Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Những sai lầm thường gặp hạn chế phát triển chiều cao của trẻ

Vì sao cho ăn uống và tập luyện đầy đủ mà con mình vẫn thấp hơn các bạn cùng trang lứa. Điều gì khiến con bạn không phát triển chiều cao được?

Dưới đây là những cản trở khiến trẻ không phát triển được chiều cao tối ưu

- Bố mẹ lùn thì con không cao được

Nhiều cha mẹ cho rằng yếu tố di truyền sẽ quyết định chiều cao của trẻ nên không thể cải thiện được tình trạng này. Điều này không hẳn đúng, mặc dù yếu tố di truyền góp phần quan trọng đến sự phát triển chiều cao của trẻ nhưng cha mẹ vẫn có thể giúp con cải thiện chiều cao bằng nhiều con đường khác. 

- Cho trẻ ngồi quá sớm

Nhiều cha mẹ thấy con cứng cáp nên cho tập ngồi sớm, điều này ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Nếu trẻ tập ngồi sớm, thì gáy, cơ lưng, xương cổ và cột sống đều chưa đủ cứng để đỡ toàn bộ phần đầu nặng… và sau này dễ hình thành lưng gù, vẹo cột sống, 2 vai không cân. Do vậy, cha mẹ không cho trẻ tập ngồi sớm, cần phải chờ đến khi cột sống và cơ lưng của trẻ đủ lực, đủ cứng mới cho trẻ ngồi.

- Thói quen xấu khi trẻ tập đi

Khi trẻ tập đi, cha mẹ không để ý nên trẻ đi thế nào cũng được, tuy nhiên có một số vấn đề ở thời kỳ này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Nếu trẻ đi nhón chân hoặc ngồi để chân ra sau tạo thành chữ W có thể ảnh hưởng đến cấu trúc đùi và dáng đi của trẻ. Khi đó hai chân sẽ và vùng lưng sẽ có cảm giác bị căng thẳng, gò bó do không được duỗi ra, điều này cũng khiến cho chiều cao của trẻ bị ảnh hưởng.

Giấc ngủ rất quan trọng với sự phát triển chiều cao của trẻ. Ảnh minh hoạ.
- Giấc ngủ của trẻ

Giấc ngủ rất quan trọng với sự phát triển chiều cao của trẻ, nếu vì một lý do nào đó trẻ ngủ không ngon, ngủ không sâu giấc, ngủ ít thì sẽ cản trở sự phát triển chiều cao của trẻ. Thực tế cho thấy, ngủ đủ là động lực để phát triển chiều cao, vì trong lúc ngủ cơ thể tiết ra lượng hormone sinh trưởng vô cùng cao, cao hơn bình thường gấp 3 - 4 lần. Ngoài ra, khi trẻ ngủ toàn bộ cơ bắp và xương cốt đều ở trạng thái thả lỏng, khớp càng có khả năng phát triển tốt hơn.

Các nghiên cứu cho thấy trong khi ngủ nội tiết tố tăng trưởng trong máu sẽ được sản sinh mạnh mẽ, giúp hồi phục cơ xương khớp sau một ngày dài vận động; hệ cơ bắp, dây chằng, xương, sụn được nghỉ ngơi, sửa chữa và tái tạo. Cùng với ngủ đủ giấc, việc đi ngủ đúng giờ cũng quan trọng không kém. Thực tế, hormone tăng trưởng sẽ tiết ra nhiều nhất từ khoảng 23 giờ - 3 giờ sáng. Nếu trẻ không chìm sâu vào giấc ngủ lúc này thì việc tăng chiều cao cũng sẽ bị giảm. 

Để có một giấc ngủ tốt, cha mẹ hãy duy trì thói quen của trẻ đều đặn mỗi ngày, không cho trẻ sử dụng các thiết bị điện tử vào buổi tối trước khi đi ngủ…

- Cho trẻ ăn nhiều sẽ phát triển chiều cao sớm

Với suy nghĩ trẻ suy dinh dưỡng sẽ thấp còi, vì vậy cần phải cho trẻ ăn nhiều chất bổ dưỡng, ăn liên tục sẽ giúp trẻ lớn nhanh. Điều này không hẳn đúng và sẽ cản trở sự phát triển chiều cao của trẻ. Việc ăn uống phải cân đối, khoa học, bồi bổ dưỡng chất một cách hợp lý là cơ sở để trẻ phát triển thể chất. Không phải cứ ăn càng nhiều thì trẻ sẽ càng chóng lớn, càng phát triển chiều cao tối ưu. Thực tế cho thấy nếu như trẻ ăn vặt liên tục, ăn nhiều khiến trẻ luôn trong trạng thái ăn quá no, không có cảm giác đói, thì khả năng tiết ra kích thích tố sẽ bị giảm. Vì khi trẻ đói cũng là lúc tuyến yên ở não sẽ tiết ra kích thích tố giúp xương khớp trẻ phát triển mạnh hơn.

Việc ăn uống phải cân đối, khoa học bồi bổ dưỡng chất một cách hợp lý là cơ sở để trẻ phát triển chiều cao. Ảnh minh hoạ.
- Không cho trẻ hoạt động ngoài trời

Nhiều cha mẹ lo con ốm, cảm lạnh nên không cho trẻ ra ngoài vui đùa và hoạt động ngoài trời, chỉ cho trẻ ngồi chơi trong nhà. Điều này dẫn đến cản trở sự phát triển chiều cao của trẻ. Trên thực tế cho thấy, trẻ cần phải tích cực hoạt động ngoài trời, chạy nhảy, hoạt động thể thao... mới giúp trẻ tăng trưởng tốt, phát huy được chiều cao tối đa.

Cha mẹ cần khuyến khích và tạo điều kiện cho con trẻ vận động và tập luyện thể dục thể thao. Khi trẻ còn bé, hãy hướng dẫn trẻ tập những động tác đơn giản như co giãn chân, ngồi xuống đứng lên...

Khi trẻ lớn tích cực cho trẻ bơi lội, vì phương thức vận động này mang lại nhiều lợi ích trong việc thúc đẩy sự phát triển xúc giác và cột sống của trẻ, giúp chân tay phối hợp nhịp nhàng, tăng cường khả năng tích hợp của não và rõ rệt nhất là bơi lội giúp trẻ có thân hình cao lớn.

Tóm lại: Để trẻ phát triển chiều cao tối ưu, ngoài việc ăn uống đủ chất dinh dưỡng, cha mẹ cần cho trẻ ngủ hợp lý và thường xuyên cho trẻ vận động. Để kích thích cơ thể trẻ phát triển chiều cao, một điều cũng quan trọng không kém chính là nuôi dưỡng trẻ trong một môi trường lành mạnh. Trẻ cần được lớn lên, sinh hoạt, học tập trong bầu không khí không khói thuốc, hạn chế ô nhiễm, tiếng ồn…

Ngoài ra, tuyệt đối không được để trẻ sử dụng rượu, bia, chất kích thích hay các loại đồ ăn, thức uống gây ảnh hưởng tới sức khoẻ, cũng như cản trở sự phát triển chiều cao ở trẻ.

17/04/2023 10:04

Tiêu chảy cấp ở trẻ em mùa nắng nóng

Tiêu chảy cấp ở trẻ em mùa nắng nóng

BS Nguyễn Lê Thanh

Trẻ em sức đề kháng kém nên rất dễ mắc tiêu chảy, khi mắc bệnh các triệu chứng dễ chuyển biến nặng, kéo dài hơn so với người lớn.

Ăn nước hầm xương có lợi gì cho sức khỏe?

Ăn nước hầm xương có lợi gì cho sức khỏe?

Thu Phương

Không chỉ tạo vị ngon, ngọt cho món ăn, nước hầm xương còn có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe xương khớp, da, đường ruột và giải độc cơ thể.

Phòng suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi

Phòng suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi

BS. Nguyễn Ngọc Sáng

Suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ.

Ngộ độc thực phẩm và một số biện pháp phòng tránh cho học sinh

Ngộ độc thực phẩm và một số biện pháp phòng tránh cho học sinh

ThS. Lê Hồng Dũng – Trưởng khoa Hóa thực phẩm – Viện Dinh dưỡng

Ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính xảy ra do ăn, uống phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc, biểu hiện bằng những triệu chứng dạ dày - ruột, thần kinh hoặc những triệu chứng khác tuỳ theo tác nhân gây ngộ độc.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh Đái tháo đường dịp Tết

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh Đái tháo đường dịp Tết

TS Nguyễn Trọng Hưng, Viện Dinh dưỡng

Người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) cần lưu ý những gì trong dịp Tết? Sau đây là một số các gợi ý để người bệnh ĐTĐ cần chú ý:

Cách tăng mức vitamin D trong mùa cảm lạnh và cúm

Cách tăng mức vitamin D trong mùa cảm lạnh và cúm

Bích Ngọc

Vitamin D là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch và cơ thể dễ bị thiếu hụt chất này trong mùa lạnh và cúm, đặc biệt trong những tháng mùa đông có ít ánh sáng mặt trời hơn.

Suy dinh dưỡng do thiếu hụt protein - năng lượng ở trẻ em

Suy dinh dưỡng do thiếu hụt protein - năng lượng ở trẻ em

Anh Vũ

Suy dinh dưỡng thường được coi là tình trạng thiếu calo hoặc thiếu một hoặc nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và sự phát triển trí não ở trẻ em.

Dinh dưỡng hợp lý và chăm sóc trẻ viêm đường hô hấp

Dinh dưỡng hợp lý và chăm sóc trẻ viêm đường hô hấp

BS. Lê Thị Loan – Khoa Khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em – Viện Dinh dưỡng

Viêm đường hô hấp ở trẻ tăng cao theo chu kỳ mỗi năm, thời điểm trẻ bị mắc nhiều nhất là vào khoảng tháng 9- tháng 12 hàng năm, khi thời tiết giao mùa. Trẻ bị viêm hô hấp thường có biểu hiện: đau họng, sổ mũi, ho, sốt, khan tiếng…

Không uống được sữa, nên ăn 7 loại thực phẩm giàu canxi

Không uống được sữa, nên ăn 7 loại thực phẩm giàu canxi

Thiên Châu

Canxi là một khoáng chất cần thiết thường được biết đến có trong sữa và các loại hải sản. Tuy nhiên, một số loại thức ăn từ thực vật cũng chứa hàm lượng canxi cao.

Cho trẻ ăn gì để không mắc bệnh đường hô hấp khi trời rét đậm, rét hại?

Cho trẻ ăn gì để không mắc bệnh đường hô hấp khi trời rét đậm, rét hại?

Quỳnh Mai

Miền Bắc đang ở trong những ngày rét đậm, khiến trẻ dễ mắc bệnh, đặc biệt các bệnh về đường hô hấp. Để phòng bệnh, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các loại vitamin cần thiết, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.