Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Chuẩn bị trước khi mang thai

Trước khi mang thai, bạn cần lên kế hoạch cụ thể như khám sức khỏe, thực hiện một vài xét nghiệm cần thiết, tiêm vaccine phòng rubella, viêm gan B…

Thăm khám trước mang thai

Vợ chồng nên thực hiện một số thăm khám trước khi mang thai để loại trừ, phát hiện sớm cũng như điều trị kịp thời các nguy cơ có thể gây nguy hiểm khi mang thai. Phụ nữ nên làm các xét nghiệm một số bệnh mãn tính khác nhau như lao, tiểu đường và tim mạch, … Bởi các căn bệnh mãn tính này nếu không được điều trị khỏi hoặc khống chế tốt rất có thể gây nên sẩy thai.

Ảnh minh họa

Cần kiểm tra các bệnh di truyền ở cả vợ và chồng như bệnh Thalassemia. Căn bệnh này có thể tồn tại ở hai vợ chồng dạng ẩn không biểu hiện, nhưng những gen bệnh có thể tổ hợp lại và gây nên bệnh cảnh ở con.

Cả hai vợ chồng cần được làm các xét nghiệm loại trừ mắc các bệnh lây nhiễm như HIV, Rubella, giang mai… Đây là những căn bệnh nguy hiểm có thể truyền sang con thông qua nhau thai khiến con mắc bệnh ngay khi mới sinh ra hay nghiêm trọng hơn có thể gây nên các dị tật bẩm sinh.

Chuẩn bị sức khỏe tốt

Trước khi mang thai, cần tăng cường bồi bổ cơ thể để có sức khỏe tốt nhất.  Các chất cần được chú ý bổ sung nhiều để đảm bảo cho quá trình mang thai là sắt (tạo máu), calci (cấu tạo hệ xương), acid folic (cấu tạo hệ thần kinh) …

Ảnh minh họa

Trong chế độ sinh hoạt, cần hạn chế sử dụng thuốc và các chất kích thích như thuốc lá, chè, café, rượu, …bởi những chất này có thể gây nên ảnh hưởng đến trứng và tinh trùng khiến quá trình thụ thai khó khăn hơn.

Độ tuổi thích hợp nhất để mang thai

Phụ nữ bắt đầu có khả năng mang thai từ lúc dậy thì cho đến khi mãn kinh. Tuy  nhiên,  nhóm tuổi 24-29 tuổi được đánh giá là phù hợp nhất để mang thai.

Khi bước vào dậy thì đến trước 24 tuổi, mặc dù buồng trứng đã hoạt động và có thể gây nên hiện tượng thụ thai nếu có quan hệ tình dục, nhưng sự thụ thai trong giai đoạn này lại có những bất lợi nhất định. Kể đến chính là sự chưa hoàn thiện hoàn toàn chức năng sinh sản của phụ nữ khiến thai dễ bị sang chấn, sinh non và thường nhẹ cân. Đồng thời, kiến thức và kinh tế của mẹ trong giai đoạn này còn yếu, do đó khả năng chăm sóc trong thai kỳ khá kém.

Ảnh minh họa

Sau khi bước qua 29 tuổi, ở giai đoạn này người mẹ ổn định hơn về kinh tế và các kiến thức cũng như kỹ năng. Nhưng kéo theo đó là sự lão hóa của cơ thể, đặc biệt dễ xảy ra các rối loạn trong giảm phân tạo giao tử ở phụ nữ. Do đó, những chị em phụ nữ chuẩn bị mang thai ở độ tuổi này, thai có nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh do di truyền cao hơn hẳn. Các dị tật bẩm sinh hay gặp như Down, tự kỷ, …

Vì vậy, lứa tuổi 24-29 tuổi là lứa tuổi thích hợp nhất để chuẩn bị mang thai, người phụ nữ ở giai đoạn này có sự phát triển hoàn thiện cơ thể, có những kiến thức, kỹ năng cần thiết cũng như khả năng kinh tế để bước vào thai kỳ.

Tiêm phòng trước khi mang thai

Tiêm phòng trước khi mang thai là việc rất quan trọng. Khi mang thai, hệ thống miễn dịch cơ thể mẹ sẽ yếu hơn bình thường, nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm của mẹ cũng vì vậy mà tăng lên.

Tiêm phòng trước khi mang thai là cách tốt nhất để bảo vệ thai nhi tránh khỏi các bệnh nguy hiểm như Rubella, viêm gan B… Đây cũng là cách tốt để bảo vệ cho cả mẹ.

Khi tiêm vaccine, cần tuân thủ các chỉ định của bác sĩ. Một số loại vaccine sống như chủng ngừa sởi, quai bị, rubella (MMR) được khuyến cáo không nên thụ thai trong vòng 3 tháng sau khi tiêm.

Ảnh minh họa

Vaccine ngừa uốn ván, bạch hầu, ho gà (Tdap) có thể được tiêm trong khi bạn đang mang thai. Vaccine ngừa cúm thì có thể được tiêm trước hoặc trong khi mang thai tùy thuộc vào thời điểm (đang có dịch cúm hay không).

Để đảm bảo cho một thai kỳ khỏe mạnh các mẹ nên biết bản thân cần tiêm phòng vaccine gì và chọn thời điểm tiêm phù hợp.

29/04/2022 19:42

10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén

10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén

Bảo Châu

Nhiễm độc thai nghén (tiền sản giật) là tình trạng liên quan đến tăng huyết áp và protein cao trong nước tiểu.

7 mẹo đơn giản giúp mẹ bầu giữ sức khỏe trong mùa xuân

7 mẹo đơn giản giúp mẹ bầu giữ sức khỏe trong mùa xuân

Thiên Châu

Trong mùa xuân, mẹ bầu cần được chăm sóc nhiều hơn, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa khi thời tiết thay đổi liên tục và có xu hướng bất thường.

Cách đối phó với chứng ợ chua, ợ nóng khi mang thai

Cách đối phó với chứng ợ chua, ợ nóng khi mang thai

Vân Anh

Có rất nhiều phụ nữ khi mang thai bị ợ chua, ợ nóng mà chưa từng gặp vấn đề gì trước đây. Chứng trào ngược xuất hiện thường xuyên gây rất nhiều khó chịu, tuy nhiên cũng có nhiều cách đối phó và cải thiện tình trạng này.

Vì sao nho khô lại tốt cho sức khỏe mẹ bầu?

Vì sao nho khô lại tốt cho sức khỏe mẹ bầu?

Bảo Châu

Trong những ngày Tết, nho khô thường có trên bàn khách của mỗi nhà. Vậy mẹ bầu ăn nho khô như thế nào để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhất?

7 điều mẹ bầu cần lưu ý chăm sóc sức khỏe trong dịp Tết

7 điều mẹ bầu cần lưu ý chăm sóc sức khỏe trong dịp Tết

ThS. BS Lê Quang Dương

Để những ngày Tết an vui, dù công việc bận rộn đến đâu nhưng các mẹ bầu vẫn nên ưu tiên hàng đầu việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và thai nhi.

Bổ sung sắt đúng cách cho bà bầu

Bổ sung sắt đúng cách cho bà bầu

Bs Nguyễn Cảnh

Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu về sắt và acid folic tăng lên rất cao nên hầu hết phụ nữ bị thiếu máu do thiếu sắt.

Phụ nữ mang thai mắc trĩ có ảnh hưởng gì tới việc sinh con?

Phụ nữ mang thai mắc trĩ có ảnh hưởng gì tới việc sinh con?

Phương Thanh

Khi bị táo bón, phụ nữ mang thai thường có xu hướng rặn mỗi khi khó đi tiêu, càng rặn thường xuyên càng gây ra bệnh trĩ hoặc làm nặng thêm bệnh trĩ. Bà bầu bị trĩ sẽ gặp khó khăn khi sinh thường.

Nguyên nhân gây vô sinh ở cả nam và nữ giới ít ai ngờ đến

Nguyên nhân gây vô sinh ở cả nam và nữ giới ít ai ngờ đến

ThS. BS Lê Quang Dương

Vô sinh do nhiều nguyên nhân như do yếu tố sinh học, di truyền, lối sống, tuổi tác... Béo phì đã được xác định là một trong những nguyên nhân chính gây ra vô sinh ở cả nam và nữ giới.

Thuốc điều trị cảm lạnh khi mang thai

Thuốc điều trị cảm lạnh khi mang thai

DS. Hoàng Vân

Cảm lạnh khi mang thai nếu không được xử trí kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, đâu là cách chọn thuốc trị cảm lạnh an toàn cho phụ nữ mang thai?

10 thực phẩm giàu acid folic giúp phòng ngừa dị tật bẩm sinh

10 thực phẩm giàu acid folic giúp phòng ngừa dị tật bẩm sinh

Thu Phương

Acid folic là một trong những vitamin nhóm B có vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất các tế bào máu và sự phát triển của ống thần kinh thai nhi.