Đăng nhập sổ của bạn
Phụ nữ mang thai có được dùng kem chống nắng?
Rất nhiều phụ nữ mang thai hoặc chuẩn bị mang thai quan tâm đến việc có sử dụng được kem chống nắng hay không? Nếu có thì nên dùng loại nào?
Phụ nữ mang thai nội tiết tố thay đổi rất lớn. Nhiều chị em gặp phải tình trạng nám da, tàn nhang nghiêm trọng. Làn da lúc này cũng trở nên nhạy cảm và dễ bị tổn thương hơn, dễ bị mụn trứng cá hơn. Việc sử dụng kem chống nắng sẽ giúp chị em hạn chế tiếp xúc trực tiếp với tia UV cũng như ngăn cản tác hại từ khói bụi
Vì thế, phụ nữ mang thai và thời kỳ cho con bú vẫn sử dụng được kem chống nắng. Tuy nhiên, cần chọn những sản phẩm lành tính, an toàn cho cả mẹ và bé.
Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, chị em cần hết sức chú ý đến thành phần của kem chống nắng. Đây là yếu tố quan trọng nhất, vì nếu không lưu ý đến thành phần, vô tình sử dụng loại kem chống nắng có chứa thành phần gây hại cho thai nhi thì sẽ bất lợi.
- Loại kem chống nắng nên dùng: Nên chọn kem chống nắng vật lý, có các thành phần được đánh giá là an toàn cho phụ nữ mang thai như: Titanium dioxide 7%, zinc oxide 5%, ceteareth-20, cetearyl alcohol…
Ngoài ra, các sản phẩm kem chống nắng từ thảo dược tự nhiên như quả bơ, nha đam, trà xanh... cũng giúp dưỡng da an toàn cho phụ nữ mang.
- Loại kem chống nắng không nên dùng: Các thành phần chống chỉ định có trong kem chống nắng đối với phụ nữ mang thai bao gồm:
+ Retinol: Là dẫn xuất của vitamin A, có thể tăng nguy cơ gây ra các vấn đề về phát triển, dị tật của thai nhi.
+ Oxybenzone: Hoạt chất này có trong kem chống nắng có thể gây ra các vấn đề về hệ thần kinh và hệ tiêu hóa cho mẹ và thai nhi. Hơn nữa, chất này cũng có khả năng gây kích ứng da và dị ứng cao hơn.
Một số bằng chứng cho thấy mối liên quan giữa oxybenzone và bệnh giãn đại tràng bẩm sinh. Có ý kiến cho rằng oxybenzone còn gây tác dụng phụ lên nội tiết, có nguy cơ ung thư da mặc dù giả thuyết này chưa được chứng minh, nhưng chúng ta vẫn nên tránh sử dụng.
+ Paraben: Đây là một chất bảo quản được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm chăm sóc da. Tuy nhiên, chất này có thể ảnh hưởng đến nội tiết của phụ nữ mang thai và thai nhi. Do đó phụ nữ mang thai tuyệt đối không dùng loại kem chống nắng có chất này.
Ngoài ra, các chất như: Methyl anthranilate, homosalate, avobenzone, acid salicylic, benzoyl peroxide, hydroquinone có trong kem chống nắng đều có nguy cơ gây ung thư da và phát triển của tế bào ác tính. Do đó, không chỉ phụ nữ mang thai mà ngay cả người bình thường cũng không nên sử dụng kem chống nắng có chứa một trong các thành phần này.
Đối với phụ nữ mang thai lại càng phải cẩn trọng hơn, trước khi thoa kem chống nắng, nên kiểm tra kỹ các thành phần.
Ngoài ra, cũng cần chú ý chọn các sản phẩm kem chống nắng phổ rộng. Bởi các loại kem chống nắng này giúp bảo vệ khỏi cả tia UVA và UVB... Nên chọn loại có chỉ số chống nắng từ 30 +.
Lưu ý: Không chỉ phụ nữ mang thai, mà bất kỳ ai khi mua kem chống nắng đều cần phải lựa chọn sản phẩm thương hiệu, rõ nguồn gốc, nơi bán uy tín. Hiện tại thị trường có rất nhiều loại kem chống nắng hàng nhái, hàng giả các thương hiệu. Để biết được đó có phải là kem chống nắng nhái hay không, bạn có thể tra cứu thông tin của sản phẩm qua mã vạch của sản phẩm.
3. Cách sử dụng kem chống nắng cho phụ nữ mang thai
- Để sử dụng kem chống nắng an toàn và hiệu quả giai đoạn mang thai, nên chọn dạng kem bôi. Khi bắt đầu sử dụng, nên bôi một lượng nhỏ lên cổ tay để thử phản ứng. Nếu không có dị ứng mới sử dụng bôi lên mặt.
- Không bôi kem chống nắng quá dày, quá nhiều. Chỉ cần bôi một lớp mỏng vừa đủ để tránh gây bí da, tránh tạo điều kiện cho mụn trứng cá phát triển.
- Nên bôi kem chống nắng 30 phút trước khi đi ra ngoài trời. Nên bôi ngày 2-3 lần để đảm bảo hiệu quả chống nắng tốt nhất.
07/09/2023 14:37
Khi mang thai hoặc mới sinh con không phải là thời điểm tốt nhất để nuôi thú cưng như chó, mèo vì một số vật nuôi tiềm ẩn những rủi ro về an toàn và sức khỏe.
Dị tật bẩm sinh ảnh hưởng đến ngoại hình, chức năng cơ quan và sự phát triển về thể chất và tinh thần cho trẻ.
Phụ nữ mang thai nên hết sức thận trọng và thực hiện các biện pháp phòng ngừa sốt xuất huyết để luôn được bảo vệ, giữ an toàn cho thai nhi.
Sắt có vai trò quan trọng đối với mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, thiếu sắt hay thừa sắt đều gây những tác động tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi…
Nếu vết rách âm đạo đứt sâu, chảy máu nhiều không xử trí kịp thời có nguy cơ khiến sản phụ bị mất máu cấp có thể đe dọa đến tính mạng.
Quá trình mang thai có thể đi kèm với các tình trạng bệnh lý như tiền sản giật, sản giật, bệnh võng mạc thai nghén, mù vỏ não, hắc võng mạc, bệnh lý tắc mạch…
Thiếu ngủ khi mang thai có liên quan đến một số biến chứng như tiền sản giật, tình trạng này có thể dẫn đến sinh non.
Khi người vợ khó mang thai,cặp đôi nên áp dụng các lựa chọn lối sống và dinh dưỡng lành mạnh giúp cải thiện khả năng sinh sản.
Bản thân vợ chồng chị H. đều mang gene lặn bệnh lý di truyền mà không biết nên con đầu sinh ra phải gắn với bệnh viện
Để thụ thai thành công thường xác định thời điểm quan hệ tình dục để tinh trùng có thể gặp được trứng.