Đăng nhập sổ của bạn
Phân biệt thoát vị bẹn ở trẻ với các tật khác
Thoát vị bẹn trẻ em là hiện tượng thoát vị xảy ra ở vùng bẹn. Đây là bệnh bẩm sinh do còn tồn tại ống phúc tinh mạc. Ống phúc tinh mạc kéo dài từ bụng của trẻ đến bộ phận sinh dục.
Thoát vị bẹn sẽ để lại một lỗ hổng, làm cho ruột của trẻ có xu hướng trượt xuống. Cha mẹ có thể nhìn và sờ thấy một khối phồng ở bẹn hoặc bìu của con, khối phồng thường xuất hiện khi trẻ khóc, ho hoặc chạy chơi. Bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm.
Thoát vị bẹn là tên gọi tình trạng các thành phần trong ổ bụng sa xuống vùng bẹn – bìu qua đường thông bẩm sinh từ bụng xuống bẹn - bìu (đường thông này ở bé trai gọi là ống phúc tinh mạc, ở bé gái gọi là ống Nuck).
Đây là bệnh lý thường gặp ở trẻ em, tỷ lệ 1 - 3%, xuất hiện ở bé trai nhiều hơn bé gái; 60% trường hợp xuất hiện bên phải, 30% bên trái và 10% ở cả hai bên. Thoát vị bẹn thường chỉ xuất hiện ở một bên bẹn. Bên phải thường gặp hơn bên trái, khoảng 10% trường hợp thoát vị bẹn gặp ở cả hai bên.
Trong thời kỳ phôi thai, vào khoảng tháng thứ bảy, khi tinh hoàn di chuyển xuống bìu sẽ kéo theo nếp phúc mạc tạo thành một túi dạng ống gọi là ống phúc tinh mạc. Bình thường khi trẻ sinh ra thì ống này đóng lại, nếu ống này không đóng lại sẽ tạo điều kiện cho các cơ quan trong ổ bụng (thường là ruột) chui xuống ống, làm thành một khối phồng ở vùng bẹn, gọi là bệnh lý thoát vị bẹn.
Thoát vị bẹn có thể gây tổn thương ruột, do ruột bị thắt nghẹt và gây teo tinh hoàn do mạch máu nuôi tinh hoàn bị chèn ép.
Khi trẻ khóc, ho hoặc chạy nhảy, bìu và bẹn phình to ra. Cha mẹ quan sát sẽ thấy xuất hiện một khối u phồng ở vùng bẹn của trẻ.
+ Ở trẻ trai khối phồng này còn lan đến vùng bìu.
+ Ở trẻ gái là vùng mu - môi lớn.
Nếu trẻ nằm yên rất khó phát hiện khối phồng, vì khi đó khối thoát vị (dịch ổ bụng hoặc ruột) lại chui về ổ bụng, vùng bẹn của trẻ trở về trạng thái bình thường.
Cha mẹ có thể nắn vào vùng phồng và sờ được túi thoát vị. Khối thoát vị mềm, nắn không đau. Có thể đẩy khối thoát vị di chuyển.
Bệnh nặng hơn là khi khối thoát vị bị nghẹt, không trở lại ổ bụng được, khiến cho vùng u phồng có thể sưng đau, kèm theo đó là những cơn quặn đau bụng dữ dội, bụng trướng, táo bón, trẻ quấy khóc, nôn hoặc buồn nôn.
- Trẻ mắc tràn dịch màng tinh hoàn: Nguyên nhân cũng do tồn tại ống phúc tinh mạc, nhưng chỉ có dịch từ ổ bụng đi xuống nên dân gian thường gọi là bị "dái nước". Một dạng của tràn dịch màng tinh hoàn là khi phần nước không thông thương với ổ bụng gọi là "nang thừng tinh". Các trường hợp này có thể theo dõi đến 1 tuổi.
- Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh: Bìu to, xệ, mạch máu giãn ngoằn ngoèo dưới da bìu.
- Bệnh viêm tinh hoàn: Bìu sưng, nóng, đỏ, đau, có thể kèm sốt.
- Bệnh u tinh hoàn: Bìu to nhưng sờ thấy tinh hoàn cứng.
Ngoài ra, trẻ có thể bị tụ máu bìu do chấn thương: Có tiền sử chấn thương trước đó, bìu to, có vết máu bầm.
Vì vậy, nếu thấy trẻ có những biểu hiện trên, cha mẹ cần cho trẻ đi khám càng sớm càng tốt. Dựa trên những biểu hiện lâm sàng và các xét nghiệm hỗ trợ, bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng bệnh và đưa ra phương án điều trị hiệu quả.
- Thoát vị bẹn ở bé gái
Cha mẹ nhìn sẽ thấy phần trên môi lớn của cơ quan sinh dục to hơn bình thường. Cơ quan thòng xuống thường là buồng trứng, có thể bị tổn thương trong trường hợp thoát vị nghẹt.
- Thoát vị bẹn nghẹt
Nhìn thấy khối phồng ở vùng bẹn – bìu hay vùng bẹn – môi lớn, sờ thấy căng, ấn đau. Trẻ bứt rứt, quấy khóc, bỏ bú, nôn ói. Nếu đến bệnh viện muộn, trẻ đau dữ dội hơn, nôn ra dịch vàng, có thể đi tiêu ra máu, khối phồng lúc này sưng cứng, sờ rất đau.
07/06/2023 18:11
Bệnh đau mắt đỏ đang lan nhanh và bùng phát tại nhiều địa phương. Dù các phương tiện truyền thông tích cực phổ biến về căn bệnh này, nhưng vẫn có những quan niệm sai lầm khi chăm sóc mắt đỏ khiến cho bệnh không đỡ mà còn biến chứng nặng hơn.
Mới đây ngành y tế tỉnh Đồng Nai và Bình Dương ghi nhận 2 ca bệnh đậu mùa khỉ. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM thông tin đã có 8 người tiếp xúc với bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ và đang được theo dõi
Áp xe sau họng là một bệnh không phổ biến nhưng có khả năng đe dọa tính mạng, chiếm tỷ lệ cao trong các bệnh gây tử vong ở trẻ dưới 2 tuổi. Đây là tình trạng tụ mủ ở phía sau họng, thường là biến chứng của viêm VA ở trẻ dưới 8 tuổi.
Mỗi năm trên thế giới có gần 1 triệu trẻ em tử vong do vi khuẩn kháng kháng sinh. Việt Nam là nước có tỷ lệ lạm dụng kháng sinh khá cao...
Nhiều trẻ bị ho dùng thuốc mà không dứt cơn ho. Vậy nguyên nhân từ đâu mà chữa ho cho trẻ mãi không khỏi.
Trẻ đang chơi đùa bình thường bỗng dưng đau bụng, nôn ói, … đó rất có thể là những dấu hiệu trẻ đang bị lồng ruột – một cấp cứu ngoại khoa nghiêm trọng mà phụ huynh cần hết sức cảnh giác.
Nhiễm trùng hô hấp cấp tính có thể gặp phải các biến chứng như viêm phế quản, viêm phổi, nguy hiểm hơn là suy hô hấp gây tử vong nếu không được điều trị đúng và kịp thời.
Bỏng điện là loại bỏng nặng, có tỷ lệ tử vong cao, nếu điều trị khỏi cũng thường để lại di chứng nặng nề: Giảm hoặc mất chức năng vận động (93,6%), tàn phế (51,6%).
Áp xe sau họng là một bệnh không phổ biến nhưng có khả năng đe dọa tính mạng, chiếm tỷ lệ cao trong các bệnh gây tử vong ở trẻ dưới 2 tuổi.
Tinh hoàn ẩn là một hiện tượng bất thường đối với các bé trai. Trường hợp này có cần phải can thiệp y tế ngay hay chỉ theo dõi?