Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu vitamin D

Vitamin D có vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể của trẻ. Nếu trẻ bị thiếu vitamin D sẽ gây giảm hấp thụ canxi. Hậu quả sẽ làm giảm canxi trong máu khiến trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng.

Những trẻ có nguy cơ bị thiếu vitamin

Vitamin D có vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể của trẻ, đặc biệt là trong giai đoạn phát triển. Bởi nó là chất để hấp thụ canxi và photpho. Nó tác động đến ống thận để tái hấp thụ canxi vào trong xương.

Trẻ bị thiếu vitamin D sẽ gây giảm hấp thụ canxi. Hậu quả là làm giảm canxi trong máu, khiến trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng. Vì vậy, để đề phòng bệnh còi xương cho trẻ, cha mẹ nên cho trẻ tắm nắng hàng ngày.

Các nghiên cứu cho thấy trẻ bị thiếu vitamin D nghiêm trọng là nguyên nhân gây ra các bệnh còi xương (một chứng loãng xương ở trẻ em), chậm phát triển vận động, yếu cơ, đau nhức và là yếu tố nguy cơ gây gãy xương.

Những trẻ thuộc nhóm đối tượng dưới đây sẽ có nguy cơ cao bị thiếu vitamin D

- Ở trong nhà gần như cả ngày, không hoạt động bên ngoài và không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hoặc sinh sống ở xứ lạnh, ít ánh nắng.

- Luôn được che chắn quá kỹ (mặc áo trùm kín người, đội mũ rộng vành, mang tất…) mỗi khi ra ngoài.

- Da sẫm màu.

- Đang mắc một chứng bệnh ảnh hưởng đến chuyển hóa vitamin D thành dạng hoạt động trong cơ thể (ví dụ như bệnh gan, bệnh thận, bệnh celiac) hoặc đang uống một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến tổng hợp vitamin D.

- Bú mẹ suốt một thời gian dài và bản thân cơ thể người mẹ có lượng vitamin D thấp.

- Béo phì.

- Khẩu phần ăn thiếu vitamin D hoặc thiếu chất béo.

Cần cho trẻ tắm nắng mỗi ngày để ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt vitamin D. Ảnh minh hoạ.

Dấu hiệu trẻ thiếu vitamin D

Trẻ thiếu vitamin D có thể nhận biết qua các dấu hiệu sau:

- Trẻ quấy khóc về đêm, đổ mồ hôi trộm

Khi cơ thể thiếu vitamin D, sự hấp thu và chuyển hóa canxi sẽ bị ảnh hưởng. Một số triệu chứng hạ canxi thường gặp ở trẻ là quấy khóc về đêm, đổ mồ hôi trộm, chậm mọc răng, thóp đóng chậm, rụng tóc vành khăn…

Vitamin D giúp duy trì sức khỏe của xương. Vì thế, khi thiếu hụt vitamin D, trẻ sẽ cảm thấy đau nhức khắp người, thường xuyên khó chịu, quấy khóc.

- Biểu hiện trẻ bị chân vòng kiềng

Tùy theo độ tuổi mà trẻ có các biểu hiện khác nhau: Lồng ngực ức gà hoặc ức lõm, gù vẹo cột sống, chân vòng kiềng… Ngoài ra, trẻ biếng ăn chậm phát triển chiều cao và vận động so với trẻ cùng lứa tuổi.

- Trẻ dễ mắc bệnh, suy giảm hệ miễn dịch

Một trong những vai trò quan trọng của vitamin D là giữ cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh để chống lại virus và vi khuẩn gây bệnh. Khi thiếu vitamin D trẻ dễ bị cảm lạnh hoặc cúm.

Theo một nghiên cứu cho thấy trẻ em ở độ tuổi đến trường được bổ sung 1.200 đơn vị vitamin D mỗi ngày trong mùa đông giúp giảm 40% nguy cơ bị nhiễm cúm A. Các nhà khoa học đã thấy rằng vitamin D giúp cho việc hấp thu những khoáng chất canxi và photpho từ thực phẩm vào cơ thể dễ dàng hơn. Đây là yếu tố rất cần thiết để duy trì sức khỏe của xương.

Vitamin D cũng rất cần thiết cho sức khỏe của răng và còn được coi là một bộ điều biến miễn dịch tiềm ẩn, vì nó giúp ngăn ngừa các bệnh tự miễn như bệnh đa xơ cứng, viêm ruột. Các gen có liên quan đến bệnh tự miễn bị kiểm soát bởi vitamin D. Nếu thiếu vitamin D sẽ có nguy cơ mắc một loạt các bệnh mạn tính như đa xơ cứng, lao và nhiễm trùng theo mùa…

Bổ sung nguồn thực phẩm giàu vitamin D vào thực đơn hàng ngày của trẻ, để ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt vitamin D.

Phòng ngừa tình trạng trẻ bị thiếu vitamin D

Vitamin D được tổng hợp từ tiền chất có sẵn trong da khi có sự tiếp xúc với ánh nắng mặt trời (chiếm 80% nhu cầu cơ thể).

Vì vậy, cần cho trẻ tắm nắng hoặc hoạt động dưới ánh nắng mặt trời 3 - 10 phút mỗi ngày, vào thời điểm có cường độ UVB cao nhất, khi bóng người ngắn hơn chiều cao (9h - 15h). Tuy nhiên, nên cho trẻ phơi nắng trong khoảng thời gian phù hợp để tránh nguy cơ gây ung thư da.

Khi tắm nắng cần tắm trực tiếp (lưu ý che mắt cho trẻ). Nên thay đổi vị trí chiếu nắng mỗi 1 phút (thay phiên giữa ngực và lưng, chân, tay). Không thoa kem chống nắng cho trẻ trong thời gian phơi nắng.

Khi mùa đông không có nắng thì việc bổ sung vitamin D qua thực phẩm được ưu tiên hơn cả. Tuy vitamin D là vi chất dinh dưỡng có thể được tạo ra khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Nhưng có tới 50% người trên thế giới không nhận đủ ánh nắng, dẫn tới 40% bị thiếu vitamin D.

Do đó, bên cạnh việc tăng cường cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng, cha mẹ cần bổ sung nguồn thực phẩm giàu vitamin D vào thực đơn hàng ngày của trẻ, giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt vitamin D.

Ưu tiên các loại cá như: Cá hồi, cá trích, cá mòi… rất giàu vitamin D. Ngoài ra, lòng đỏ trứng giàu vitamin và khoáng chất, một lòng đỏ trứng chứa 37 IU vitamin D. Nấm chứa tới 2.300 IU vitamin D trong mỗi 100 gram. Các sản phẩm từ sữa. Mỗi cốc sữa bò (tương đương 237ml) chứa khoảng 115 - 130 IU vitamin D. Các loại sữa khác như sữa đậu nành, sữa hạt cũng thường được bổ sung loại vitamin này.

Khi trẻ tròn 6 tháng, cho trẻ ăn thức ăn bổ sung với những loại thức ăn giàu vitamin D và canxi (lòng đỏ trứng, sữa, gan, dầu gan cá, tôm, cua, cá, vừng, lạc...), cho thêm 1 - 2 thìa cà phê mỡ hoặc dầu vào bát bột, cháo để tăng khả năng hấp thu Vitamin D. Cho trẻ ăn thêm các loại rau xanh, củ và quả chín.

Vitamin D có vai trò đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, khi nào bổ sung và bổ sung như thế nào cần có ý kiến của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng thuốc vì bên cạnh các tác dụng tốt như trên, vitamin D còn có những tác dụng phụ nguy hiểm nếu dùng thuốc không đúng. Khi đó, thuốc có thể gây chứng tăng canxi huyết, tăng canxi niệu, thậm chí có thể là nguyên nhân gây ra các bệnh: Sỏi thận, tăng huyết áp, viêm khớp xương hoặc có thể bị ngộ độc với các biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu, nôn, buồn nôn, tiêu chảy...

Khi nghi ngờ trẻ có dấu hiệu thiếu vitamin D, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn, khám và uống vitamin D bổ sung đúng liều lượng. Bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh được với điều kiện khí hậu nhiệt đới của nước ta, do vậy hãy góp phần làm giảm tỷ lệ trẻ còi xương bằng biện pháp tắm nắng rất đơn giản và hiệu quả ngày từ khi trẻ mới sinh ra.

16/02/2024 15:24

Hà Nội phát hiện thêm ổ dịch tay chân miệng mới, cách xử trí phòng lây lan và biến chứng

Hà Nội phát hiện thêm ổ dịch tay chân miệng mới, cách xử trí phòng lây lan và biến chứng

BS Nguyễn Văn Bàng

Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.

Viêm não mô cầu lây nhiễm như thế nào?

Viêm não mô cầu lây nhiễm như thế nào?

BS Nguyễn Văn Dũng

Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?

Nhiều trường hợp mắc rubella, dấu hiệu nào nhận biết bệnh sớm?

Nhiều trường hợp mắc rubella, dấu hiệu nào nhận biết bệnh sớm?

BS CK1 Nguyễn Văn Bắc

Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.

Dấu hiệu trẻ mắc viêm đường hô hấp cần nhập viện

Dấu hiệu trẻ mắc viêm đường hô hấp cần nhập viện

BS Nguyễn Văn Dũng

Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.

Cúm A: Nguyên nhân, triệu chứng, đường lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

Cúm A: Nguyên nhân, triệu chứng, đường lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

BS Đăng Thanh

Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể

Trẻ mắc cúm B, cách chăm sóc trẻ mắc cúm B tại nhà

Trẻ mắc cúm B, cách chăm sóc trẻ mắc cúm B tại nhà

BS Hương Giang

Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.

Phân biệt ho gà và ho thường

Phân biệt ho gà và ho thường

BS. Nguyễn Văn Tâm

Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh viêm họng

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh viêm họng

BS Nguyễn Văn Dũng

Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…

Cách chữa thủy đậu nhanh khỏi

Cách chữa thủy đậu nhanh khỏi

BS Trần Anh Tuấn

Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.

Phòng ngừa viêm đường hô hấp trên cho trẻ khi giao mùa

Phòng ngừa viêm đường hô hấp trên cho trẻ khi giao mùa

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy

Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.