Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Tiêm phòng uốn ván cho thai phụ quan trọng thế nào?

Tiêm phòng rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và em bé sau khi chào đời. Trong đó, tiêm phòng uốn ván là việc làm rất cần thiết để ngăn ngừa nguy cơ uốn ván ở trẻ sơ sinh và cho mẹ.

Uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh

Uốn ván, đặc biệt là uốn ván rốn sơ sinh là một bệnh nặng do độc tố của trực khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) gây nhiễm độc thần kinh trung ương. Trẻ bị uốn ván rốn có biểu hiện co giật, co cứng toàn thân, dễ ngừng thở, ngừng tim, thậm chí nhanh chóng tử vong.

Thai phụ cần được tiêm phòng uốn ván.

Trẻ sơ sinh bị uốn ván sơ sinh là do nha bào uốn ván xâm nhập qua dây rốn trong khi sinh đẻ. Nguyên nhân gây uốn ván sơ sinh có thể kể đến: Do dụng cụ cắt rốn không đảm bảo vô trùng; Do tay người đỡ đẻ không vô khuẩn; Do băng gạc không vô trùng; Do vi trùng xâm nhập qua vết cắt rốn, gây bệnh... Hoặc sau khi sinh, trẻ không được chăm sóc rốn sạch sẽ và băng đầu rốn bị cắt không vô khuẩn nên đã bị nhiễm nha bào uốn ván.

Vi khuẩn uốn ván có thể sống trong điều kiện yếm khí. Gặp hoàn cảnh không thuận lợi, nó tạo một lớp vỏ để chống đỡ gọi là nha bào, có thể chịu đựng được nhiệt độ 120 độ C trong 15 phút, nhiệt độ 90 độ C trong 2 giờ. Cho nên muốn tiêu diệt chúng, phải đun sôi các đồ vật trong 25-30 phút. Nha bào uốn ván có nhiều trong đất bụi, tá túc ở móng tay, ở trên da và các vật dụng khác như dao, kéo.

Sau khi vi khuẩn uốn ván vào cơ thể trẻ sơ sinh, chúng thường không làm phát sinh ngay các triệu chứng rõ rệt. Trong thời kỳ ủ bệnh (trung bình 7 ngày, có khi sớm muộn hơn tùy theo mức độ độc tố mà vi khuẩn tiết ra), trẻ sơ sinh vẫn ăn ngủ bình thường, đôi khi hay quấy khóc, sốt nhẹ. Dựa vào khoảng thời gian ủ bệnh, người ta có thể tiên lượng được một phần bệnh nặng hay nhẹ. Thường nếu thời gian ủ bệnh trên 10 ngày thì việc điều trị có kết quả khả quan hơn.

Ở thời kỳ toàn phát, trẻ sốt 38-39 độ C, có khi lên 40-41 độ C, quấy khóc, bỏ bú, miệng chúm chím lại như huýt sáo, hàm cứng càng ngày càng rõ, dần dần xuất hiện co giật và co cứng. Mỗi khi lên cơn co giật, mặt trẻ sơ sinh nhăn lại, miệng chúm chím, sùi bọt mép, 2 tay nắm chặt; nếu cơn giật nhẹ thì da của trẻ sơ sinh vẫn hồng hào, nhưng nếu co giật mạnh liên tục sẽ kèm theo những cơn ngừng thở vì cơ thanh quản co lại, làm cho trẻ tím tái, chân tay lạnh, nhiều nguy cơ đe dọa tính mạng.

Sau cơn co giật là cơn co cứng các cơ, đặc biệt là cơ bụng và cơ lưng, làm cho trẻ sơ sinh có một tư thế đặc biệt: ưỡn cong người, cổ ngả ra sau, 2 cánh tay khép sát người, 2 chân duỗi thẳng. Cơn co giật và cơn co cứng có thể kéo dài hàng phút, nhịp độ của các cơn co có thể mau hay thưa tùy theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ. Trẻ sơ sinh có thể tử vong ngay sau một cơn co giật và co cứng mạnh. Trong một số trường hợp bệnh nhẹ, phát hiện sớm và điều trị tích cực, cơn giật tồn tại 10-15 ngày rồi giảm dần và trẻ khỏi bệnh.

Tại sao thai phụ cần tiêm phòng uốn ván?

Hiện nay, tuy y học đã nghiên cứu được huyết thanh chống uốn ván và các phương pháp hồi sức hiện đại nhưng việc điều trị uốn ván chưa có kết quả tốt, tỷ lệ tử vong vẫn là 80%. Do vậy, tốt nhất vẫn là tiêm chủng để phòng bệnh.

Khi tiêm vắc-xin uốn ván vào cơ thể người mẹ, sau một thời gian, cơ thể mẹ sẽ sinh ra kháng thể chống uốn ván và kháng thể này sẽ được truyền sang con. Như vậy, cả mẹ và con sẽ được bảo vệ trong trường hợp bị vi trùng uốn ván xâm nhập.

Gây miễn dịch rộng rãi cho mọi người bằng vắc-xin uốn ván, nhất là các đối tượng có nguy cơ mắc cao, kể cả những người khi khỏi bệnh uốn ván. Trẻ em dưới 1 tuổi sẽ được tiêm vắc-xin phối hợp phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi/màng não do vi khuẩn Hib.

Phụ nữ có thai cần có miễn dịch cơ bản bằng 2 liều vắc-xin uốn ván cách nhau tối thiểu 1 tháng. Liều thứ 2 phải tiêm trước khi sinh 1 tháng. Những lần có thai sau cần tiêm nhắc lại 1 liều uốn ván trước khi sinh 1 tháng.

Phụ nữ tuổi sinh đẻ cần được tiêm 3 liều uốn ván, liều 2 cách liều 1 tối thiểu 1 tháng, liều 3 cách liều 2 tối thiểu 6 tháng.

10/06/2022 09:14

10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén

10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén

Bảo Châu

Nhiễm độc thai nghén (tiền sản giật) là tình trạng liên quan đến tăng huyết áp và protein cao trong nước tiểu.

7 mẹo đơn giản giúp mẹ bầu giữ sức khỏe trong mùa xuân

7 mẹo đơn giản giúp mẹ bầu giữ sức khỏe trong mùa xuân

Thiên Châu

Trong mùa xuân, mẹ bầu cần được chăm sóc nhiều hơn, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa khi thời tiết thay đổi liên tục và có xu hướng bất thường.

Cách đối phó với chứng ợ chua, ợ nóng khi mang thai

Cách đối phó với chứng ợ chua, ợ nóng khi mang thai

Vân Anh

Có rất nhiều phụ nữ khi mang thai bị ợ chua, ợ nóng mà chưa từng gặp vấn đề gì trước đây. Chứng trào ngược xuất hiện thường xuyên gây rất nhiều khó chịu, tuy nhiên cũng có nhiều cách đối phó và cải thiện tình trạng này.

Vì sao nho khô lại tốt cho sức khỏe mẹ bầu?

Vì sao nho khô lại tốt cho sức khỏe mẹ bầu?

Bảo Châu

Trong những ngày Tết, nho khô thường có trên bàn khách của mỗi nhà. Vậy mẹ bầu ăn nho khô như thế nào để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhất?

7 điều mẹ bầu cần lưu ý chăm sóc sức khỏe trong dịp Tết

7 điều mẹ bầu cần lưu ý chăm sóc sức khỏe trong dịp Tết

ThS. BS Lê Quang Dương

Để những ngày Tết an vui, dù công việc bận rộn đến đâu nhưng các mẹ bầu vẫn nên ưu tiên hàng đầu việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và thai nhi.

Bổ sung sắt đúng cách cho bà bầu

Bổ sung sắt đúng cách cho bà bầu

Bs Nguyễn Cảnh

Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu về sắt và acid folic tăng lên rất cao nên hầu hết phụ nữ bị thiếu máu do thiếu sắt.

Phụ nữ mang thai mắc trĩ có ảnh hưởng gì tới việc sinh con?

Phụ nữ mang thai mắc trĩ có ảnh hưởng gì tới việc sinh con?

Phương Thanh

Khi bị táo bón, phụ nữ mang thai thường có xu hướng rặn mỗi khi khó đi tiêu, càng rặn thường xuyên càng gây ra bệnh trĩ hoặc làm nặng thêm bệnh trĩ. Bà bầu bị trĩ sẽ gặp khó khăn khi sinh thường.

Nguyên nhân gây vô sinh ở cả nam và nữ giới ít ai ngờ đến

Nguyên nhân gây vô sinh ở cả nam và nữ giới ít ai ngờ đến

ThS. BS Lê Quang Dương

Vô sinh do nhiều nguyên nhân như do yếu tố sinh học, di truyền, lối sống, tuổi tác... Béo phì đã được xác định là một trong những nguyên nhân chính gây ra vô sinh ở cả nam và nữ giới.

Thuốc điều trị cảm lạnh khi mang thai

Thuốc điều trị cảm lạnh khi mang thai

DS. Hoàng Vân

Cảm lạnh khi mang thai nếu không được xử trí kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, đâu là cách chọn thuốc trị cảm lạnh an toàn cho phụ nữ mang thai?

10 thực phẩm giàu acid folic giúp phòng ngừa dị tật bẩm sinh

10 thực phẩm giàu acid folic giúp phòng ngừa dị tật bẩm sinh

Thu Phương

Acid folic là một trong những vitamin nhóm B có vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất các tế bào máu và sự phát triển của ống thần kinh thai nhi.