Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Trẻ bị đau bụng mạn tính: Nhận biết và cách xử trí

Đau bụng là một triệu chứng thường gặp ở trẻ em và có nhiều nguyên nhân khác nhau. Đau bụng mạn tính ở trẻ em có tính chất tái đi tái lại nhiều lần, khiến cha mẹ vô cùng lo lắng.

Đau bụng ở trẻ do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ bệnh lý chức năng, có nguyên nhân từ bệnh lý thực thể hoặc nguyên nhân từ tâm lý.

Theo nghiên cứu, khoảng 10 - 15% trẻ em, thanh thiếu niên thường mắc chứng đau bụng mạn hoặc có những triệu chứng rối loạn chức năng như nhức đầu, mệt mỏi, buồn nôn… mà không rõ nguyên nhân.

Những nghiên cứu cộng đồng cho thấy 10% - 20% trẻ lứa tuổi đi học bị đau bụng thường xuyên, gây ảnh hưởng đến các sinh hoạt bình thường. Ở một nghiên cứu khác, ghi nhận 75% học sinh trung học có một cơn đau bụng trong thời gian một năm và đau tái diễn chiếm 10% - 25%.

Ảnh minh họa

Nguyên nhân dẫn đến đau bụng mạn tính ở trẻ em

Đau bụng mạn tính ở trẻ có nhiều nguyên nhân, trong đó có thể do chế độ ăn không thích hợp. Đây là nguyên nhân hay gặp nhất ở trẻ, thông thường trẻ ăn quá nhiều một số thức ăn như kẹo, bánh, mứt, socola, các thức ăn sẵn chứa nhiều mỡ, trứng, bơ, phô mai, sữa, các loại nước giải khát… Nếu ăn nhiều bộ máy tiêu hóa ở trẻ phản ứng thông thường nhất là ống tiêu hóa, gồm dạ dày, ruột non, ruột già, sẽ có những cơn co thắt và sự co thắt này sẽ gây ra đau bụng.

Ngoài ra, đau bụng mạn tính ở trẻ còn có thể do tâm lý, rối loạn tâm thần, táo bón. Sự buồn phiền, hờn giận, lo lắng... thường là do tình cảm, đã kích thích bộ máy tiêu hóa, gây nên các cơn co thắt ruột, tạo ra các cơn đau bụng. Đối với táo bón là sự tích tụ phân trong ruột cũng sẽ gây nên những phản ứng của ruột dẫn tới đau bụng.

Các nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa đau bụng mạn với các sang chấn tâm lý ở trẻ, điều này ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của trẻ. Trong đó, 59% tỷ lệ sang chấn tâm lý ở trẻ bị đau bụng mạn nguyên nhân do cha mẹ la rầy; 21% do cha mẹ hoặc người thân mất; 12% do cha mẹ không sống chung và 13% tình trạng sức khỏe của trẻ bệnh nặng, 7% phải nhập viện điều trị.

Phân loại đau bụng mạn ở trẻ em

Đau bụng mạn tính ở trẻ là trẻ có ít nhất 1 cơn đau một tuần, kéo dài trong 2 tháng trước khi chẩn đoán.

Ảnh minh họa

Đau bụng mạn tính ở trẻ có 4 loại:

- Khó tiêu chức năng

Đau kéo dài hay tái diễn hoặc khó chịu vùng thượng vị; không giảm khi đi tiêu, không kèm thay đổi số lần đi tiêu hoặc hình dạng phân; không bằng chứng bệnh lý viêm, cơ thể học, chuyển hóa hoặc ác tính.

- Hội chứng ruột kích thích

Đau bụng kèm thay đổi đại tiện, khó chịu hoặc đau ở bụng kèm theo triệu chứng giảm đau khi đi tiêu, khởi phát đau kèm thay đổi số lần đi tiêu và khởi phát kèm thay đổi hình dạng phân.

- Đau bụng chức năng

Đau bụng bộc phát riêng lẻ, đau bụng cơn hoặc liên tục và không có các rối loạn tiêu hóa  khác.

- Migraine bụng

Cơn đau bụng bộc phát quanh rốn cấp dữ dội kéo dài trên 1 giờ đồng hồ, có chu kỳ cách quãng so với lúc bình thường hàng tuần, hàng tháng, đau kèm với một trong 2 biểu hiện như biếng ăn, nôn ói, nhức đầu, sợ ánh nắng, xanh tái. Trong đó, đau bụng mạn ở trẻ xảy ra nhiều nhất ở thể hội chứng ruột kích thích chiếm 54%, đau bụng chức năng chiếm 29%, khó tiêu chức năng chiếm 20% và Migraine bụng ít nhất 2%.

Đau bụng ở trẻ em khi nào cần khám bác sĩ?

Đau bụng là một triệu chứng thường gặp ở trẻ, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Việc xác định nguyên nhân của đau bụng cần có thêm các thông tin về tính chất của cơn đau, các triệu chứng đi kèm như sốt, nôn ói, thay đổi thói quen đi cầu, thói quen đi tiểu hay dấu hiệu chướng bụng của trẻ...

Ảnh minh họa

Thông thường nếu cơn đau chỉ thoáng qua, không kèm dấu hiệu bất thường nào khác và tự hết thì mẹ chỉ cần vỗ về, trấn an và cho trẻ nghỉ ngơi, giữ vệ sinh sạch sẽ khi chăm sóc trẻ.

Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài hoặc thay đổi tính chất, kèm theo bất kỳ triệu chứng lạ nào khác, mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám, cho xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán nguyên nhân và có hướng xử trí phù hợp, không nên tự mua thuốc cho trẻ uống.

Đau bụng mạn tính ở trẻ có cần nội soi không?

Nhiều cha mẹ thấy con đau bụng mạn tính rất lo lắng và cho rằng cần nội soi dạ dày - tá tràng mới yên tâm. Tuy nhiên, chỉ định nội soi dạ dày tá tràng cần phải được xem xét bởi bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa sau khi đã thăm khám kĩ lưỡng vì đây là một thủ thuật xâm lấn và phải gây mê.

Đối với trẻ em thì việc nội soi thường được thực hiện với tình trạng gây mê ngắn khoảng 5 - 10 phút, với kích thước ống soi nhỏ hơn người lớn. Tuy nhiên, gây mê cũng liên quan đến các nguy cơ khi sử dụng các loại thuốc mê như dị ứng, thậm chí là sốc phản vệ với thuốc mê, vì thế, chỉ định nội soi dạ dày tá tràng cần phải được cân nhắc bởi bác sĩ chuyên khoa Tiêu Hóa và trẻ nên được thực hiện nội soi ở cơ sở y tế có trang thiết bị cấp cứu đầy đủ.

Để chẩn đoán và điều trị bệnh trước một trẻ đau bụng mạn, nên chẩn đoán đau bụng mạn chức năng ngay từ ban đầu, không nên lạm dụng xét nghiệm sinh hóa, hình ảnh để tìm nguyên nhân và điều trị chứng đau bụng mạn cần chú trọng các biện pháp không dùng thuốc như trị liệu tâm lý, nâng đỡ tâm lý cho trẻ khi trẻ gặp những sang chấn tâm lý gây nên bệnh, đồng thời cần tư vấn cho cha mẹ trẻ để họ an tâm và hợp tác trong quá trình điều trị.

Cha mẹ phải làm gì khi trẻ đau bụng mạn tính?

Trước hết khi thấy trẻ đau bụng tái phát nhiều lần cha mẹ cần xem xét chế độ ăn của trẻ, vì nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn không thích hợp, cần điều chỉnh lại chế độ ăn cho trẻ, ngoài ra, không cần bất cứ loại thuốc gì.

Đối với những trẻ đau bụng do tâm lý, rối loạn tâm thần, thì việc xử trí cũng phải bằng các biện pháp tâm thần: Động viên an ủi, giúp trẻ giải quyết các vấn đề gây ra buồn phiền, hờn giận, lo lắng.

Trẻ đau bụng do táo bón được xử lý bằng chế độ ăn: Ăn thêm rau, trái cây, ăn đủ cơm, uống nhiều nước; hạn chế các chất ngọt, socola... Việc tập thể dục, nhất là thể dục bụng, đi bộ, rất hữu ích trong việc điều trị chứng này. Chỉ dùng các thuốc trị táo bón trong trường hợp rất cần thiết và sau khi đã hỏi ý kiến bác sĩ.

Tóm lại: Đau bụng mạn là một trong những than phiền thường gặp ở trẻ em, chiếm phần lớn các trường hợp khi trẻ đến khám tiêu hoá nhi. Biểu hiện này thường gặp ở trẻ từ 4 đến 6 tuổi và vị thành niên. Những cơn đau bụng diễn ra ảnh hưởng đến thể trạng và tinh thần của trẻ, gây ra các trở ngại về sinh hoạt hàng ngày của trẻ, dẫn đến sự lo lắng đối với trẻ và gia đình. Do vậy, để phòng bệnh cho trẻ cần có chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý, vận động khoa học. Khi có biểu hiện đau bụng cần tới cơ sở y tế có chuyên khoa tiêu hóa để được thăm khám và tư vấn điều trị. Tuyệt đối cha mẹ không tự ý cho trẻ uống thuốc.

 

22/07/2022 17:34

Hà Nội phát hiện thêm ổ dịch tay chân miệng mới, cách xử trí phòng lây lan và biến chứng

Hà Nội phát hiện thêm ổ dịch tay chân miệng mới, cách xử trí phòng lây lan và biến chứng

BS Nguyễn Văn Bàng

Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.

Viêm não mô cầu lây nhiễm như thế nào?

Viêm não mô cầu lây nhiễm như thế nào?

BS Nguyễn Văn Dũng

Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?

Nhiều trường hợp mắc rubella, dấu hiệu nào nhận biết bệnh sớm?

Nhiều trường hợp mắc rubella, dấu hiệu nào nhận biết bệnh sớm?

BS CK1 Nguyễn Văn Bắc

Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.

Dấu hiệu trẻ mắc viêm đường hô hấp cần nhập viện

Dấu hiệu trẻ mắc viêm đường hô hấp cần nhập viện

BS Nguyễn Văn Dũng

Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.

Cúm A: Nguyên nhân, triệu chứng, đường lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

Cúm A: Nguyên nhân, triệu chứng, đường lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

BS Đăng Thanh

Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể

Trẻ mắc cúm B, cách chăm sóc trẻ mắc cúm B tại nhà

Trẻ mắc cúm B, cách chăm sóc trẻ mắc cúm B tại nhà

BS Hương Giang

Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.

Phân biệt ho gà và ho thường

Phân biệt ho gà và ho thường

BS. Nguyễn Văn Tâm

Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh viêm họng

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh viêm họng

BS Nguyễn Văn Dũng

Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…

Cách chữa thủy đậu nhanh khỏi

Cách chữa thủy đậu nhanh khỏi

BS Trần Anh Tuấn

Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.

Phòng ngừa viêm đường hô hấp trên cho trẻ khi giao mùa

Phòng ngừa viêm đường hô hấp trên cho trẻ khi giao mùa

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy

Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.