Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Điều trị thủy đậu và các biện pháp khắc phục tại nhà

Thủy đậu là một bệnh nhiễm trùng do virus gây phát ban với các mụn nước chứa chất lỏng bên trong, gây ngứa phát triển trên bề mặt da.

Phương pháp điều trị đối với bệnh thủy đậu ở trẻ em chỉ đơn giản là theo dõi, đồng thời thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà thích hợp để giảm ngứa và các triệu chứng khác, phòng ngừa biến chứng.

Thuốc kháng virus thường được dùng cho người lớn và thanh thiếu niên mắc bệnh thủy đậu vì những nhóm này có xu hướng có các triệu chứng nghiêm trọng hơn và có nguy cơ biến chứng cao hơn.

1. Các biện pháp khắc phục bệnh thủy đậu tại nhà

Có nhiều cách để giảm bớt sự khó chịu liên quan đến bệnh thủy đậu và đảm bảo quá trình chữa bệnh diễn ra hiệu quả nhất có thể. Đầu tiên và quan trọng nhất là tránh gãi. Không gãi các mụn nước hoặc vảy thủy đậu. Gãi có thể gây ra sẹo và làm chậm quá trình lành vết thương, đồng thời làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng da thứ cấp. Đeo găng tay cho trẻ (vào ban đêm) và cắt móng tay cho trẻ để tránh làm tổn thương da.

Một số phương pháp điều trị tại nhà có thể làm giảm ngứa, đau và khó chịu do thủy đậu, bao gồm:

- Chườm mát: Đắp một miếng vải ngâm trong nước lạnh sạch lên những vùng đặc biệt đau hoặc ngứa và để yên trong vài phút đến một giờ, có thể làm dịu sự khó chịu và giảm khả năng gãi.

- Tắm mát: Tắm trong nước mát có bổ sung thêm các thành phần - chẳng hạn như yến mạch cán hoặc nghiền, hoặc sản phẩm tắm bột yến mạch thương mại - có thể giúp giảm ngứa do thủy đậu gây ra.

Cả chườm và tắm mát đều có hiệu quả trong việc giảm ngứa khi thực hiện cách 3-4 giờ một lần, trong vài ngày đầu tiên khi có triệu chứng thủy đậu.

Bệnh thủy đậu có thể khắc phục tại nhà...

- Bôi kem dưỡng da calamine: Thoa kem dưỡng da calamine lên mụn nước thủy đậu có thể làm giảm ngứa (tránh để dây vào mắt).

- Ăn thức ăn lạnh, mềm, nhạt: Vết loét thủy đậu trong miệng có thể đặc biệt khó chịu và khiến việc ăn uống trở nên khó khăn. Có thể giảm thiểu sự khó chịu bằng những thức ăn không quá nóng, dễ nhai, dễ nuốt và không gây kích ứng miệng. Tránh các thực phẩm cay, mặn và axit…

- Dùng thuốc chống ngứa (thuốc kháng histamine): Những loại thuốc này, bao gồm diphenhydramine (benadryl), có thể hữu ích khi các biện pháp điều trị ngứa khác không đủ. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ dùng thuốc kháng histamin và đảm bảo không vượt quá liều khuyến cáo.

- Thuốc giảm đau: Acetaminophen (Tylenol) có thể được sử dụng để điều trị sốt nhẹ và giảm đau. Đây là loại thuốc giảm đau duy nhất thường được khuyên dùng cho bệnh thủy đậu.

Không dùng aspirin cho trẻ em khi bị thủy đậu, vì có thể dẫn đến một tình trạng nghiêm trọng gọi là hội chứng Reye, ảnh hưởng đến não và gan, có thể gây tử vong ở trẻ em.

Không nên dùng bất kỳ loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) nào khác khi bị thủy đậu mà không trao đổi với bác sĩ như ibuprofen, naproxen, celecobxib…

2. Các bước để tránh lây nhiễm cho người khác và nhiễm trùng thứ cấp

Ngoài bất kỳ bước nào được thực hiện để giảm bớt sự khó chịu, cần thực hiện một số biện pháp cơ bản nhất định để giúp tránh lây nhiễm cho người khác:

- Ở nhà: Do bệnh thủy đậu rất dễ lây lan nên cả người lớn và trẻ em mắc bệnh nên nghỉ làm hoặc nghỉ học ở nhà cho đến khi tất cả các mụn nước vỡ ra và đóng vảy.

- Tắm thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch: Giữ cho làn da sạch sẽ làm giảm nguy cơ bị nhiễm trùng thứ cấp. Nhớ vỗ nhẹ, không chà xát và lau khô da sau khi tắm để tránh bị kích ứng.

- Rửa tay thường xuyên: Giữ tay sạch sẽ giúp giảm nguy cơ bị nhiễm trùng thứ cấp do chạm hoặc gãi vào da.

- Nghỉ ngơi đầy đủ: Nếu người bệnh bị sốt hoặc cảm thấy mệt mỏi, hãy nghỉ ngơi. Điều này có thể làm giảm căng thẳng trên cơ thể và giúp chữa bệnh nhanh hơn.

3. Thuốc kháng virus (thuốc kê đơn)

Nhóm thuốc chính có thể được kê toa cho bệnh thủy đậu là thuốc kháng virus. Những loại thuốc này can thiệp vào hoạt động và sự phát triển của virus trong cơ thể. Thuốc kháng virus có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian của các triệu chứng thủy đậu cũng như giảm nguy cơ biến chứng. Bạn hoặc con bạn sẽ chỉ được kê đơn thuốc kháng virus nếu có nguy cơ cao mắc các biến chứng thủy đậu.

Những người có nguy cơ cao hơn mắc biến chứng thủy đâu như:

  • Trên 12 tuổi hoặc trẻ sơ sinh
  • Phụ nữ đang mang thai
  • Bạn bị rối loạn về da, chẳng hạn như bệnh chàm…
  • Người bệnh phổi mạn tính
  • Người có hệ thống miễn dịch suy yếu (do tình trạng sức khỏe hoặc điều trị y tế)…

Thuốc kháng virus có hiệu quả nhất khi dùng trong vòng 24 giờ kể từ khi xuất hiện các triệu chứng thủy đậu. Vì vậy hãy liên hệ với bác sĩ ngay nếu bạn gặp phải bất kỳ tình trạng nào trong số này.

Các loại thuốc kháng virus sau đây có thể được kê toa cho bệnh thủy đậu:

- Acyclovier (Zovirax): Đây là loại thuốc kháng virus chính được kê toa cho bệnh thủy đậu, thường được dùng bằng đường uống, nhưng có thể được tiêm tĩnh mạch (bằng IV) ở những người bị biến chứng nặng.

Mặc dù acyclovir có thể gây ra một số rủi ro cho phụ nữ mang thai nhưng nhiều chuyên gia tin rằng nguy cơ mắc bệnh thủy đậu khi mang thai thậm chí còn lớn hơn - đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Acyclovir không được khuyến cáo cho trẻ bị thủy đậu không biến chứng hoặc có nguy cơ phát triển biến chứng thấp.

- Valacyclovir (Valtrex) và famciclovir (famvir): Hai thuốc này có thể được kê đơn thay thế cho acyclovir, nếu bác sĩ cho là phù hợp.

Các thuốc kháng virus chỉ dùng theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh không được tự ý sử dụng.

 

 

28/02/2024 15:09

Hà Nội phát hiện thêm ổ dịch tay chân miệng mới, cách xử trí phòng lây lan và biến chứng

Hà Nội phát hiện thêm ổ dịch tay chân miệng mới, cách xử trí phòng lây lan và biến chứng

BS Nguyễn Văn Bàng

Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.

Viêm não mô cầu lây nhiễm như thế nào?

Viêm não mô cầu lây nhiễm như thế nào?

BS Nguyễn Văn Dũng

Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?

Nhiều trường hợp mắc rubella, dấu hiệu nào nhận biết bệnh sớm?

Nhiều trường hợp mắc rubella, dấu hiệu nào nhận biết bệnh sớm?

BS CK1 Nguyễn Văn Bắc

Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.

Dấu hiệu trẻ mắc viêm đường hô hấp cần nhập viện

Dấu hiệu trẻ mắc viêm đường hô hấp cần nhập viện

BS Nguyễn Văn Dũng

Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.

Cúm A: Nguyên nhân, triệu chứng, đường lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

Cúm A: Nguyên nhân, triệu chứng, đường lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

BS Đăng Thanh

Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể

Trẻ mắc cúm B, cách chăm sóc trẻ mắc cúm B tại nhà

Trẻ mắc cúm B, cách chăm sóc trẻ mắc cúm B tại nhà

BS Hương Giang

Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.

Phân biệt ho gà và ho thường

Phân biệt ho gà và ho thường

BS. Nguyễn Văn Tâm

Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh viêm họng

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh viêm họng

BS Nguyễn Văn Dũng

Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…

Cách chữa thủy đậu nhanh khỏi

Cách chữa thủy đậu nhanh khỏi

BS Trần Anh Tuấn

Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.

Phòng ngừa viêm đường hô hấp trên cho trẻ khi giao mùa

Phòng ngừa viêm đường hô hấp trên cho trẻ khi giao mùa

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy

Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.