Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Vỡ ối sớm nguy hiểm thế nào?

Thông thường, khi bắt đầu hoặc trong quá trình chuyển dạ, màng ối sẽ bị vỡ. Nếu nước ối bị vỡ trước khi bắt đầu chuyển dạ gọi là vỡ ối sớm.

Khi vỡ ối, một lượng nhỏ chất lỏng dạng nước rò rỉ không liên tục hoặc liên tục từ âm đạo hoặc tiết ra chất lỏng trong suốt hoặc màu vàng nhạt.

Khi mang thai, thai nhi được bao bọc xung quanh bởi nước ối. Nước ối là chất dịch lỏng bao bọc xung quanh thai nhi rất giàu dinh dưỡng giữ vai trò quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Thông thường, khi bắt đầu hoặc trong quá trình chuyển dạ, màng ối sẽ bị vỡ. Nếu nước ối bị vỡ trước khi bắt đầu chuyển dạ gọi là vỡ ối sớm.

1. Biểu hiện khi bị vỡ ối
Nước ối bao bọc xung quanh thai nhi giữ vai trò quan trọng cho sự phát triển của thai nhi.

Không phải lúc nào cũng dễ dàng để biết liệu nước ối có bị vỡ hay không vì có thể nhầm lẫn giữa nưới ối với nước tiểu do chỉ có cảm giác ẩm ướt hoặc nước ối rò rỉ ít không đáng kể, đặc biệt nếu đang ở giữa các cơn co thắt. Có một số yếu tố có thể giúp phân biệt:

  • Nước tiểu thường có màu vàng sẫm và có mùi hôi đặc trưng. Nước ối chủ yếu trong hoặc có màu vàng nhạt (mặc dù có thể nhuốm màu nâu hoặc đỏ) và không mùi.
  • Nước ối sẽ chảy liên tục.
  • Nước ối tiếp tục rò rỉ (đôi khi kèm theo co thắt) trong khi nước tiểu thì không. Trong hầu hết các trường hợp, bàng quang rỗng và không đầy trở lại nhanh như vậy.
  • Nước ối thường nhiều hơn nước tiểu.

Nếu lo lắng và cảm giác nước ối bị vỡ, hãy đi khám ngay lập tức đặc biệt nếu kèm theo sốt, có mùi hôi, có máu hoặc thay đổi cử động của thai nhi. Bác sĩ sẽ khám và kiểm tra lượng nước ối có thể qua siêu âm.

2. Bao lâu sau khi vỡ ối thì bạn chuyển dạ?

Đối với hầu hết thai phụ (đến khoảng 90%), quá trình chuyển dạ bắt đầu trước khi họ vỡ ối. Nếu bạn đang có những cơn co thắt, nghĩa là đã chuyển dạ. Những cơn co thắt này thường tăng cường khi bị vỡ ối. Nếu không có triệu chứng chuyển dạ nào khác, các cơn co thắt thường sẽ bắt đầu trong vòng 24 giờ sau khi vỡ ối. Thời gian chuyển dạ bắt đầu sau khi vỡ ối càng lâu thì nguy cơ mẹ hoặc em bé bị nhiễm trùng càng cao.

3. Điều gì xảy ra nếu nước ối bị vỡ ối sớm?

Nếu nước ối bị vỡ trước tuần thứ 37 của thai kỳ thì được gọi là vỡ ối non. Các yếu tố rủi ro gây vỡ nước ối quá sớm bao gồm:

  • Đã bị vỡ ối non trong lần mang thai trước
  • Nhiễm trùng ối
  • Chảy máu âm đạo trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba
  • Hút thuốc trong khi mang thai
  • Thiếu cân với dinh dưỡng kém
  • Cổ tử cung ngắn

Các biến chứng tiềm ẩn bao gồm nhiễm trùng cho mẹ hoặc thai nhi, nhau bong non khi nhau thai bong ra khỏi thành trong của tử cung trước khi sinh và các vấn đề về dây rốn. Thai nhi cũng có nguy cơ bị biến chứng do sinh non.

Nếu từng bị sinh non và đang mang thai ít nhất 34 tuần, thai phụ sẽ được bác sĩ tư vấn và chỉ định cho sinh sớm để tránh nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu không có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc các vấn đề về sức khỏe thai nhi, thai kỳ có thể được tiếp tục nhưng cần được theo dõi cẩn thận.

Nếu đang mang thai từ 24 đến 34 tuần, bác sĩ sẽ cố gắng trì hoãn việc sinh nở cho đến khi em bé của phát triển hơn. Thai phụ sẽ được dùng thuốc kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng và tiêm steroid mạnh (corticosteroid) để đẩy nhanh quá trình trưởng thành của phổi bé. Nếu đang mang thai dưới 32 tuần và có nguy cơ sinh nở trong vài ngày tới, thai phụ có thể được dùng magie sulfat để bảo vệ hệ thần kinh của em bé.

Corticosteroid cũng có thể được khuyên dùng bắt đầu từ tuần thứ 23 của thai kỳ, nếu thai phụ có nguy cơ sinh trong vòng 7 ngày. Ngoài ra, corticosteroid có thể được khuyên dùng nếu đang mang thai từ tuần 34 đến 36 và 6 ngày, có nguy cơ sinh trong vòng 7 ngày và trước đó chưa dùng thuốc này. Thai phụ có thể được tiêm một đợt corticosteroid lặp lại nếu đang mang thai dưới 34 tuần, có nguy cơ sinh trong vòng 7 ngày và một đợt corticosteroid trước đó đã được dùng hơn 14 ngày trước đó.

Nếu mang thai dưới 24 tuần, bác sĩ sẽ cho biết và giải thích những rủi ro khi sinh con rất non cũng như những rủi ro và lợi ích của việc cố gắng trì hoãn quá trình chuyển dạ.

4. Nếu nước ối không tự vỡ dù đã chuyển dạ ?

Trong quá trình chuyển dạ tích cực, nếu cổ tử cung giãn ra, mỏng đi và đầu của thai nhi nằm sâu trong khung xương chậu của mẹ, bác sĩ sẽ chọc ối cho vỡ để bắt đầu các cơn co thắt chuyển dạ. Các bác sĩ thường gây chuyển dạ để rút ngắn khoảng thời gian giữa vỡ ối và sinh nở. Trong một số ít trường hợp, em bé có thể chào đời khi vẫn còn nằm trong túi ối.

25/05/2023 09:14

Dự phòng các tai biến thường gặp trong quá khi sinh nở

Dự phòng các tai biến thường gặp trong quá khi sinh nở

Ths.BS. Nguyễn Cảnh Chương

Tai biến sản khoa là vấn đề sức khỏe xảy ra với bà mẹ và trẻ sơ sinh. Bất kỳ sản phụ nào cũng có nguy cơ đối diện với tai biến sản khoa, vì vậy việc dự phòng tai biến sản khoa đóng vai trò quan trọng.

Thuyên tắc ối - biến chứng sản khoa vô cùng nguy hiểm

Thuyên tắc ối - biến chứng sản khoa vô cùng nguy hiểm

Bảo Châu

Thuyên tắc ối là biến chứng sản khoa nguy hiểm có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ và không thể tiên lượng trước.

Giục sinh dễ đẻ, liệu có an toàn?

Giục sinh dễ đẻ, liệu có an toàn?

THẢO AN

Giục sinh là phương pháp nhân tạo. Phương thức này khiến các cơn co tử cung co thắt và giãn ra, thúc đẩy nhanh quá trình sinh con. Tuy nhiên, việc dùng thuốc giục sinh có nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Sữa mẹ giúp phát triển não bộ trẻ sơ sinh đẻ non

Sữa mẹ giúp phát triển não bộ trẻ sơ sinh đẻ non

BS Ái Thủy

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ và nên là thức ăn đầu tiên đối với tất cả trẻ sơ sinh. Sữa mẹ giúp phát triển não bộ và nhận thức ở trẻ đẻ non.

Vì sao phụ nữ mang thai và sinh đẻ dễ bị ốm?

Vì sao phụ nữ mang thai và sinh đẻ dễ bị ốm?

BS. Trần Đức

Mỗi chúng ta, ai chẳng có một lần ốm. Ốm có thể là nhức đầu, cảm cúm, đau bụng, đau răng... và những nhiễm khuẩn khác. Nhưng người phụ nữ mang thai và sinh đẻ lại càng dễ ốm, đặc biệt dễ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn.

Sa tạng vùng chậu có nguy hiểm không?

Sa tạng vùng chậu có nguy hiểm không?

Bác sĩ Quang Dương

Sa tạng vùng chậu không đe dọa đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của phụ nữ, khiến phụ nữ mất đi sự thoải mái và tự tin trong cuộc sống.

Phương pháp sinh nở ảnh hưởng tới vi khuẩn đường ruột trẻ sơ sinh

Phương pháp sinh nở ảnh hưởng tới vi khuẩn đường ruột trẻ sơ sinh

Phan Bình

Theo một nghiên cứu mới công bố gần đây thì phương pháp sinh nở có thể ảnh hưởng tới vi khuẩn đường ruột của trẻ sơ sinh. Sự khác nhau này có thể sẽ biến mất trong vòng 9 tháng sau đó, nhưng trong thời gian này, nó cũng gây không ít phiền toái cho trẻ...

Tai biến thường gặp khi sinh nở

Tai biến thường gặp khi sinh nở

BS. Song Nhi

Mang thai và sinh nở là quá trình sinh lý tự nhiên của người phụ nữ. Tuy nhiên không phải ai cũng trải qua quá trình này một cách tự nhiên, nhất là khi sinh con. Một số tai biến khi sinh đẻ có thể gặp phải như:

Giải đáp những câu hỏi thường gặp về tinh hoàn ẩn ở trẻ mới sinh

Giải đáp những câu hỏi thường gặp về tinh hoàn ẩn ở trẻ mới sinh

Thiên Châu

Ở một số bé trai, đặc biệt là những trẻ sinh non, một hoặc cả hai tinh hoàn không xuống bìu trước khi sinh, thường được gọi là tinh hoàn ẩn.

Ngất xỉu sau khi tự sinh con tại nhà

Ngất xỉu sau khi tự sinh con tại nhà

Võ Thu

Một người phụ nữ 18 tuổi sau khi tự sinh con tại nhà đã bị ngất xỉu, huyết áp hạ còn 70/40, mạch nhanh.