Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Mang thai và sinh con sau điều trị ung thư cần lưu ý gì?

Mang thai và sinh con sau điều trị ung thư luôn là nỗi niềm trăn trở bệnh nhân ung thư và gia đình.

Vậy sau khi kết thúc quá trình điều trị, muốn làm mẹ, sinh em bé, các bệnh nhân cần chú ý những gì? Chế độ ăn uống, kiêng khem, tập luyện, lối sống phải làm sao để nâng cao sức khỏe và chất lượng sống?

Mang thai và sinh con sau điều trị ung thư luôn là nỗi niềm trăn trở bệnh nhân ung thư và gia đình.

Sau điều trị ung thư, thời gian nào thích hợp để mang thai?

Để giúp cho quá trình mang thai an toàn nên có thai một đến ba năm sau điều trị ung thư. Thời gian đó phụ thuộc vào một số yếu tố như:

  • Loại ung thư, giai đoạn bệnh.
  • Phương pháp điều trị ung thư trước đó.
  • Tuổi tác và thể trạng người bệnh.
  • Hoàn cảnh gia đình.
  • Tình trạng kinh nguyệt sau điều trị.

Ngoài ra người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ về khoảng thời gian thích hợp để mang thai sau điều trị. Các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ không nên mang thai trong 6 tháng đầu sau khi kết thúc hóa trị. Sau quá trình điều trị, trứng và các tế bào ung thư bị hỏng vẫn có thể tồn tại trong cơ thể, phải mất ít nhất 6 tháng để các yếu tố này ra khỏi cơ thể.

Các phương pháp điều trị ung thư có thể ảnh hưởng đến quá trình mang thai và sinh con

Khi mắc ung thư, người bệnh trải qua nhiều phương pháp khác nhau như phẫu thuật, hóa xạ trị và các loại thuốc điều trị. Mỗi phương pháp sẽ có những ảnh hưởng và các tác dụng phụ sau mỗi lần điều trị:

  • Hóa trị dễ gây bị mất kinh trong thời gian dài và mãn kinh sớm. Vì thế khả năng sinh sản của người mẹ sẽ bị giảm đi rất nhiều. Phương pháp này có thể làm hỏng các tế bào tim và làm suy yếu tim, khiến cho quá trình mang thai và chuyển dạ gặp nhiều khó khăn hơn.
  • Xạ trị vùng chậu có thể ảnh hưởng đến các tế bào hỗ trợ và cung cấp máu của tử cung, có khả năng làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, nhẹ cân, nhẹ cân…

Nguy cơ mẹ tái phát bệnh, con bị ung thư

Nhiều người nếu mang thai và sinh con sẽ có nguy cơ làm bệnh tái phát và cho rằng liệu con có thể bị ung thư? Những trường hợp trẻ sinh ra từ người bệnh sau điều trị ung thư mắc ung thư không cao nhưng một số bệnh ung thư có liên quan tới yếu tố di truyền. Vì thế hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc có con sau khi điều trị ung thư để hiểu rõ hơn về nguy cơ ung thư và di truyền.

Khi mắc ung thư, người bệnh trải qua nhiều phương pháp khác nhau như phẫu thuật, hóa xạ trị và các loại thuốc điều trị.

Mặt khác, việc mang thai sau kết thúc điều trị ung thư dường như không làm bệnh ung thư tái lại. Muốn mang thai sau khi điều trị ung thư nên dừng sử dụng một số loại thuốc và tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị.

Bên cạnh đó, một tinh thần lạc quan, lối sống tích cực, chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh cần phải được duy trì hằng ngày. Biện pháp quan hệ tình dục an toàn để tránh việc có thai ngoài ý muốn trong quá trình điều trị ung thư cũng là việc làm cần thiết.

Một số phương pháp điều trị ung thư gây khó khăn hoặc không thể giúp cho người bệnh có con được. Vì vậy, những cặp vợ chồng muốn có con cần tham khảo sự tư vấn của các bác sĩ trước khi bắt đầu điều trị ung thư. Bác sĩ có thể giúp bệnh nhân đưa ra các lựa chọn để bảo tồn khả năng sinh sản.

 

29/11/2023 11:09

10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén

10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén

Bảo Châu

Nhiễm độc thai nghén (tiền sản giật) là tình trạng liên quan đến tăng huyết áp và protein cao trong nước tiểu.

7 mẹo đơn giản giúp mẹ bầu giữ sức khỏe trong mùa xuân

7 mẹo đơn giản giúp mẹ bầu giữ sức khỏe trong mùa xuân

Thiên Châu

Trong mùa xuân, mẹ bầu cần được chăm sóc nhiều hơn, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa khi thời tiết thay đổi liên tục và có xu hướng bất thường.

Cách đối phó với chứng ợ chua, ợ nóng khi mang thai

Cách đối phó với chứng ợ chua, ợ nóng khi mang thai

Vân Anh

Có rất nhiều phụ nữ khi mang thai bị ợ chua, ợ nóng mà chưa từng gặp vấn đề gì trước đây. Chứng trào ngược xuất hiện thường xuyên gây rất nhiều khó chịu, tuy nhiên cũng có nhiều cách đối phó và cải thiện tình trạng này.

Vì sao nho khô lại tốt cho sức khỏe mẹ bầu?

Vì sao nho khô lại tốt cho sức khỏe mẹ bầu?

Bảo Châu

Trong những ngày Tết, nho khô thường có trên bàn khách của mỗi nhà. Vậy mẹ bầu ăn nho khô như thế nào để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhất?

7 điều mẹ bầu cần lưu ý chăm sóc sức khỏe trong dịp Tết

7 điều mẹ bầu cần lưu ý chăm sóc sức khỏe trong dịp Tết

ThS. BS Lê Quang Dương

Để những ngày Tết an vui, dù công việc bận rộn đến đâu nhưng các mẹ bầu vẫn nên ưu tiên hàng đầu việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và thai nhi.

Bổ sung sắt đúng cách cho bà bầu

Bổ sung sắt đúng cách cho bà bầu

Bs Nguyễn Cảnh

Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu về sắt và acid folic tăng lên rất cao nên hầu hết phụ nữ bị thiếu máu do thiếu sắt.

Phụ nữ mang thai mắc trĩ có ảnh hưởng gì tới việc sinh con?

Phụ nữ mang thai mắc trĩ có ảnh hưởng gì tới việc sinh con?

Phương Thanh

Khi bị táo bón, phụ nữ mang thai thường có xu hướng rặn mỗi khi khó đi tiêu, càng rặn thường xuyên càng gây ra bệnh trĩ hoặc làm nặng thêm bệnh trĩ. Bà bầu bị trĩ sẽ gặp khó khăn khi sinh thường.

Nguyên nhân gây vô sinh ở cả nam và nữ giới ít ai ngờ đến

Nguyên nhân gây vô sinh ở cả nam và nữ giới ít ai ngờ đến

ThS. BS Lê Quang Dương

Vô sinh do nhiều nguyên nhân như do yếu tố sinh học, di truyền, lối sống, tuổi tác... Béo phì đã được xác định là một trong những nguyên nhân chính gây ra vô sinh ở cả nam và nữ giới.

Thuốc điều trị cảm lạnh khi mang thai

Thuốc điều trị cảm lạnh khi mang thai

DS. Hoàng Vân

Cảm lạnh khi mang thai nếu không được xử trí kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, đâu là cách chọn thuốc trị cảm lạnh an toàn cho phụ nữ mang thai?

10 thực phẩm giàu acid folic giúp phòng ngừa dị tật bẩm sinh

10 thực phẩm giàu acid folic giúp phòng ngừa dị tật bẩm sinh

Thu Phương

Acid folic là một trong những vitamin nhóm B có vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất các tế bào máu và sự phát triển của ống thần kinh thai nhi.