Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Phòng bệnh mùa nắng nóng cho trẻ

Mùa hè nắng nóng là nỗi lo ngại lớn đối với nhiều phụ huynh. Nhiệt độ tăng cao bất thường sẽ kèm theo nguy cơ trẻ bị suy kiệt vì nóng, thậm chí là say nắng. Dưới đây là những lưu ý để cha mẹ biết cách chăm sóc trẻ phòng bệnh mùa nắng.

Nắng nóng gay gắt: Cách bảo vệ sức khỏe cho trẻ khi nhiệt độ tăng caoNắng nóng gay gắt: Cách bảo vệ sức khỏe cho trẻ khi nhiệt độ tăng cao

SKĐS - Những tuyệt chiêu sau sẽ giúp cha mẹ làm mát cơ thể ngày nắng nóng cho trẻ và bảo vệ sức khỏe mùa hè, giúp con khỏe mạnh và có một mùa hè thật ý nghĩa.

Trẻ dễ ốm khi thời tiết nắng nóng

Trẻ em dễ bị tổn thương khi thời tiết nắng nóng bởi sức đề kháng còn kém, nên dễ bị ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài, nhất là thời tiết. Do hệ miễn dịch và tỉ lệ lượng nước trong cơ thể của trẻ khác với người lớn, nên khi thời tiết nắng nóng làm cho trẻ thích nghi kém hơn và dễ ra nhiều mồ hôi. Điều này dẫn đến tình trạng vi khuẩn, virus tấn công gây bệnh, kèm với đó là tình trạng mất nước sẽ khiến trẻ dễ bị ốm hơn người lớn.

Các bệnh hay gặp mùa hè ở trẻ là nhiễm trùng đường tiêu hoá, ngộ độc thức ăn, bệnh hô hấp do các loại virus; phổ biến không kém là các bệnh viêm da, mụn nhọt, sốt virus…

Nhiệt độ tăng cao bất thường sẽ kèm theo nguy cơ trẻ bị suy kiệt vì nắng nóng. Ảnh minh hoạ.

Phòng bệnh cho trẻ mùa nóng nắng

Dưới đây là những nguyên tắc để phòng bệnh cho trẻ:

- Thực hiện ăn uống hợp vệ sinh, đủ dinh dưỡng cho trẻ

Mùa hè cần chú ý đến thực hiện an toàn vệ sinh trong chế biến thực phẩm, nhằm tránh ngộ độc cho trẻ. Ngoài ra, đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ trong mùa nắng sẽ giúp trẻ nâng cao sức đề kháng. Để làm được việc này cha mẹ cần cho trẻ ăn uống và bổ sung lượng nước đầy đủ, đặc biệt là những loại nước uống giàu khoáng chất, nhiều vitamin có trong trái cây.

Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau xanh, tránh thức ăn nhiều dầu mỡ, nước ngọt có ga...

Cần chế biến và bảo quản thức ăn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Hướng dẫn trẻ có thói quen vệ sinh cá nhân, nhắc nhở, hướng dẫn trẻ rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, giúp loại bỏ những tác nhân gây bệnh nguy hiểm từ đôi bàn tay trẻ.

- Chú ý đến môi trường sống trong lành và an toàn

Để hạn chế lây các bệnh lý truyền nhiễm, cha mẹ cần chú ý đến môi trường sống thông thoáng, trong lành. Cần sắp xếp nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ để tránh sự phát triển của côn trùng, ruồi, muỗi hay các vi sinh vật có hại khác. Nơi ở cần phát quang môi trường, loại bỏ những nơi nước đọng nhằm ngăn chặn sự phát triển của muỗi vằn, vì nó là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết. Ngoài ra, phụ huynh có thể tạo thói quen ngủ màn, tham gia phong trào diệt lăng quăng…

Mùa hè do trẻ được nghỉ học, cha mẹ cần quản lý thời gian của các con, không cho trẻ tắm sông, suối, ao gần nhà, phòng trường hợp đuối nước. Leo trèo cây dễ té ngã.

- Không ở trong phòng quá nhiều hay chơi đùa dưới nắng gắt

Mùa nóng nhiệt độ môi trường bên ngoài luôn tăng cao, nhiều gia đình ngăn không cho trẻ ra ngoài, bắt trẻ vui chơi sinh hoạt trong phòng máy lạnh. Tuy nhiên, nếu ở trong phòng máy lạnh cả ngày, nhiệt độ phòng quá thấp so với ngoài trời, sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Việc ngồi cả ngày ở phòng máy lạnh trong thời gian kéo dài (thường trên 4 tiếng), và nhiệt độ phòng quá lạnh sẽ khiến trẻ dễ mắc bệnh đường hô hấp. Trong đó hay gặp nhất là trẻ dễ bị viêm họng, viêm amiđan, viêm thanh quản, viêm mũi xuất tiết...; Trẻ bị sốt, ho, chảy nước mũi, nghẹt mũi...

Cần đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ mùa nắng nóng để giúp nâng cao sức đề kháng. Ảnh minh hoạ.

Vì vậy, các khuyến cáo cho thấy, mùa nắng việc ở phòng mát là đúng, nhưng nên để nhiệt độ trong phòng thấp hơn nhiệt độ môi trường bên ngoài khoảng 8 - 10 độ C, hoặc duy trì nhiệt độ trong phòng khoảng 28 độ C là hợp lý.

Không cho trẻ trong phòng máy lạnh quá nhiều, cũng không nên cho trẻ hoạt động dưới nắng quá lâu. Tránh cho trẻ ra nắng và tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vào thời điểm từ 11 đến 3 giờ chiều, vì có thể gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe.

Ra ngoài khi trời nắng, hãy chú ý che chắn cho trẻ với những quần áo, mũ rộng vành để bảo vệ mặt, cổ và tai của trẻ. Kính mát và quần áo dùng để chống nắng rất hữu hiệu để giảm thiểu tác hại của ánh nắng mặt trời.

Dù là buổi sáng hay chiều cũng chú ý để trẻ chơi trong bóng mát của cây xanh, nếu không có cây xanh, hãy cho trẻ chơi ở hiên nhà. Không cho trẻ chơi dưới ánh nắng gay gắt, không phơi nắng trực tiếp, có thể dẫn đến sốc nhiệt, say nắng, mất nước...

Ngoài ra, cha mẹ cần lưu ý cho trẻ tiêm phòng vaccine đầy đủ, đúng lịch sẽ giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả. Do thời tiết oi bức nên cho trẻ mặc đồ thoáng mát.

Trẻ có thể bị say nắng nếu tham gia các hoạt động ngoài trời quá lâu, khiến cơ thể bị mất nước và muối khoáng qua sự bài tiết mồ hôi trên da, qua hơi thở.

Khi phát hiện trẻ bệnh, phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Mời độc giả xem thêm video:

Nghỉ Hè: Trẻ Ăn Gì Đảm Bảo Sức Khỏe Và Phòng Bệnh Mùa Hè

25/05/2023 08:22

Phân biệt ho gà và ho thường

Phân biệt ho gà và ho thường

BS. Nguyễn Văn Tâm

Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh viêm họng

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh viêm họng

BS Nguyễn Văn Dũng

Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…

Cách chữa thủy đậu nhanh khỏi

Cách chữa thủy đậu nhanh khỏi

BS Trần Anh Tuấn

Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.

Phòng ngừa viêm đường hô hấp trên cho trẻ khi giao mùa

Phòng ngừa viêm đường hô hấp trên cho trẻ khi giao mùa

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy

Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh quai bị

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh quai bị

BS Trần Anh Tuấn

Quai bị là căn bệnh phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Bệnh có tỷ lệ mắc cao ở những vùng dân cư đông đúc, điều kiện sống kém và nơi có khí hậu lạnh.

Những thuốc kháng sinh không dùng cho trẻ

Những thuốc kháng sinh không dùng cho trẻ

DS.Nguyễn Minh Thành

Kháng sinh là dược chất đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị các bệnh do vi khuẩn. Nhưng thuốc cũng gây ra các tác dụng phụ. Đặc biệt là một số kháng sinh còn gây ra tác dụng phụ rất nghiêm trọng cho trẻ.

Cách ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ em

Cách ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ em

DS. Nguyễn Thu Giang

Vitamin D thường được gọi là “vitamin ánh nắng”, rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, giúp hình thành xương chắc khỏe và hỗ trợ hệ thống miễn dịch…

Những điều cha mẹ cần biết khi điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ

Những điều cha mẹ cần biết khi điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ

BS. Hoàng Thị Cúc

Khi thời tiết thay đổi, nhất là mùa Xuân rất nhiều trẻ bị viêm mũi dị ứng. Cha mẹ thường sốt ruột và muốn dùng thuốc cho trẻ mau khỏi. Nhưng dùng thuốc như thế nào để hiệu quả và có cách gì đề ngăn ngừa viêm mũi dị ứng cho bé?

Viêm màng não mô cầu có lây không?

Viêm màng não mô cầu có lây không?

Ths.BS Kiều Thanh

Trẻ em mắc viêm màng não mô cầu có thể tử vong trong vòng 24 giờ sau khi triệu chứng đầu tiên xuất hiện nếu không được điều trị kịp thời.

Điều trị thủy đậu và các biện pháp khắc phục tại nhà

Điều trị thủy đậu và các biện pháp khắc phục tại nhà

DS. Hoàng Thu Thủy

Thủy đậu là một bệnh nhiễm trùng do virus gây phát ban với các mụn nước chứa chất lỏng bên trong, gây ngứa phát triển trên bề mặt da.