Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Các rối loạn tâm thần kinh trước và sau sinh

Lo âu, trầm cảm, stress… là các rối loạn tâm thần kinh mà phụ nữ mang thai và sau sinh rất dễ gặp.

Rối loạn tâm thần  một quá trình biến đổi sinh lý, sinh hóa phức tạp diễn ra với các mức độ khác nhau làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người mẹ cũng như đến sự phát triển thể chất cũng như tâm thần của thai nhi.

Nội tiết tố thay đổi làm cảm xúc của thai phụ thai đổi theo chiều hướng mạnh hơn với các vấn đề, thai phụ nhạy cảm, dễ xúc động, cáu gắt hơn.

1. Nguyên nhân gây rối loạn tâm thần ở phụ nữ mang thai và sau sinh

Trong thai kỳ, cơ thể người phụ nữ có sự thay đổi nội tiết tố và có sự gia tăng một số hormon tuyến yên, cận giáp, tuyến giáp và hormon buồng trứng. Việc nội tiết tố nhiều hay ít quá có thể gây ra những rối loạn cảm xúc và tinh thần, có hại cho sức khỏe và sự thanh thản trí óc.

Nội tiết tố thay đổi làm cảm xúc của thai phụ thay đổi theo chiều hướng mạnh hơn với các vấn đề, thai phụ nhạy cảm, dễ xúc động, cáu gắt hơn.

Các yếu tố tâm lý xã hội không thuận lợi cũng là nguyên nhân, đó là: Làm mẹ đơn thân, mang thai ngoài ý muốn; Thiếu sự yêu thương, chăm sóc, an ủi động viên.

Sự khó khăn thiếu thốn về vật chất, kinh tế khi mang thai, áp lực về giới tính của con... cũng là những yếu tố thúc đẩy phát sinh các rối loạn tâm thần kinh cho phụ nữ trước và sau sinh.

2. Các rối loạn tâm thần hay gặp ở phụ nữ mang thai và sau sinh

- Rối loạn trầm cảm : Thai phụ có thể bị trầm cảm trước sinh và sau sinh nếu họ có một số triệu chứng như: Quá lo lắng về tương lai làm mẹ của mình, cảm thấy khó chịu với mọi thứ xung quanh, gặp vấn đề về giấc ngủ, mộng du, ác mộng. Nỗi buồn dai dẳng, suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử…

Chứng trầm cảm gây hậu quả không tốt với thai phụ và thai nhi. Đó là nguyên nhân dẫn đến sảy thai, đẻ non, thai phát triển không tốt, đứa trẻ sinh ra có thể mắc chứng tự kỷ, chậm phát triển.

Trầm cảm sau sinh xảy ra rất nhiều. Lúc này bạn thấy mệt mỏi, buồn vui vô cớ. Hay cáu gắt và có những hành động kì quặc…

- Stress: Phụ nữ mang thai dễ bị stress hơn, với nhiều biểu hiện khác nhau như buồn phiền, mất ngủ, chán ăn, không muốn giao tiếp…

Rối loạn stress xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ va sau sinh. Có rất nhiều phản ứng tiêu cực của stress trong thai kỳ. Thai phụ bị stress có thể gây tác hại lập tức và dài hạn cho thai, làm thời gian thai kỳ ngắn hơn, dễ sinh non, thai chết lưu. Các bà mẹ bị stress trong thời gian mang thai có thể khiến cho đứa trẻ sau này mắc bệnh hen suyễn và dị ứng.

Stress có thể ảnh hưởng lớn đến nồng độ nội tiết của người mẹ dẫn đến giảm dưỡng chất được cung cấp cho thai qua nhau, từ đó ảnh hưởng đáng kể đến các cơ quan trọng yếu của thai nhi như: gan, tim, thận, não và ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần của trẻ về sau.

- Rối loạn hành vi: Thường xảy ra sau 2 tuần sau sinh, sản phụ thường buồn rầu, khóc lóc vô cớ, mất định hướng về không gian và thời gian, lo lắng quá mức vì sợ mắc bệnh hiểm nghèo. Họ ít chú ý đến mình: Vệ sinh cá nhân kém, không quan tâm đến ăn mặc, có những hành vi thô bạo, xúc phạm người xung quanh. Nặng hơn, người mẹ có thể bỏ mặc con, hành hạ con thậm chí giết hại hoặc tự sát.

- Lú lẫn, hoang tưởng cấp: Tthường xảy ra trong tháng đầu ở cữ. Người bệnh luôn cảm giác như ai đó rình rập, hại mình, hại em bé. Mất ngủ và ngủ hay gặp ác mộng.

Rối loạn thần kinh có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ va sau sinh.

3. Lời khuyên của thầy thuốc

Để giúp đỡ phụ nữ vượt qua giai đoạn khó khăn này, chúng ta cần:

  • Quan tâm, theo dõi, động viên kịp thời.
  • Thai phụ cần được nghỉ ngơi, chăm sóc khi có các dấu hiệu nhẹ của bệnh.
  • Tăng cường giải trí, chơi các môn thể thao phù hợp
  • Đọc sách báo, xem phim mang tính chất giải trí.

26/09/2022 20:37

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

NHS. Đỗ Thanh Huyền

Người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Dùng thuốc trị cúm ở bà mẹ cho con bú

Dùng thuốc trị cúm ở bà mẹ cho con bú

BS. Đặng Xuân Thắng

Việc điều trị cúm kịp thời, đúng cách sẽ giúp bà mẹ cho con bú tránh mệt mỏi, khó chịu, giảm biến chứng nguy hiểm. Vậy đâu là thuốc trị cúm an toàn?

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

NHS. Đỗ Thanh Huyền

Người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

ThS. BS. Nguyễn Văn Bình

Áp xe vú là một bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Bệnh thường xảy ra trong giai đoạn người mẹ cho con bú.

6 điều cần nhớ trước khi quan hệ tình dục sau sinh

6 điều cần nhớ trước khi quan hệ tình dục sau sinh

BS. Nguyễn Tuấn Anh

Sinh con không có nghĩa là không thể tận hưởng đời sống tình dục. Hãy ghi nhớ 6 điều này trước khi quan hệ tình dục sau sinh.

Cho con bú có giúp giảm nguy cơ ung thư vú?

Cho con bú có giúp giảm nguy cơ ung thư vú?

Thu Phương

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ung thư vú. Ngoài những yếu tố không thể kiểm soát được thì có những biện pháp chị giảm nguy cơ mắc bệnh như cho con bú sữa mẹ.

Tìm hiểu về phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú

Tìm hiểu về phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú

ThS.BS. Nguyễn Thị Tuyết Minh - Giảng viên Phương pháp rụng trứng Billings Việt Nam

Áp dụng phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú giúp các cặp vợ chồng có thể vui hưởng hạnh phúc mà không lo có em bé quá sớm.

Ho ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

Ho ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

BS. Trần Anh Tuấn

Thời tiết lạnh khiến nhiều trẻ bị ho, nhất là ở trẻ sơ sinh, điều này khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Nếu xử trí không đúng thì tình trạng ho của trẻ sẽ nặng hơn.

Thành phần dinh dưỡng chính trong sữa mẹ

Thành phần dinh dưỡng chính trong sữa mẹ

TS. Nguyễn Thu Hà, Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Sữa mẹ là thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh và là nguồn dinh dưỡng không thể thay thế trong giai đoạn đầu của cuộc đời.

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng của bà mẹ cho con bú đối với sữa mẹ

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng của bà mẹ cho con bú đối với sữa mẹ

ThS. BS. Ngô Thị Hà Phương, Viện Dinh dưỡng

Các bà mẹ sẽ làm như thế nào để có đủ sữa cho con, và làm thế nào để cho con có được những giọt sữa hoàn hảo và chất lượng nhất? Chế độ ăn của bà mẹ có ảnh hưởng đến chất lượng của sữa mẹ hay không?