Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Trẻ bị ho có cần dùng thuốc giảm ho?

Ho là tình trạng rất thường gặp, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Vậy khi nào cần dùng thuốc giảm ho?

1. Trẻ bị ho - có cần dùng thuốc trị ho?

Ho là một phản xạ có lợi, nhằm giúp đẩy những dị vật như đờm (nếu có), vi khuẩn, virus hay đồ ăn bị sặc ra khỏi đường hô hấp. Trong phần lớn các trường hợp khi trẻ bị ho không cần sử dụng thuốc giảm ho. Tuy nhiên, thực tế lâm sàng, không ít phụ huynh sau khi cho con đi khám bệnh, mặc dù bác sĩ không kê đơn thuốc trị ho, nhưng vẫn tự y mua thuốc giảm ho cho trẻ uống.

Việc dùng thuốc giảm ho hầu như không đem lại bất kỳ lợi ích nào cho trẻ. Với cảm thông thường, chủ yếu là do virus, nếu trẻ được chăm sóc và vệ sinh mũi họng đúng cách thì chỉ sau 1 tuần thì các triệu chứng ho sẽ giảm và hết. Nếu cho trẻ dùng thuốc ho, cũng cần thời gian 1 tuần thì triệu chứng ho mới giảm. Do đó, chỉ nên dùng thuốc khi tình trạng ho của trẻ khiến bé quấy khóc, sốt, biếng ăn… và đã được bác sĩ chuyên khoa nhi khám và chỉ định dùng thuốc. Quan trọng nhất là tìm và điều trị nguyên nhân gây ho.

Ho là phản xạ có lợi, không phải lúc nào cũng cần dùng thuốc giảm ho.

2. Thận trọng với các thuốc giảm ho

Thuốc ho cho trẻ thông thường có chứa 2 thành phần chính là thuốc giảm ho trung ương và thuốc chống dị ứng. Thuốc có nguy cơ tiềm ẩn tác dụng phụ thần kinh đáng sợ trong khi hiệu quả giảm ho không đáng bao nhiêu. Tác dụng giảm ho là do dùng liều cao gây ức chế thần kinh trung ương.

Do đó các hiệp hội y khoa lớn trên thế giới đều đồng loạt khuyến cáo không sử dụng các chế phẩm, kể cả thuốc không kê đơn có chứa các thành phần tương tự để giảm ho trong bệnh cảm ở trẻ em đặc biệt trẻ dưới 2 tuổi.

- Thuốc giảm ho: Thuốc có tác dụng giảm ho do ức chế trung tâm gây ho như codein, pholcodin, dextromethorphan. Trong đó codein và pholcodin có tác dụng gây nghiện, giảm đau và ức chế nhẹ trung tâm hô hấp. Thuốc ho có chứa codein chỉ dành cho người lớn, tuyệt đối không dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi vì gây ức chế hô hấp.

Dextromethorphan giảm ho do tác dụng lên trung tâm ho ở hành não. Hiệu lực giảm ho của dextromethorphan gần tương đương với codein nhưng ít gây tác dụng phụ ở đường tiêu hóa hơn. Dextromethorphan thường được phối hợp với nhiều chất khác trong điều trị triệu chứng đường hô hấp trên. Không dùng thuốc cho trẻ dưới 6 tuổi.

- Thuốc kháng histamine: Một số thuốc kháng histamin chống dị ứng (kháng histamine thế hệ 1) đồng thời có tác dụng làm dịu, giảm ho và an thần như diphenylhydramin, chlopheniramin, alimemazine, promethazine. Thuốc được điều trị các chứng ho khan do dị ứng, kích ứng.

Nhược điểm chính của các thuốc này là gây buồn ngủ do tác động trên các thụ thể H1 ở não, vì vậy bất lợi khi dùng thuốc ban ngày nhưng thuận lợi khi dùng về đêm… Loại thuốc này cũng có tác dụng làm khô quách đặc dịch tiết, khó tống đờm, có thể gây ra cục đờm tắc nghẽn vì vậy không nên dùng trong trường hợp ho có đờm, người hen suyễn.

Thuốc giảm ho chỉ dùng cho trường hợp ho khan, không dùng khi ho có đờm và có triệu chứng suy hô hấp. Nên dùng liều thấp nhất có tác dụng và trong thời gian càng ngắn càng tốt để hạn chế tác dụng phụ của thuốc. Không dùng đồng thời kết hợp thuốc giảm ho với thuốc long đờm vì đờm sẽ tiết nhiều hơn nhưng không ho khạc ra được.

Những thuốc trị ho phối hợp nhiều thành phần (neocodion, codepect, atussin, arsiba…) ngoài tác dụng phụ còn có thể có những tương tác bất lợi với các thuốc khác khi dùng cùng lúc.

Chỉ dùng thuốc giảm ho cho trẻ khi thật sự cần thiết.

3. Những thuốc trị ho nào an toàn cho trẻ?

- Nhóm có tác dụng ức chế ho, giảm ho, tác dụng lên ngoại biên như menthol, dầu khuynh diệp, gừng, eucalyptol… Lưu ý: Không dùng chế phẩm chứa methol cho trẻ em dưới 2 tuổi vì khả năng ức chế hô hấp. Với trẻ dưới 2 tuổi có thể dùng dầu khuynh diệp.

- Nhóm thuốc ho dược liệu thường chứa gừng, trần bì, mật ong, bạc hà có ưu điểm là an toàn. Tuy nhiên nhóm này điều trị ho chưa thực sự hiệu quả.

- Thuốc kháng H1: Các thuốc kháng histamine để điều trị ho, viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ chỉ nên dùng các loại an toàn như desloratadine, levocetirizine… có thể dùng được cho trẻ từ 6 tháng trở lên.

Trước khi cho trẻ dùng thuốc giảm ho, phụ huynh phải đánh giá tình trạng ho như sau:- Ho đơn thuần hay ho là triệu chứng của cơn hen cấp. Nếu trẻ ho là do cơn hen cấp thì phải được điều trị như một cơn hen.- Ho có phải do nguyên nhân hít sặc hay không? Trong trường hợp trẻ hít sặc thì cần đến ngay cơ sở y tế để được loại bỏ dị vật.

07/05/2023 15:02

Đi bơi trẻ có bị lây bệnh tay chân miệng không?

Đi bơi trẻ có bị lây bệnh tay chân miệng không?

BS Nguyễn Văn Dũng

Trước thông tin ghi nhận 3 ca tử vong do mắc bệnh tay chân miệng và đã có gần 9000 ca mắc khiến cho nhiều gia đình có con nhỏ rất lo lắng. Điều nhiều cha mẹ băn khoăn là trẻ đi bơi liệu có thể bị lây bệnh không?

Phân biệt thoát vị bẹn ở trẻ với các tật khác

Phân biệt thoát vị bẹn ở trẻ với các tật khác

BS Nguyễn Thị Bích

Thoát vị bẹn trẻ em là hiện tượng thoát vị xảy ra ở vùng bẹn. Đây là bệnh bẩm sinh do còn tồn tại ống phúc tinh mạc. Ống phúc tinh mạc kéo dài từ bụng của trẻ đến bộ phận sinh dục.

Dấu hiệu viêm đường hô hấp trên ở trẻ em

Dấu hiệu viêm đường hô hấp trên ở trẻ em

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy

Ho, hắt hơi, chảy nước mũi.. có thể là những dấu hiệu viêm đường hô hấp trên ở trẻ, viêm đường hô hấp trên uống thuốc gì

Biện pháp tự nhiên giúp long đờm, trị ho

Biện pháp tự nhiên giúp long đờm, trị ho

DS. Hoàng Thu

Thuốc long đờm là những chất bổ sung độ ẩm cho chất nhầy, làm cho chất nhầy ít dính hơn và dễ ho hơn, giúp làm sạch đờm hoặc chất nhầy khỏi đường hô hấp - hoặc đường thở.

5 loại nước tắm trị rôm sảy cho trẻ trong mùa hè

5 loại nước tắm trị rôm sảy cho trẻ trong mùa hè

BS. Vũ Duy Thành

Rôm sảy thường xuất hiện ở vị trí như cổ, ngực, lưng của trẻ với các biểu hiện nổi mụn nước dưới da, những nốt mẩn đỏ này thường gây ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ. Trường hợp nặng do trẻ gãi ngứa gây xước da, nhiễm trùng da.

Triệu chứng nhiễm và biểu  hiện nhiễm RSV ở trẻ

Triệu chứng nhiễm và biểu hiện nhiễm RSV ở trẻ

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy

Bệnh viêm đường hô hấp do virus hợp bào hô hấp (RSV - respiratory syncytial virus) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nếu không nhanh chóng phát hiện kịp thời, virus RSV có thể gây tử vong cho trẻ.

Điểm mặt bệnh mùa nắng nóng ở trẻ và cách dự phòng

Điểm mặt bệnh mùa nắng nóng ở trẻ và cách dự phòng

BS Lê Quốc Tùng

Nắng nóng kéo dài tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển. Trẻ nhỏ dễ mắc phải các bệnh trong giai đoạn này, vì sức đề kháng ở trẻ còn yếu.

Suy giáp bẩm sinh có biến chứng gì?

Suy giáp bẩm sinh có biến chứng gì?

BS Nguyễn Thị Thảo

Suy giáp bẩm sinh là một bệnh lý xảy ra do tuyến giáp không sản xuất đủ hormone - nội tiết tố đáp ứng các nhu cầu cần thiết của cơ thể.

Ngăn ngừa đuối nước ở trẻ

Ngăn ngừa đuối nước ở trẻ

BS Trần Lê Thúy

Năm nào cũng vậy, cứ đến mùa nắng nóng là tình trạng trẻ bị đuối nước gia tăng. Đã không ít trường hợp trẻ em bị tử vong trong cùng một vụ và địa điểm.

Sốc nhiệt ở trẻ mùa nóng và cách dự phòng

Sốc nhiệt ở trẻ mùa nóng và cách dự phòng

BS. Đặng Thị Kim

Mùa nóng kéo dài, nhiệt độ trong nhà và ngoài trời đều rất cao, khiến nguy cơ sốc nhiệt gia tăng, đặc biệt là ở trẻ em.