Đăng nhập sổ của bạn
Phụ nữ có thai bị hen cần lưu ý gì?
Nếu được kiểm soát tốt, người bệnh hen có thể chung sống với tình trạng này như người bình thường, vẫn có thể mang thai và sinh con, chỉ cần lưu ý một số điều dưới đây.
Theo PGS.TS.BSCKII Nguyễn Văn Đoàn, nguyên Giám đốc Trung tâm Dị ứng Miễn dịch Lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai, khoảng 7% phụ nữ có thai mắc bệnh hen. Các triệu chứng ho, khò khè, tức ngực, khó thở của bệnh hen xuất hiện trong thời kỳ mang thai có ảnh hưởng đến phát triển của thai nhi và tình trạng sức khỏe của người mẹ. Khoảng 30% phụ nữ có thai ảnh hưởng xấu lên bệnh hen của họ, 30% phụ nữ khác khi có thai làm cho bệnh hen tiến triển tốt hơn, còn lại 30% phụ nữ khác không thấy thay đổi bất thường.
Nếu cơn hen ở phụ nữ mang thai không được kiểm soát sẽ dẫn tới tình trạng khó thở thường xuyên gây thiếu ô xy thai, gây biến chứng cho thai nhi như: Đẻ non, suy thai, thai chậm phát triển, tăng huyết áp và tiền sản giật cho bà bầu.
Yếu tố khởi phát cơn hen ở phụ nữ mang thai gồm:
- Bụi nhà, nấm mốc, phấn hoa.
- Lông động vật nuôi (chó, mèo…).
- Hoặt động gắng sức.
- Không khí lạnh.
- Khói thuốc (trực tiếp hút thuốc hoặc hít phải).
- Tất cả các thuốc sử dụng điều trị hen đường hít liều thông thường vẫn an toàn từ trước khi thụ thai đến khi sinh. Nên nhớ, để cho hen kém kiểm soát, đặc biệt là tình trạng thiếu ô xy sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi hơn bất cứ loại thuốc nào dùng để điều trị hen.
- Sử dụng corticoid đường toàn thân cũng không ảnh hưởng đáng kể tới thai nhi. Khi thuốc dùng liều lớn hay nhiều đợt điều trị thường xuyên cho bệnh nhân có thể làm giảm trọng lượng khi sinh của trẻ, tuy nhiên ảnh hưởng này không lớn bằng tình trạng thiếu ô xy do kiểm soát hen kém.
-Thuốc cường beta 2 liều cao đường uống, tiêm gây ức chế cơn co tử cung, dùng đường hít ít ảnh hưởng.
Xử trí tại nhà khi lên cơn hen ở phụ nữ có thai
Khi phụ nữ có thai lên cơn hen, hãy xử trí tương tự như lúc không mang thai. Cụ thể: Ưu tiên cắt cơn bằng thuốc giãn phế quản dạng hít.
- Hen khó kiểm soát.
- Cân nhắc dùng liều corticoid liều cao và kéo dài.
- Có bệnh nguy hiểm khác như: Bệnh tim, xơ phổi, rối loạn chuyển hóa…
Tóm lại: Phụ nữ bị hen hoàn toàn có thể mang thai và sinh con như những người bình thường. Tuy nhiên, cần lưu ý kiểm soát tốt cơn hen và sử dụng thuốc điều trị hen đầy đủ vì để cho hen kém kiểm soát, đặc biệt là tình trạng thiếu ô xy sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi hơn bất cứ loại thuốc nào dùng để điều trị hen.
02/03/2023 11:54
Phụ nữ mang thai rất cần canxi, vì nếu thiếu loại khoáng chất này sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ với sức khỏe bà mẹ và sự phát triển của em bé.
Hầu hết các loại sữa đều có chứa đường. Do đó việc chọn sữa đối với mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ thực sự một lựa chọn khó khăn.
Ngứa âm đạo khi mang thai là một khó chịu phổ biến mà hầu hết phụ nữ đều gặp phải. Một số bệnh nhiễm trùng hoặc tiếp xúc với các sản phẩm hóa học có thể gây ngứa âm đạo.
Sàn chậu có vai trò quan trọng và chủ yếu trong thai kỳ nhưng nhiều phụ nữ chưa biết được chức năng hoặc thậm chí sự tồn tại của sàn chậu. Mang thai và sinh con có thể tác động mạnh đến sàn chậu.
Trong thời gian mang thai, hầu hết phụ nữ đều có thể xuất hiện bệnh trên da. Những bệnh về da có ảnh hưởng đến thai nhi?
Chế độ ăn uống gồm những loại thực phẩm tốt nhất sẽ giảm được chứng ợ nóng, ợ chua do trào ngược dạ dày khi mang thai.
Kết quả một nghiên cứu mới đây đăng trên Tạp chí Neurology cho thấy, có mối liên quan giữa huyết áp cao khi mang thai với các vấn đề về nhận thức sau này trong cuộc sống, góp phần làm tăng thêm các nguy cơ như đột quỵ và bệnh tim ở phụ nữ.
Có nhiều yếu tố gây suy giảm chất lượng giấc ngủ khi mang thai. Để cải thiện giấc ngủ, bạn nên thiết lập một số thói quen lành mạnh, dễ thực hiện vào mỗi tối.
PGS.TS.BS Nguyễn Thanh Long, BV Việt Đức vừa thực hiện một ca phẫu thuật mổ lấy vòng tránh thai nằm 1/2 trong ổ bụng và 1/2 trong bàng quang ở một bệnh nhân 40 tuổi.
Ở những phụ nữ bị nhiễm virus Marburg khi đang mang thai, virus vẫn tồn tại trong nhau thai, nước ối và thai nhi. Với những phụ nữ bị nhiễm bệnh khi đang cho con bú, virus có thể tồn tại trong sữa mẹ.