Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Những lưu ý khi tiêm vaccine thủy đậu cho trẻ

Virus Varicella zoster chính là nguyên nhân gây ra bệnh thủy đậu.Ai cũng có thể mắc nhưng bệnh phổ biến nhiều ở trẻ em.

Virus Varicella zoster chính là nguyên nhân gây ra bệnh thủy đậu. Ai cũng có thể mắc nhưng bệnh phổ biến nhiều ở trẻ em. Biến chứng của bệnh để lại những hậu quả nghiêm trọng vì thế cần được điều trị sớm, đúng. Và tiêm vaccine phòng thủy đậu chính là phương pháp hữu hiệu, đơn giản nhưng lại hiệu quả cao trong việc phòng ngừa bệnh.

1. Một số lưu ý về bệnh thủy đậu ở trẻ

Khi nhiễm phải virus Varicella zoster bệnh nhân gặp phải một số triệu chứng: mệt mỏi, nhức đầu, chán ăn, và đặc biệt là trên da xuất hiện những nốt mụn có chứa dịch. Ban đầu những mụn nước này thường mọc ở đầu và mặt, sau đó sẽ lan dần ra toàn thân, nhất là những vùng như sườn, bả vai, nách, lưng, hiếm khi xuất hiện ở bàn chân và bàn tay.

Trong trường hợp phát hiện con mình bị thủy đậu cha mẹ có thể chăm sóc con tại nhà dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Trong trường hợp bệnh nhân không được phát hiện và điều trị sớm,  có thể gặp phải một số biến chứng như: để lại sẹo sâu và khó hồi phục, viêm da do bội nhiễm, viêm tai, viêm thanh quản, thậm chí là viêm phổi, viêm não.

Trong trường hợp phát hiện con mình bị thủy đậu cha mẹ có thể chăm sóc con tại nhà dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Để tránh lây lan và gặp biến chứng cần cho trẻ cách ly với trẻ lành, nghỉ ngơi, vệ sinh thân thể bằng nước ấm, súc miệng hằng ngày, dinh dưỡng đầy đủ.

2. Thông tin cần biết về tiêm vaccine thủy đậu

Hiện nay, có 2 loại vaccine thủy đậu phổ biến là Varivax và Varicella. Ở nước ta, lịch tiêm vaccine thủy đậu được áp dụng phổ biến như sau:

Trẻ em từ 12 tháng đến 12 tuổi:
  • Mũi 1: Khi trẻ 12 tháng tuổi, liều 0,5ml, tiêm dưới da
  • Mũi 2: Khi trẻ 4 - 6 tuổi, liều 0,5ml, tiêm dưới da
Thanh thiếu niên từ 13 tuổi trở lên (chưa mắc bệnh thủy đậu lần nào):
  • Mũi 1: liều 0,5ml, tiêm dưới da
  • Mũi 2: cách mũi 1 từ 4 - 8 tuần, liều 0,5ml, tiêm dưới da
Sau khi tiêm vaccine vẫn cần hạn chế tiếp xúc với những người bị bệnh hoặc có nguy cơ bị bệnh vì lúc này cơ thể chưa có đủ kháng thể để phòng bệnh.
3. Những điều cần lưu ý khi tiêm vaccine thủy đậu cho trẻ
  • Thông báo với bác sĩ tư vấn tiêm chủng nếu trẻ có tiền sử dị ứng các mức độ khi tiêm vaccine. Những trẻ có tiền sử dị ứng nặng hoặc phản vệ với vaccine hay bất cứ dị nguyên nào nên được đánh giá toàn diện và tiêm chủng tại bệnh viện.
  • Trẻ có sức để kháng yếu, mắc bệnh ung thư, đang hóa trị, xạ trị, mắc các bệnh lý về máu, suy giảm hệ miễn dịch cần được khám và đánh giá tại bệnh viện để được tư vấn có thể tiêm hoặc không tiêm vaccine.
  • Trong trường hợp trẻ bị sốt cao, đang mắc bệnh mạn tính hoặc nhiễm khuẩn cấp tính, trẻ đang trong thời gian hồi phục sức khỏe,… nên dời lịch hoặc hoãn tiêm cho trẻ.
  • Sau khi tiêm vaccine, vẫn cần hạn chế tiếp xúc với những người bị bệnh hoặc có nguy cơ bị bệnh vì lúc này cơ thể chưa có đủ kháng thể để phòng bệnh.
  • Cần được theo dõi sau tiêm ít nhất 30 phút. Trong trường thấy trẻ ngay sau tiêm bị chóng mặt, buồn nôn thì bạn nên thông báo ngay với nhân viên y tế tại phòng tiêm chủng
  • Lưu ý không bôi, đắp lên vết tiêm để tránh sưng, viêm, nhiễm trùng.

31/10/2022 10:10

5 điều quan trọng về vaccine HPV ai cũng nên biết

5 điều quan trọng về vaccine HPV ai cũng nên biết

Mỹ Uyên

Vaccine HPV an toàn, hiệu quả và bảo vệ chống lại virus u nhú ở người, loại virus có thể dẫn đến ung thư.

Tiêm phòng bệnh thủy đậu rồi có thể mắc bệnh không?

Tiêm phòng bệnh thủy đậu rồi có thể mắc bệnh không?

BS Nguyễn Thị Bích

Thủy đậu là bệnh lây nhiễm, những người chưa từng mắc bệnh hoặc chưa được tiêm phòng thì 90% sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh nếu tiếp xúc với người đang bị thủy đậu. Nhiều người thắc mắc vậy khi tiêm phòng thủy đậu rồi thì liệu có bị thủy đậu không?

Vaccine có vai trò quan trọng như thế nào trong việc phòng ngừa bệnh phế cầu khuẩn?

Vaccine có vai trò quan trọng như thế nào trong việc phòng ngừa bệnh phế cầu khuẩn?

Hùng Anh – Phú Tiến

Phế cầu khuẩn (còn có tên Streptococcus Pneumoniae) là một trong những loại vi khuẩn có mức độ nguy hiểm khá cao và là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng.

Vắc xin phế cầu khuẩn bảo vệ cơ thể như thế nào?

Vắc xin phế cầu khuẩn bảo vệ cơ thể như thế nào?

Hùng Anh – Phú Tiến

Bác sĩ Nguyễn Huy Luân - trưởng đơn vị tiêm chủng Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM - cho biết phế cầu khuẩn là một trong những tác nhân hàng đầu gây nhiễm trùng ở trẻ nhỏ, đặc biệt ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Ai nên tiêm vaccine bạch hầu?

Ai nên tiêm vaccine bạch hầu?

Bs Nguyễn Thu Linh

Những năm 1913, Von Behring đã phát triển vaccine bạch hầu và từ năm 1920 trở đi, vaccine bạch hầu đã được phân bố rộng rãi.

Phân biệt phản ứng bình thường và bất thường sau tiêm vaccine

Phân biệt phản ứng bình thường và bất thường sau tiêm vaccine

Nguyễn Hà

Tiêm vaccine được coi là phương pháp tốt nhất giúp trẻ giảm thiểu nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, sau tiêm trẻ có thể gặp các phản ứng từ nhẹ đến nặng.

Tiêm vaccine không đúng lịch có sao không?

Tiêm vaccine không đúng lịch có sao không?

DS.Nguyễn Minh Thành

Tiêm vaccine đúng lịch bao gồm cả các mũi tiêm cơ bản và mũi tiêm nhắc lại, để giúp cơ thể được bảo vệ tối ưu nhất. Nếu trẻ tiêm vaccine muộn hoặc sớm hơn so với lịch đề nghị thì có ảnh hưởng gì đến hiệu quả của vaccine?

3 ca tử vong do bạch hầu, không tiêm chủng đầy đủ, dịch bệnh có nguy cơ quay trở lại

3 ca tử vong do bạch hầu, không tiêm chủng đầy đủ, dịch bệnh có nguy cơ quay trở lại

Nguyễn Hà

Đã có 3 ca tử vong tại Hà Giang do bạch hầu. Như vậy có thể thấy những bệnh dịch trước đây tưởng như đã có thể ngăn ngừa bằng tiêm chủng thì nay đã có nguy cơ quay trở lại nếu trẻ không được tiêm chủng đầy đủ.

Vì sao tiêm đủ liều vaccine vẫn có nguy cơ mắc bệnh?

Vì sao tiêm đủ liều vaccine vẫn có nguy cơ mắc bệnh?

Nguyễn Hà

Trên thực tế có những trẻ đã được tiêm vaccine mà vẫn mắc bệnh. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng này?

5 cách nghĩ sai lầm về tiêm vaccine khiến nguy cơ dịch bùng phát

5 cách nghĩ sai lầm về tiêm vaccine khiến nguy cơ dịch bùng phát

DS.Nguyễn Hải Đăng

Thực tế vẫn còn có những cách nghĩ sai lầm về vaccine, nên một số cha mẹ đã không đưa con đi tiêm phòng đầy đủ. Điều này có thể gây ra nhiều hệ lụy khôn lường. Dưới đây là một số sai lầm phổ biến...