Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Trẻ sơ sinh cũng có thể mắc bệnh vảy nến

Nhiều người cho rằng chỉ có người lớn mới mắc vảy nến, tuy nhiên trên thực tế trẻ em và trẻ sơ sinh cũng mắc phải bệnh lý này.

Vảy nến là bệnh lý thường gặp trong cộng đồng, xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên gần đây bệnh vảy nến ở trẻ em đang ghi nhận có sự gia tăng.

Số liệu thống kê trên toàn cầu cho thấy, giai đoạn năm 1995 đến năm 1997, tỷ lệ trẻ mắc bệnh vảy nến chỉ dao động ở mức khoảng 30 trẻ/100.000 dân. Tuy nhiên, từ năm 2000 đến 2001 tỷ lệ trên đã tăng lên mức 60 trẻ mắc/100.000 dân. Càng về sau, số lượng trẻ mắc vảy nến càng được ghi nhận nhiều hơn và gia tăng dần theo độ tuổi.

Trên thực tế, bệnh vảy nến ở trẻ có thể mắc ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng thường gặp ở trẻ từ 9 đến 10 tuổi. Bệnh khởi phát sớm, thường xuất hiện ở nữ nhiều hơn nam. Nếu bệnh khởi phát sớm thì tình trạng bệnh có nguy cơ diễn tiến nặng hơn so với những trường hợp khởi phát muộn.

Vảy nến là bệnh lý thường gặp trong cộng đồng, xuất hiện ở mọi lứa tuổi.

Vảy nến ở trẻ sơ sinh do nguyên nhân nào?

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến hiện chưa rõ ràng, nhưng một số ý kiến cho rằng nguyên nhân gây bệnh là do hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức.

Ngoài ra, bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh còn xuất phát từ yếu tố di truyền. Nếu trẻ sinh ra trong gia đình có người bị bệnh vảy nến thì nguy cơ mắc bệnh vảy nến lên đến 50%.

Bên cạnh đó còn rất nhiều yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến ở trẻ em như: Tâm lý căng thẳng, stress; nhiễm trùng, nhiễm khuẩn; do ảnh hưởng thời tiết; do thiếu hụt vitamin D…

Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh được chia làm 4 loại:

- Thể vảy nến tã lót: Đây là một thể rất hay gặp ở trẻ sơ sinh, các biểu hiện của bệnh vảy nến thường xuất hiện trên những vùng da quấn tã, bệnh này thường bị nhầm lẫn với dị ứng, phát ban…

- Thể vảy nến thể mảng: Thể này cũng hay gặp ở trẻ sơ sinh, đó là sự xuất hiện của từng đám, mảng vảy nến, nhưng ở trẻ em thì kích thước các mảng vảy nến thường nhỏ hơn so với người lớn.

- Thể vảy nến thể giọt: Ở trẻ sơ sinh bệnh vảy nến thể giọt xuất hiện dưới dạng những mảng vảy nhỏ, giống như dấu chấm. Bệnh này gây ra bởi viêm họng liên cầu khuẩn hoặc cảm lạnh.

- Thể vảy nến thể mụn mủ: Nếu trẻ sơ sinh mắc thể vẩy nến này thì nốt vảy nến có mảng đỏ, nhân ở giữa chứa mủ, thường xuất hiện ở bàn tay và bàn chân.

Dấu hiệu bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh

Trẻ em mắc bệnh vảy nến thể mạn tính là nhóm thường gặp nhất. Các mảng hồng ban hoặc tróc vảy thường mỏng và mềm, ít vảy hơn. Đối với trẻ bị mắc bệnh vảy nến sẽ xuất hiện những biểu hiện như:

  • Da của trẻ trở nên thô ráp, có hiện tượng nứt nẻ, có thể đi kèm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu khiến trẻ liên tục gãi ngứa, quấy khóc.
  • Trên bề mặt da có dấu hiệu đỏ bị phù nề, xuất hiện các vảy trắng bạc.
  • Móng tay của trẻ trở nên dày hơn, có nhiều lỗ nhỏ trên bề mặt móng tay.
  • Cha mẹ để ý đến các vùng nếp gấp trên da đỏ hơn so với các vùng da khác.

Nếu trẻ sơ sinh mắc vảy nến ở mắt có thể gây sụp mí và cản trở đến khả năng nhìn của trẻ, còn nếu ở tai, mũi cũng tiềm ẩn nguy cơ gây bít tắc và ngăn cản tới hoạt động nghe, ngửi của trẻ. Bệnh có thể xuất hiện và sau đó tự hết, nhưng không thể tự khỏi, bệnh vảy nến là bệnh mạn tính nến có thể tái phát nhiều lần.

Nếu trẻ sơ sinh mắc bệnh vảy nến cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám và đánh giá. Ảnh minh hoạ.

Cha mẹ cần làm gì nếu trẻ sơ sinh mắc vảy nến?

Nếu thấy trẻ sơ sinh mắc bệnh vảy nến cần đưa tới cơ sở y tế để được thăm khám và đánh giá. Vì vảy nến ở trẻ sơ sinh diễn biến rất phức tạp, do đó bố mẹ không nên tự chữa tại nhà hoặc cho con uống thuốc, bôi thuốc khi chưa được bác sĩ kê đơn.

Ngoài ra, bố mẹ cũng cần chú ý đến cách chăm sóc con tại nhà để nhằm hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh và ngăn bệnh tái phát, cũng như giảm thiếu tối đa những biến chứng mà bệnh vảy nến gây ra.

Do trẻ còn bú mẹ nên người mẹ phải ăn uống sinh hoạt khoa học, cần ăn đầy đủ các nhóm dưỡng chất nhằm sữa mẹ tiết ra đủ chất cần thiết để phát trẻ phát triển toàn diện. Nếu mẹ không đủ sữa, cần cho trẻ uống sữa ngoài thì nên có sự tư vấn của bác sĩ.

Ngoài ra, cần vệ sinh cơ thể cho trẻ hằng ngày, sử dụng sữa tắm gội dành riêng cho trẻ sơ sinh, không gây kích ứng da trẻ. Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát vào thời tiết nóng bức, đồng thời giữ ấm cơ thể cho trẻ khi vào mùa đông lạnh.

Tóm lại: Vảy nến chưa tìm ra phương pháp điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, hiện nay đã có nhiều loại thuốc hỗ trợ điều trị giúp giảm triệu chứng ngứa, đau cho trẻ bằng thuốc thoa tại chỗ. Nhiều trẻ sau thời gian mắc bệnh có tiên lượng khả quan, khi bệnh có thể tự lui hoặc khỏi hoàn toàn.Bệnh vảy nến là tình trạng không thể đoán trước, nhưng nếu được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả khi xuất hiện các triệu chứng da của bệnh thì có thể bệnh sẽ không trở lại. Khi trẻ có biểu hiện mắc bệnh vảy nến, phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa da liễu để được thăm khám và điều trị.

06/02/2023 08:56

Cúm A: Nguyên nhân, triệu chứng, đường lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

Cúm A: Nguyên nhân, triệu chứng, đường lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

BS Đăng Thanh

Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể

Trẻ mắc cúm B, cách chăm sóc trẻ mắc cúm B tại nhà

Trẻ mắc cúm B, cách chăm sóc trẻ mắc cúm B tại nhà

BS Hương Giang

Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.

Phân biệt ho gà và ho thường

Phân biệt ho gà và ho thường

BS. Nguyễn Văn Tâm

Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh viêm họng

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh viêm họng

BS Nguyễn Văn Dũng

Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…

Cách chữa thủy đậu nhanh khỏi

Cách chữa thủy đậu nhanh khỏi

BS Trần Anh Tuấn

Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.

Phòng ngừa viêm đường hô hấp trên cho trẻ khi giao mùa

Phòng ngừa viêm đường hô hấp trên cho trẻ khi giao mùa

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy

Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh quai bị

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh quai bị

BS Trần Anh Tuấn

Quai bị là căn bệnh phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Bệnh có tỷ lệ mắc cao ở những vùng dân cư đông đúc, điều kiện sống kém và nơi có khí hậu lạnh.

Những thuốc kháng sinh không dùng cho trẻ

Những thuốc kháng sinh không dùng cho trẻ

DS.Nguyễn Minh Thành

Kháng sinh là dược chất đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị các bệnh do vi khuẩn. Nhưng thuốc cũng gây ra các tác dụng phụ. Đặc biệt là một số kháng sinh còn gây ra tác dụng phụ rất nghiêm trọng cho trẻ.

Cách ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ em

Cách ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ em

DS. Nguyễn Thu Giang

Vitamin D thường được gọi là “vitamin ánh nắng”, rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, giúp hình thành xương chắc khỏe và hỗ trợ hệ thống miễn dịch…

Những điều cha mẹ cần biết khi điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ

Những điều cha mẹ cần biết khi điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ

BS. Hoàng Thị Cúc

Khi thời tiết thay đổi, nhất là mùa Xuân rất nhiều trẻ bị viêm mũi dị ứng. Cha mẹ thường sốt ruột và muốn dùng thuốc cho trẻ mau khỏi. Nhưng dùng thuốc như thế nào để hiệu quả và có cách gì đề ngăn ngừa viêm mũi dị ứng cho bé?