Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Kiệt sức do nhiệt, phòng ngừa thế nào?

Nắng nóng, nhiệt độ cao rất dễ gây sốc nhiệt và kiệt sức (kiệt sức do nhiệt). Nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến say nắng, một tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.

Mặc dù kiệt sức do nhiệt không nghiêm trọng như say nắng, nhưng không thể xem nhẹ. Nếu không có sự can thiệp thích hợp, tình trạng kiệt sức do nóng có thể tiến triển thành say nắng, có thể gây tổn thương não và các cơ quan quan trọng khác, thậm chí gây tử vong.

1. Triệu chứng kiệt sức do nhiệt

Các dấu hiệu và triệu chứng kiệt sức do nóng phổ biến nhất bao gồm:

  • Lú lẫn
  • Nước tiểu sẫm màu (dấu hiệu mất nước)
  • Chóng mặt
  • Ngất xỉu
  • Mệt mỏi
  • Đau đầu
  • Chuột rút cơ hoặc bụng
  • Buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy
  • Da nhợt nhạt
  • Ra nhiều mồ hôi
  • Tim đập loạn nhịp...
Kiệt sức do nhiệt cần được xử lý kịp thời…

2. Các yếu tố nguy cơ làm tăng rủi ro kiệt sức do nhiệt

Bất cứ ai cũng có thể bị kiệt sức do nhiệt, nhưng một số yếu tố làm tăng độ nhạy cảm của bạn với nhiệt, bao gồm:

- Trẻ em và người cao tuổi: Trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 4 tuổi và người lớn trên 65 tuổi có nguy cơ bị kiệt sức do nhiệt cao hơn. Đối với trẻ em là do khả năng điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể chưa được phát triển đầy đủ. Đối với người lớn tuổi, bệnh tật, thuốc men hoặc các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát nhiệt độ của cơ thể.

- Một số loại thuốc: Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến khả năng giữ nước và phản ứng thích hợp với nhiệt của cơ thể. Chúng bao gồm một số loại thuốc dùng để điều trị huyết áp cao và các vấn đề về tim (thuốc chẹn beta, thuốc lợi tiểu), giảm các triệu chứng dị ứng (thuốc kháng histamine), giúp bình tĩnh (thuốc an thần) hoặc giảm các triệu chứng tâm thần như ảo giác (thuốc chống loạn thần). Một số loại thuốc bất hợp pháp, chẳng hạn như cocaine và amphetamine, có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể.

- Béo phì: Mang theo trọng lượng dư thừa có thể ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể và khiến cơ thể giữ nhiệt nhiều hơn.

-Thay đổi nhiệt độ đột ngột: Cơ thể cần thời gian để làm quen với nhiệt độ cao hơn. Việc thay đổi nhiệt độ đột ngột dễ gây kiệt sức.

- Chỉ số nhiệt cao: Chỉ số nhiệt xem xét cả nhiệt độ ngoài trời và độ ẩm. Khi độ ẩm cao, mồ hôi không thể bay hơi dễ dàng và cơ thể sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tự làm mát. Điều này khiến bạn dễ bị kiệt sức do nóng và say nắng.

3. Điều trị kiệt sức do nhiệt

Bổ sung đủ nước cho cơ thể phòng ngừa kiệt sức do nhiệt.

Nếu bạn hoặc bất kỳ ai khác có triệu chứng kiệt sức do nhiệt, điều cần thiết là cần ra khỏi cái nóng và nghỉ ngơi, tốt nhất là trong phòng có điều hòa nhiệt độ hoặc hãy cố gắng tìm một nơi râm mát và mát mẻ gần nhất.

Ngoài ra cần:

  • Uống nhiều nước, đặc biệt là nước uống thể thao để thay thế lượng muối đã mất (tránh caffein và rượu).
  • Nới lỏng, loại bỏ bất kỳ quần áo chật hoặc không cần thiết.
  • Tắm nước mát, tắm bồn hoặc tắm bọt biển.
  • Áp dụng các biện pháp làm mát khác như quạt hoặc khăn đá…

Nếu các biện pháp này không hiệu quả trong vòng 15 phút, hãy tìm trợ giúp y tế khẩn cấp, vì tình trạng kiệt sức do nóng không được điều trị có thể tiến triển thành say nắng.

Sau khi hồi phục, cơ thể sẽ nhạy cảm hơn với nhiệt độ cao trong tuần tiếp theo. Vì vậy, tốt nhất là tránh thời tiết nóng và tập thể dục nặng cho đến khi bác sĩ cho bạn biết rằng có thể tiếp tục các hoạt động bình thường một cách an toàn.

4. Phòng ngừa kiệt sức do nhiệt

Khi chỉ số nhiệt cao, tốt nhất bạn nên ở trong phòng mát, điều hòa. Nếu phải ra ngoài trời, bạn có thể ngăn ngừa kiệt sức do nóng bằng cách thực hiện các bước sau:

  • Mặc quần áo nhẹ, sáng màu, rộng rãi và đội mũ rộng vành.
  • Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên.
  • Uống thêm chất lỏng để ngăn ngừa tình trạng mất nước. Hãy uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây hoặc nước ép rau củ mỗi ngày. Do các bệnh liên quan đến nhiệt cũng có thể là kết quả của sự cạn kiệt muối, nên uống nước hoặc đồ uống thể thao có chất điện giải… có thể giúp điều trị chuột rút do nhiệt.
  • Tránh tập thể dục quá sức.
  • Tránh chất lỏng có chứa caffein hoặc đồ uống có cồn, vì cả hai chất này có thể khiến bạn mất nhiều chất lỏng hơn và làm tình trạng kiệt sức do nóng trở nên trầm trọng hơn.
  • Nếu bạn bị động kinh hoặc bệnh tim, thận hoặc gan nặng, đang ăn kiêng hạn chế chất lỏng hoặc có vấn đề về giữ nước, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tăng lượng chất lỏng nạp vào.
Bên cạnh thời tiết nóng và hoạt động gắng sức, các nguyên nhân khác gây kiệt sức do nóng bao gồm:- Mất nước: Làm giảm khả năng đổ mồ hôi và giữ nhiệt độ bình thường của cơ thể.- Sử dụng rượu: Có thể ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể.- Mặc quá nhiều quần áo: Đặc biệt là quần áo không thấm mồ hôi…

12/05/2023 12:47

‏Vì sao dùng son nhiều khiến môi thâm và cách khắc phục

‏Vì sao dùng son nhiều khiến môi thâm và cách khắc phục

An Minh

Dùng son quá nhiều khiến môi thâm sạm là vấn đề mà rất nhiều chị em gặp phải. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Cách khắc phục ra sao?

Ăn uống không đúng cách có thể gây khó tiêu

Ăn uống không đúng cách có thể gây khó tiêu

Hà Linh

Đầy bụng, khó tiêu là tình trạng rất thường gặp. Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này, trong đó một số loại thực phẩm hoặc ăn uống không đúng cách có thể là 'thủ phạm'.

Viên chống nắng có thực sự thần thánh như bạn nghĩ?

Viên chống nắng có thực sự thần thánh như bạn nghĩ?

Khánh Mai

Hiện viên chống nắng được quảng cáo rất nhiều ở các trang mạng, với công dụng bảo vệ da hoàn hảo từ bên trong. Sự thực thế nào?

6 món ăn bài thuốc từ quả đào

6 món ăn bài thuốc từ quả đào

Hải Long

Quả đào không chỉ là một thứ quả ngon mà còn cho ta những vị thuốc quý trị bệnh rất hiệu nghiệm.

5 tư thế yoga làm dịu cơn đau thắt lưng

5 tư thế yoga làm dịu cơn đau thắt lưng

Trịnh Xuân Nguyên

Đau thắt lưng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra khuyết tật trên toàn thế giới. Mặc dù hầu hết các trường hợp là cấp tính hoặc ngắn hạn, nhưng cơn đau có thể làm gián đoạn cuộc sống hàng ngày của người mắc.

9 loại thực phẩm giúp bạn đẹp hơn từ bên trong

9 loại thực phẩm giúp bạn đẹp hơn từ bên trong

BS.Nguyễn Xuân Tuấn

Thực phẩm chúng ta ăn vào không chỉ tăng cường dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe, mà còn giúp chúng ta đẹp hơn. Dưới đây là một số thực phẩm không chỉ giúp chị em đẹp hơn mà còn bổ sung nội tiết tố

Cách phòng ngộ độc thực phẩm từ những bữa ăn ngoài trời

Cách phòng ngộ độc thực phẩm từ những bữa ăn ngoài trời

Thiên Châu

Các chuyến dã ngoại với nhiều hoạt động tập thể như cắm trại, ăn đồ nướng ngoài trời cần chú ý ngừa nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

7 món ăn bài thuốc có râu ngô

7 món ăn bài thuốc có râu ngô

Mai Phương

Râu ngô là một vị thuốc lợi tiểu, lợi mật thường dùng trong các bệnh viêm túi mật, viêm gan, bệnh về tim, đau thận, tê thấp, sỏi thận…

6 cách dùng sắn dây giúp thanh mát cơ thể trong mùa hè

6 cách dùng sắn dây giúp thanh mát cơ thể trong mùa hè

BS. Vũ Duy Thành

Sắn dây nổi tiếng là dược liệu thanh nhiệt, giải độc trong mùa hè với nhiều cách chế biến khác nhau.

Đổ xô đi làm đẹp, cảnh báo tai biến khi thẩm mỹ không an toàn

Đổ xô đi làm đẹp, cảnh báo tai biến khi thẩm mỹ không an toàn

D.Hải

PGS.TS Lê Hữu Doanh - Giám đốc BV Da liễu Trung ương cho biết, mỗi tháng bệnh viện tiếp nhận và xử lý từ 50-100 ca tai biến sau làm đẹp không an toàn. Chuyên gia cảnh báo hiện tượng thẩm mỹ tràn lan và không an toàn khiến người dân dễ gặp họa.