Đăng nhập sổ của bạn
Chăm sóc trẻ mắc viêm đường hô hấp trên
Triệu chứng điển hình của viêm đường hô hấp trên là sốt, ho, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau họng, ngứa, đau mắt, chảy nước mắt, mệt mỏi, chán ăn... Trẻ bị nhiễm bệnh đường hô hấp trên nếu không điều trị kịp thời rất dễ dẫn tới viêm phế quản, viêm phổi
Đường hô hấp trên là cửa ngõ đầu tiên của cơ thể con người khi tiếp xúc với các thay đổi về môi trường, nguồn truyền nhiễm bệnh tật. Khởi đầu là mũi miệng, khi chúng ta hít thở không khí không được sạch sẽ hoặc khi có tiếp xúc bệnh truyền nhiễm qua giọt bắn (không được che chắn cẩn thận) sẽ có nguy cơ lây nhiễm, dẫn đến viêm đường hô hấp trên.
Viêm đường hô hấp trên có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhưng thường gặp là ở thời điểm giao mùa, nhất là mùa khô hanh và mùa đông. Thời điểm này, nhiệt độ nóng lạnh thất thường, độ ẩm không khí thay đổi liên tục, khiến cho những đối tượng như trẻ nhỏ, người cao tuổi, người mắc các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh thận mạn, xơ gan, phụ nữ có thai… dễ mắc các bệnh lý viêm đường hô hấp trên.
Viêm đường hô hấp trên có 3 dạng hình thái chính: Viêm mũi- viêm xoang - viêm họng. Các mức độ nặng nhẹ phụ thuộc từng bệnh và từng cá thể.
Theo thống kê của Bộ Y tế, hàng năm người lớn có thể bị viêm đường hô hấp trên 2 - 4 đợt, con số này ở trẻ em lớn hơn nhiều, có thể đến 10 đợt. Do là bệnh dễ tái phát nên người bệnh có tâm lý chủ quan, không điều trị dứt điểm.
Tác nhân gây viêm đường hô hấp có thể do vi khuẩn, virus, kí sinh trùng hoặc do tác nhân nấm. Với bệnh lý đường hô hấp trên, 60 - 70% là do nhiễm virus, 20% còn lại vi khuẩn như phế cầu, liên cầu… Dị ứng với thời tiết là một trong những nguyên nhân điển hình.
Ngoài ra, còn do các loại dị nguyên khác nhau có trong không khí, khói thuốc lá cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh.
Viêm đường hô hấp trên nguyên nhân chủ yếu là do virus. Đối với nhiễm virus hiện tại vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, để phòng bệnh cần sử dụng những biện pháp hỗ trợ khác như tiêm ngừa vaccine cúm hàng năm, phế cầu mỗi 3 năm, nâng cao dinh dưỡng, rèn luyện tập thể dục… Khi trẻ mắc bệnh viêm đường hô hấp trên cần lưu ý những điều sau:
Khi thấy trẻ có bất cứ dấu hiệu nào của bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ thăm khám, chẩn đoán và đánh giá dựa vào tình trạng hiện tại của trẻ để quyết định phương pháp điều trị cụ thể, xem có cần thiết phải dùng đến thuốc (kháng sinh, kháng viêm) hay điều trị triệu chứng và hướng dẫn các cách theo dõi trẻ tại nhà.
Không nên tự ý sử dụng kháng sinh vì dễ gặp các tác dụng phụ như dị ứng, tiêu chảy, mệt nhiều hơn. Kháng sinh nên được chỉ định bởi bác sĩ có kinh nghiệm lâm sàng, được thăm khám và xét nghiệm hỗ trợ, chỉ cần khi đã xác định vi khuẩn gây bệnh thật sự.
Trẻ viêm đường hô hấp trên có thể thân nhiệt 37,5 - 38,5 độ C, cần cho trẻ nằm phòng mát, mặc quần áo thoáng mát. Bổ sung nhiều nước, cho trẻ ăn uống đầy đủ, theo dõi nhiệt độ cơ thể để phát hiện và xử lý sớm khi trẻ sốt cao hơn
Nếu trẻ sốt ≥ 38,5 độ C cần cho trẻ dùng thuốc hạ sốt đường uống hoặc đặt hậu môn (Paracetamol liều từ 10 - 15mg/kg/lần), dùng nước ấm lau nhẹ nhàng cho trẻ ở các vị trí trán, cổ, nách, bẹn. Sau 4 - 6h có thể tiếp tục sử dụng thuốc hạ sốt nếu thân nhiệt trẻ vẫn trên 38,5 độ C.
Trẻ viêm đường hô hấp trên có thể nghẹt mũi, chảy mũi, cha mẹ cần làm thông thoáng mũi cho trẻ bằng cách dùng khăn giấy thấm nhẹ nước mũi chảy ra, nên chọn loại khăn mềm, tránh lau nhiều gây đau rát mũi trẻ và không tái sử dụng.
Cần vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý, nhỏ vào 2 bên mũi trẻ để làm loãng dịch mũi, giúp dịch mũi dễ đẩy ra ngoài hơn, làm sạch khoang mũi, loại bỏ phần nào tác nhân gây bệnh. Khi dịch mũi đặc gây tắc nghẽn, có thể dùng dụng cụ hút mũi (không dùng miệng để hút mũi cho trẻ vì miệng người lớn có nhiều vi khuẩn gây hại). Nên làm thông mũi cho trẻ trước khi ăn hoặc bú nếu dịch mũi quá nhiều, đặc quánh, giúp cho trẻ không bị nôn khi ăn uống.
Khi ngủ cho trẻ nằm cao đầu, điều này sẽ giúp trẻ dễ thở hơn. Giữ ấm cơ thể cho trẻ khi thời tiết lạnh, tránh những nơi ẩm thấp. Không gian sinh hoạt, phòng ngủ cần thông thoáng, sạch sẽ.
Nếu viêm đường hô hấp trên trẻ sẽ có cơn ho kéo dài khiến trẻ khó chịu, mất ngủ, cha mẹ có thể giúp trẻ làm dịu cơn ho bằng cách cho trẻ súc miệng với nước muối loãng hoặc nước muối sinh lý.
Cho trẻ uống nước chanh mật ong pha loãng, nếu trẻ >12 tháng (không dùng mật ong cho bé <12 tháng vì có thể gây ngộ độc). Sử dụng các dược liệu giảm ho lành tính như: Lá húng chanh, gừng, bạc hà...
Nếu viêm đường hô hấp trên có thể trẻ sẽ bị nôn, nên cho trẻ nằm nghiêng sang một bên, tránh dịch nôn chảy vào tai, mũi...
Cho trẻ ăn các thức ăn mềm, dễ nuốt như cháo, cơm mềm, canh... Cho trẻ uống nước với lượng nhỏ sau khi ăn, cố gắng bổ sung nước và điện giải để ngừa mất nước.
21/02/2023 09:13
Trước thông tin ghi nhận 3 ca tử vong do mắc bệnh tay chân miệng và đã có gần 9000 ca mắc khiến cho nhiều gia đình có con nhỏ rất lo lắng. Điều nhiều cha mẹ băn khoăn là trẻ đi bơi liệu có thể bị lây bệnh không?
Thoát vị bẹn trẻ em là hiện tượng thoát vị xảy ra ở vùng bẹn. Đây là bệnh bẩm sinh do còn tồn tại ống phúc tinh mạc. Ống phúc tinh mạc kéo dài từ bụng của trẻ đến bộ phận sinh dục.
Ho, hắt hơi, chảy nước mũi.. có thể là những dấu hiệu viêm đường hô hấp trên ở trẻ, viêm đường hô hấp trên uống thuốc gì
Thuốc long đờm là những chất bổ sung độ ẩm cho chất nhầy, làm cho chất nhầy ít dính hơn và dễ ho hơn, giúp làm sạch đờm hoặc chất nhầy khỏi đường hô hấp - hoặc đường thở.
Rôm sảy thường xuất hiện ở vị trí như cổ, ngực, lưng của trẻ với các biểu hiện nổi mụn nước dưới da, những nốt mẩn đỏ này thường gây ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ. Trường hợp nặng do trẻ gãi ngứa gây xước da, nhiễm trùng da.
Bệnh viêm đường hô hấp do virus hợp bào hô hấp (RSV - respiratory syncytial virus) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nếu không nhanh chóng phát hiện kịp thời, virus RSV có thể gây tử vong cho trẻ.
Nắng nóng kéo dài tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển. Trẻ nhỏ dễ mắc phải các bệnh trong giai đoạn này, vì sức đề kháng ở trẻ còn yếu.
Suy giáp bẩm sinh là một bệnh lý xảy ra do tuyến giáp không sản xuất đủ hormone - nội tiết tố đáp ứng các nhu cầu cần thiết của cơ thể.
Năm nào cũng vậy, cứ đến mùa nắng nóng là tình trạng trẻ bị đuối nước gia tăng. Đã không ít trường hợp trẻ em bị tử vong trong cùng một vụ và địa điểm.
Mùa nóng kéo dài, nhiệt độ trong nhà và ngoài trời đều rất cao, khiến nguy cơ sốc nhiệt gia tăng, đặc biệt là ở trẻ em.