Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Những bệnh lý về mắt khi mang thai

Quá trình mang thai có thể đi kèm với các tình trạng bệnh lý như tiền sản giật, sản giật, bệnh võng mạc thai nghén, mù vỏ não, hắc võng mạc, bệnh lý tắc mạch…

Một số bệnh lý về mắt trong quá trình mang thai bà bầu cần cảnh giác gồm:

Tiền sản giật và sản giật

Tiền sản giật là một dạng bệnh lý co thắt mạch máu gây tăng huyết áp kèm theo rối loạn chức năng các cơ quan đích hoặc thoát protein niệu. Sản giật là biểu hiện của các cơn co giật ở bệnh nhân bị tiền sản giật.

Biến chứng mắt xảy ra trên 25% đến 33% phụ nữ bị tiền sản giật và 50% ở những người bị sản giật. Các biểu hiện ở mắt của tiền sản giật hoặc sản giật có thể là mờ mắt, ám điểm, chứng sợ ánh sáng, rối loạn sắc giác , nhìn đôi, mất thị lực hai bên thoáng qua và mù vỏ não. Hầu hết những thay đổi thị giác này có thể đảo ngược và hồi phục trong thời kỳ hậu sản.

Các biểu hiện ở mắt của tiền sản giật hoặc sản giật có thể là mờ mắt, ám điểm, chứng sợ ánh sáng, rối loạn sắc giác, nhìn đôi, mất thị lực hai bên thoáng qua và mù vỏ não. Ảnh minh họa

Bệnh võng mạc thai nghén

Phát hiện ở mắt phổ biến nhất trong tiền sản giật hoặc sản giật. Loại bệnh võng mạc này thường có biểu hiện hẹp khu trú tại các tiểu động mạch võng mạc, gây phù võng mạc, xuất tiết và xuất huyết. Đôi khi gây nhồi máu trong lớp sợi thần kinh và xuất huyết dịch kính thứ phát do tân mạch hiện. Các trường hợp nặng có thể biểu hiện phù võng mạc, bong võng mạc xuất tiết nghiêm trọng, phù gai thị và bệnh lý thần kinh thị giác do thiếu máu cục bộ cấp tính. Nói chung, mức độ nghiêm trọng của tiền sản giật quyết định mức độ bệnh lý võng mạc.

Mù vỏ não

Một biến chứng mắt khác của tiền sản giật nặng hoặc sản giật là mù vỏ não, xảy ra ở 1% đến 15% trường hợp. Mất thị lực thường xảy ra trong bối cảnh khám mắt thông thường và phản ứng đồng tử còn. Người ta đưa ra giả thuyết rằng co thắt mạch dẫn đến thiếu máu cục bộ thoáng qua, phù và nhiễm độc tế bào và mất thị lực thoáng qua. Mặc dù hầu hết các trường hợp mù vỏ não đều được giải quyết ổn thỏa nhưng các khiếm khuyết thị trường vẫn có thể vẫn tồn tại. Biến chứng này có thể xảy ra cả trước và sau khi sinh và thường đi kèm với đau đầu, tăng phản xạ và liệt.

Bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch (CSC)

Tỷ lệ chung hàng năm của bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch (CSC) được ước tính là 0,01%. Đối với phụ nữ mang thai, con số này giảm xuống 0,008%. CSC trong thai kỳ xảy ra thường xuyên nhất trong quí III của thai kỳ. Những bệnh nhân này thường có biểu hiện giảm thị lực, ám điểm trung tâm, đồng tử chậm phục hồi sau khi bị chiếu sáng, nhìn biến dạng và mất thị lực màu bão hòa.

Sinh lý bệnh chính xác là không rõ. Tuy nhiên, người ta đưa ra giả thuyết rằng bệnh mạch máu hắc mạc và sự chuyển ion bất thường qua biểu mô sắc tố võng mạc dẫn đến thoát huyết thanh và tiết dịch dưới võng mạc và bong biểu mô sắc tố võng mạc. OCT thường là phương thức chẩn đoán hình ảnh ưa chuộng. Bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch thường tự khỏi khoảng ba tháng sau khi sinh, thậm chí không cần điều trị. Tuy nhiên, nó có thể tái phát ở cùng một mắt trong những lần mang thai tiếp theo.

Ảnh đáy mắt của một mắt bị bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch cho thấy dịch dưới võng mạc vùng hoàng điểm trên lâm sàng và ảnh chụp với OCT.

Bệnh lý tắc mạch

Mang thai được biết đến là một trạng thái tăng đông máu làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý về mắt như tắc động mạch và tĩnh mạch võng mạc, trong đó tắc động mạch phổ biến hơn. Cả hai bệnh lý có thể xuất hiện dưới dạng mất thị lực một mắt, không đau nhức.

Bệnh võng mạc giống Purtscher

Thường có biểu hiện mất thị lực nghiêm trọng ở cả hai bên ngay sau khi sinh. Khám đáy mắt cho thấy các đốm xuất tiết dạng cục bông có hoặc không có xuất huyết trong võng mạc. Những thay đổi này có thể biến mất theo thời gian. Hiếm khi có bằng chứng tắc động mạch trung tâm hoặc nhánh võng mạc và tắc tĩnh mạch võng mạc. Bệnh võng mạc có liên quan đến tiền sản giật, chuyển dạ đẻ , viêm tụy và tắc mạch nước ối... Tất cả đều có thể gây tắc động mạch võng mạc.

07/08/2023 17:52

Những rủi ro về sức khỏe khi mẹ bầu nuôi thú cưng

Những rủi ro về sức khỏe khi mẹ bầu nuôi thú cưng

Bảo Châu

Khi mang thai hoặc mới sinh con không phải là thời điểm tốt nhất để nuôi thú cưng như chó, mèo vì một số vật nuôi tiềm ẩn những rủi ro về an toàn và sức khỏe.

Phụ nữ mang thai có được dùng kem chống nắng?

Phụ nữ mang thai có được dùng kem chống nắng?

BS. Cao Đạt

Rất nhiều phụ nữ mang thai hoặc chuẩn bị mang thai quan tâm đến việc có sử dụng được kem chống nắng hay không? Nếu có thì nên dùng loại nào?

6 yếu tố gây dị tật bẩm sinh mẹ bầu nên biết

6 yếu tố gây dị tật bẩm sinh mẹ bầu nên biết

ThS. BS Lê Quang Dương

Dị tật bẩm sinh ảnh hưởng đến ngoại hình, chức năng cơ quan và sự phát triển về thể chất và tinh thần cho trẻ.

Sốt xuất huyết khi mang thai nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi

Sốt xuất huyết khi mang thai nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi

Quang Nhân

Phụ nữ mang thai nên hết sức thận trọng và thực hiện các biện pháp phòng ngừa sốt xuất huyết để luôn được bảo vệ, giữ an toàn cho thai nhi.

‏Bác sĩ lưu ý khi bổ sung sắt cho bà bầu

‏Bác sĩ lưu ý khi bổ sung sắt cho bà bầu

BSCKI Lại Thị Hương

Sắt có vai trò quan trọng đối với mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, thiếu sắt hay thừa sắt đều gây những tác động tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi…

Rách âm đạo khi sinh con – nỗi sợ hãi của phụ nữ

Rách âm đạo khi sinh con – nỗi sợ hãi của phụ nữ

Bác sĩ Nguyễn Tuấn Anh

Nếu vết rách âm đạo đứt sâu, chảy máu nhiều không xử trí kịp thời có nguy cơ khiến sản phụ bị mất máu cấp có thể đe dọa đến tính mạng.

6 nguyên nhân khiến mẹ bầu khó ngủ và cách cải thiện

6 nguyên nhân khiến mẹ bầu khó ngủ và cách cải thiện

BS. Nguyễn Tuấn Anh

Thiếu ngủ khi mang thai có liên quan đến một số biến chứng như tiền sản giật, tình trạng này có thể dẫn đến sinh non.

7 cách tự nhiên để tăng khả năng mang thai

7 cách tự nhiên để tăng khả năng mang thai

BS. Vũ Thu Huyền

Khi người vợ khó mang thai,cặp đôi nên áp dụng các lựa chọn lối sống và dinh dưỡng lành mạnh giúp cải thiện khả năng sinh sản.

Có thể sinh con khỏe mạnh dù người con trước mắc bệnh lý di truyền

Có thể sinh con khỏe mạnh dù người con trước mắc bệnh lý di truyền

Minh Đức

Bản thân vợ chồng chị H. đều mang gene lặn bệnh lý di truyền mà không biết nên con đầu sinh ra phải gắn với bệnh viện

4 thời điểm phụ nữ có thể thụ thai, cặp đôi mong con nên biết

4 thời điểm phụ nữ có thể thụ thai, cặp đôi mong con nên biết

Bảo Châu

Để thụ thai thành công thường xác định thời điểm quan hệ tình dục để tinh trùng có thể gặp được trứng.