gian đến gặp bác sĩ để được cắm lại vào xương ổ răng. Lưu ý nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt, để tủy và mạch máu được tái lập dễ dàng.

Việc xử lý chấn thương răng sữa ở trẻ hoàn toàn khác so với chấn thương răng vĩnh viễn.

Chăm sóc trẻ tại nhà sau khi bị chấn thương răng

Sau khi được xử trí, cha mẹ cần chăm sóc trẻ tại nhà đúng cách để giúp trẻ nhanh lành tổn thương.

Cha mẹ cho trẻ ăn hoặc hướng dẫn trẻ ăn, để không làm nặng thêm các tổn thương.

Thức ăn cần được chế biến mềm, lỏng, tốt nhất là không cần nhai. Trong trường hợp sau khi bị chấn thương răng cửa, thì không sử dụng răng cửa để cắn trực tiếp vào thức ăn.

Cần cho trẻ ăn đồ mềm, cắt nhỏ cho đến khi răng đã trở lại bình thường.

Việc vệ sinh răng miệng của trẻ cần phải được thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ. Cha mẹ giúp trẻ vệ sinh răng miệng sau ăn sáng, ăn trưa và trước khi đi ngủ.

Khi thấy trẻ có các dấu hiệu bất thường như sưng, đau… cần cho trẻ đi khám ngay và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.

Tóm lại: Việc xử lý chấn thương răng sữa ở trẻ hoàn toàn khác so với chấn thương răng vĩnh viễn. Khi trẻ bị chấn thương răng sữa, việc hợp tác của trẻ đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến sự thuận lợi và kết quả của quá trình sơ cấp cứu. Do vậy, khi xảy ra chấn thương, cha mẹ cần bình tĩnh và phải ngay lập tức trấn an trẻ, sau đó mới thực hiện các bước trên, giúp trẻ không bị hoảng sợ.

24/04/2023 18:22

Hà Nội phát hiện thêm ổ dịch tay chân miệng mới, cách xử trí phòng lây lan và biến chứng

Hà Nội phát hiện thêm ổ dịch tay chân miệng mới, cách xử trí phòng lây lan và biến chứng

BS Nguyễn Văn Bàng

Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.

Viêm não mô cầu lây nhiễm như thế nào?

Viêm não mô cầu lây nhiễm như thế nào?

BS Nguyễn Văn Dũng

Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?

Nhiều trường hợp mắc rubella, dấu hiệu nào nhận biết bệnh sớm?

Nhiều trường hợp mắc rubella, dấu hiệu nào nhận biết bệnh sớm?

BS CK1 Nguyễn Văn Bắc

Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.

Dấu hiệu trẻ mắc viêm đường hô hấp cần nhập viện

Dấu hiệu trẻ mắc viêm đường hô hấp cần nhập viện

BS Nguyễn Văn Dũng

Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.

Cúm A: Nguyên nhân, triệu chứng, đường lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

Cúm A: Nguyên nhân, triệu chứng, đường lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

BS Đăng Thanh

Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể

Trẻ mắc cúm B, cách chăm sóc trẻ mắc cúm B tại nhà

Trẻ mắc cúm B, cách chăm sóc trẻ mắc cúm B tại nhà

BS Hương Giang

Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.

Phân biệt ho gà và ho thường

Phân biệt ho gà và ho thường

BS. Nguyễn Văn Tâm

Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh viêm họng

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh viêm họng

BS Nguyễn Văn Dũng

Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…

Cách chữa thủy đậu nhanh khỏi

Cách chữa thủy đậu nhanh khỏi

BS Trần Anh Tuấn

Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.

Phòng ngừa viêm đường hô hấp trên cho trẻ khi giao mùa

Phòng ngừa viêm đường hô hấp trên cho trẻ khi giao mùa

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy

Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.