Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Phụ nữ mang thai có chăm sóc da được không?

Phụ nữ mang thai thường gặp các vấn đề về da như rạn da, mụn trứng cá, nám, viêm da cơ địa… Rất nhiều người băn khoăn rằng liệu có được chăm sóc da trong quá trình mang thai hay không.

1. Những thay đổi về da thường gặp trong thai kỳ

Trong hành trình 9 tháng mang thai, cơ thể của người mẹ sẽ trải qua rất nhiều sự thay đổi, trong đó, đáng chú ý về sự thay đổi các hormone như beta - HCG (hormone tiết ra bởi nhau thai, nhằm nuôi dưỡng bào thai sau khi được thụ tinh), progesterone hay prolactin (hormone giúp kích thích tuyến sữa phát triển)…

Khi có sự thay đổi nồng độ các hormone này sẽ gây ra những thay đổi đáng kể cho làn da như tuyến nhờn hoạt động sản xuất bã nhờn nhiều hơn, các tế bào sừng bị tích tụ dày đặc hơn trên da.

Phụ nữ mang thai có nhiều sự thay đổi về da.

Việc xuất hiện của em bé trong cơ thể cũng kích thích hệ miễn dịch của phụ nữ mang thai mẫn cảm hơn, dẫn đến các tình trạng viêm và kích ứng dễ xuất hiện hơn bình thường. Các bệnh lý da như viêm da cơ địa, chàm thường xuất hiện do làn da trở nên mẫn cảm và khô hơn. Khi thai lớn dần lên, da sẽ bị giãn quá nhanh dẫn đến tình trạng rạn da, ngứa…

Đa số phụ nữ mang thai không dám sử dụng các sản phẩm chăm sóc da vì lo ngại ảnh hưởng đến em bé, khiến da tổn thương kéo dài. Mặc dù hầu hết các tình trạng nám, mụn trứng cá thai kỳ có thể hết sau thời gian sinh con, nhưng các vết rạn, nám có thể tổn tại vĩnh viễn, ảnh hưởng thẩm mỹ lâu dài.

2. Cách nào chăm sóc da trong khi mang thai?

Không phải khi mang thai là không được chăm sóc da. Hiện nay có rất nhiều sản phẩm chăm sóc da dành cho phụ nữ mang thai và không gây ảnh hưởng đến thai kỳ. Trong đó nên lựa chọn:

- Các sản phẩm tẩy rửa làm sạch da dòng dịu nhẹ, không xà phòng, hương liệu.

- Sản phẩm dưỡng ẩm nhẹ nhàng, an toàn cho thai kỳ với các thành phần như: hyaluronic acid, vitamin E, urea, glycerin….

- Kem chống nắng: Kem chống nắng vật lý phổ rộng với đặc điểm lành tính.

Trường hợp gặp các vấn đề về mụn, nám, viêm da… vẫn cần điều trị bằng thuốc.

Một số thuốc điều trị có thể sử dụng trong các vấn đề thường gặp của thai kỳ như:

Mụn trứng cá:

  • Kháng sinh bôi.
  • Azelaic acid.
  • AHA nồng độ thấp dưới 10%.
  • Niaciamide.
  • BPO.
  • Các chất kháng khuẩn tự nhiên như: Mật ong, trà xanh, yến mạch

Các bệnh da tăng sắc tố thai kỳ (nám, sạm…):

  • Azelaic acid
  • AHA nồng độ thấp dưới 10%
  • Niaciamide
  • Vitamin C

Viêm da thai kỳ: Chế độ chăm sóc với các sản phẩm làm sạch dịu nhẹ không hương liệu (no fragrance), không paraben (no paraben), không xà phòng (no soap) kết hợp với kem dưỡng ẩm có thể lựa chọn dòng cho da nhạy cảm (sensitive) hoặc da cơ địa (eczema/atopic). Các sản phẩm chiết xuất tự từ lô hội có thể giúp làm dịu da, tăng hàng rào bảo vệ da và giảm ngứa.

Tuy nhiên, trong trường hợp triệu chứng không giảm, hãy đến khám tại các cơ sở chuyên khoa da liễu để sử dụng thuốc phù hợp.

Do tăng cân và thai nhi phát triển, nên tình trạng rạn da rất thường gặp khi mang thai.

Rạn da thai kỳ: Tỉ lệ rạn da có thể gặp ở trên 90% phụ nữ trong thai kỳ. Do việc tăng cân nhanh gây kéo giãn quá mức và đứt gãy không hồi phục lớp sợi liên kết dưới da. Ngoài ra, một tỉ lệ cho thấy có mối liên hệ về di truyền trong rạn da thai kỳ.

Tuy vậy, hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng kiểm soát cân nặng hợp lý trong thai kỳ với chế độ ăn lành mạnh và chế độ chăm sóc dưỡng ẩm với kem có chứa một số thành phần như chiết xuất rau má, hyaluronic acid… massage da thường xuyên. Nếu có rạn thì rạn da có thể điều trị ở giai đoạn sau sinh với kết quả đáp ứng.

3. Những điều cần tránh khi mang thai

Một số thành phần có thể áp dụng trong điều kiện bình thường nhưng được khuyến cáo tránh trong thai kỳ bao gồm: Vitamin A và các dòng dẫn xuất từ vitamin A, hydroquinone, salicylic acid liều cao, phthalates, oxybenzone...

Các thủ thuật xâm lấn như peel da, laser... cũng hạn chế trong thai kỳ do khả năng kích ứng và xâm nhập thuốc có tỉ lệ cao

Chăm sóc da trong thai kỳ vẫn cần thiết cho mẹ vui bé khỏe. Tuy vậy sự chăm sóc vẫn nên dưới sự cho phép và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Một số trường hợp bệnh da thai kỳ sẽ tự hết sau sinh, hoặc đáp ứng tốt với điều trị sau sinh do đó không nên quá lo lắng hay nóng vội trong các vấn đề bệnh lý da mà hãy tận hưởng một thai kỳ khỏe mạnh, vui vẻ...

04/06/2023 11:20

10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén

10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén

Bảo Châu

Nhiễm độc thai nghén (tiền sản giật) là tình trạng liên quan đến tăng huyết áp và protein cao trong nước tiểu.

7 mẹo đơn giản giúp mẹ bầu giữ sức khỏe trong mùa xuân

7 mẹo đơn giản giúp mẹ bầu giữ sức khỏe trong mùa xuân

Thiên Châu

Trong mùa xuân, mẹ bầu cần được chăm sóc nhiều hơn, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa khi thời tiết thay đổi liên tục và có xu hướng bất thường.

Cách đối phó với chứng ợ chua, ợ nóng khi mang thai

Cách đối phó với chứng ợ chua, ợ nóng khi mang thai

Vân Anh

Có rất nhiều phụ nữ khi mang thai bị ợ chua, ợ nóng mà chưa từng gặp vấn đề gì trước đây. Chứng trào ngược xuất hiện thường xuyên gây rất nhiều khó chịu, tuy nhiên cũng có nhiều cách đối phó và cải thiện tình trạng này.

Vì sao nho khô lại tốt cho sức khỏe mẹ bầu?

Vì sao nho khô lại tốt cho sức khỏe mẹ bầu?

Bảo Châu

Trong những ngày Tết, nho khô thường có trên bàn khách của mỗi nhà. Vậy mẹ bầu ăn nho khô như thế nào để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhất?

7 điều mẹ bầu cần lưu ý chăm sóc sức khỏe trong dịp Tết

7 điều mẹ bầu cần lưu ý chăm sóc sức khỏe trong dịp Tết

ThS. BS Lê Quang Dương

Để những ngày Tết an vui, dù công việc bận rộn đến đâu nhưng các mẹ bầu vẫn nên ưu tiên hàng đầu việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và thai nhi.

Bổ sung sắt đúng cách cho bà bầu

Bổ sung sắt đúng cách cho bà bầu

Bs Nguyễn Cảnh

Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu về sắt và acid folic tăng lên rất cao nên hầu hết phụ nữ bị thiếu máu do thiếu sắt.

Phụ nữ mang thai mắc trĩ có ảnh hưởng gì tới việc sinh con?

Phụ nữ mang thai mắc trĩ có ảnh hưởng gì tới việc sinh con?

Phương Thanh

Khi bị táo bón, phụ nữ mang thai thường có xu hướng rặn mỗi khi khó đi tiêu, càng rặn thường xuyên càng gây ra bệnh trĩ hoặc làm nặng thêm bệnh trĩ. Bà bầu bị trĩ sẽ gặp khó khăn khi sinh thường.

Nguyên nhân gây vô sinh ở cả nam và nữ giới ít ai ngờ đến

Nguyên nhân gây vô sinh ở cả nam và nữ giới ít ai ngờ đến

ThS. BS Lê Quang Dương

Vô sinh do nhiều nguyên nhân như do yếu tố sinh học, di truyền, lối sống, tuổi tác... Béo phì đã được xác định là một trong những nguyên nhân chính gây ra vô sinh ở cả nam và nữ giới.

Thuốc điều trị cảm lạnh khi mang thai

Thuốc điều trị cảm lạnh khi mang thai

DS. Hoàng Vân

Cảm lạnh khi mang thai nếu không được xử trí kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, đâu là cách chọn thuốc trị cảm lạnh an toàn cho phụ nữ mang thai?

10 thực phẩm giàu acid folic giúp phòng ngừa dị tật bẩm sinh

10 thực phẩm giàu acid folic giúp phòng ngừa dị tật bẩm sinh

Thu Phương

Acid folic là một trong những vitamin nhóm B có vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất các tế bào máu và sự phát triển của ống thần kinh thai nhi.