Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Khởi phát chuyển dạ

Khởi phát chuyển dạ (KPCD) là sự tác động chủ động vào cơn gò tử cung gây nên cuộc chuyển dạ mà không phải là chuyển dạ tự nhiên, nhằm kết thúc sự mang thai.

Tại sao phải khởi phát chuyển dạ

Bình thường cuộc chuyển dạ là quá trình diễn tiến xuất hiện các cơn co tử cung làm cho cổ tử cung xóa mở dần, kết quả thai và nhau được sổ ra ngoài.

Ảnh minh họa

Cuộc chuyển dạ xảy ra theo cơ chế như thế nào, hiện nay chúng ta chưa nắm được chính xác, nên cũng không thể tiên đoán một cách chính xác, nhưng trong chuyển dạ liên quan đến hệ thống nội tiết tố bị kích thích, thay đổi về thần kinh, nội tiết học cũng như các yếu tố cơ học tại chỗ khác để tạo nên cuộc chuyển dạ, biểu hiện cơn co tử cung có tính chất tự động, gây cảm giác đau cho người mẹ và cơn gò đều đặn ngày một tăng dần.

Trong những trường hợp cần phải chấm dứt thai kỳ để bảo đảm an toàn cho thai nhi và người mẹ, nếu tiếp tục duy trì thai nhi trong tử cung người mẹ thì khả năng tính mạng mẹ và thai nhi bị đe dọa như bánh nhau bị thoái hóa già cỗi không thể đảm bảo vai trò dinh dưỡng cho thai nhi. Nguyên  nhân do thai gây ra bệnh lý trầm trọng cho người mẹ. Thai nhi không thể duy trì trong tử cung người mẹ do bệnh lý nặng hay dị tật bẩm sinh nặng.

Khởi phát chuyển dạ áp dụng cho các trường hợp nào?

Ối đã vỡ nhưng chưa chuyển dạ, màng ối vỡ nhưng chưa có cơn co tử cung hoặc cơn co yếu, cạn ối. Thai quá ngày sinh. Bệnh lý của mẹ như: tăng huyết áp, tiền sản giật, ung thư cần đình chỉ thai nghén, bệnh tim nhưng chưa suy tim mà ối bị vỡ non, bệnh chất tạo keo. Nhiễm khuẩn ối. Thai có dị tật bẩm sinh nặng có chỉ định đình chỉ thai nghén. Thai chết lưu trong tử cung. Thai chậm phát triển trong tử cung nếu duy trì trong tử cung sẽ nguy hiểm cho thai nhi.

Ảnh minh họa

Không áp dụng trong các trường hợp nào?

Bất tương xứng thai - khung chậu người mẹ. Ngôi bất thường như ngôi mặt, ngôi trán, ngôi ngang và ngôi ngược, không có chỉ định sinh đường dưới. Nhau tiền đạo. Sẹo mổ cũ trên tử cung cần cân nhắc, sa dây rốn.

Herpes sinh dục. Bệnh mồng gà sinh dục. Các bệnh lý mạn tính nghiêm trọng của mẹ như suy tim, tiền sản giật nặng, sản giật... có thể chỉ định phẫu thuật lấy thai.

Một số lưu ý khi làm

Trước khi tiến hành KPCD cần tư vấn cho bà mẹ và người nhà nắm rõ về KPCD giúp bà mẹ hiểu và hợp tác tốt để kết quả thành công cao. Cần đánh giá một số yếu tố sau: đánh giá lại khung chậu; đánh giá cổ tử cung (qua chỉ số Bishop dựa vào sự mở cổ tử cung, sự xóa cổ tử cung, mật độ cổ tử cung, hướng cổ tử cung và độ lọt của ngôi thai); xem lại các nguy cơ cũng như các lợi ích của gây chuyển dạ. Về phía thai: xác định tuổi thai, ước lượng cân nặng thai nhi, xác định ngôi thai.

Các phương pháp làm khởi phát chuyển dạ

Bóc tách màng ối: khám âm đạo, đưa ngón tay vào giữa màng ối và cổ tử cung, đầu ngón tay phải áp sát cổ tử cung để tách màng ối ra khỏi thành cổ tử cung và đoạn dưới tử cung.

Ảnh minh họa

Bấm ối: bấm ối chỉ thực hiện được khi cổ tử cung đã mở, bằng cách dùng 1 kim chọc dò dài hoặc 1 cành Kocher để gây thủng màng ối, sau đó dùng ngón tay xé rộng màng ối. Có thể bấm ối đơn thuần hoặc kết hợp với truyền oxytocin. Đánh giá số lượng và màu sắc dịch ối. Theo dõi nhịp tim thai trước và ngay sau khi bấm ối bằng monitoring sản khoa.

Bóng Foley: đưa một sonde Foley qua lỗ trong cổ tử cung. Bơm 10ml dung dịch NaCl 0,9% làm phồng bóng cao su tạo áp lực giúp cho cổ tử cung xóa và mở. Khi cổ tử cung mở được 3cm, thông sẽ tự tuột ra ngoài và cuộc chuyển dạ được khởi phát.

Kỹ thuật bóng đôi.

Có thể kết hợp với truyền tĩnh mạch oxytocin pha dung dịch Glucose 5% nếu cần. Ngoài ra, theo cách tương tự đặt túi nước trong buồng tử cung ngoài buồng ối gọi là phương pháp Kovacs, dùng bao cao su đặt trong ống sonde Nelaton rồi cột chặt, sau đó đưa vào buồng ối qua cổ tử cung dặt giữa buồng tử cung và ngoài màng ối rồi bơm khoảng 300ml NaCl 0,9% vào bao cao su rồi kẹp kín. Theo dõi cơn gò tử cung.

Prostaglandin: giúp cổ tử cung chín muồi và mềm. Thuốc thường được dùng hiện nay là misoprostol. Hiện nay thuốc được khuyến cáo chỉ dùng Protaglandin trong các trường hợp thai lưu to hay thai có dị tật bẩm sinh nặng. Không nên dùng trong những trường hợp thai quá ngày, thai chậm phát triển trong tử cung nặng. Cần theo dõi cơn gò tử cung trên monitoring sản khoa.

Theo dõi

Trong thực tế ta có thể kết hợp các phương pháp KPCD với nhau, như bấm ối kết hợp dùng Oxytocin với liều lượng 5 đơn vị pha với 500ml glucose 5% truyền tĩnh mạch với tốc độ truyền từ 8 giọt trong một phút, nhằm tăng cường hiệu quả cơn gò tử cung, giúp cho sự xóa mở cổ tử cung tiến triển tốt.

Việc theo dõi KPCD là điều hết sức quan trọng. Đây là chăm sóc cấp một của nữ hộ sinh, tốt nhất là theo dõi trên máy monitoring sản khoa để đánh giá nhịp tim thai có đáp ứng với khả năng chuyển dạ hay không.

Đánh giá sự đáp ứng của co gò tử cung trên monitoring, bình thường sẽ vào chuyển dạ trên monitoring có những cơn gò, với cường độ nhẹ từ 40 - 60mmHg, trong 10 phút sẽ xuất hiện từ 2 - 3 cơn gò cường độ tăng dần. Theo dõi cổ tử cung có hiện tượng xóa mở tốt và ngôi thai xuống thấp. Người mẹ sức khỏe bình thường. Điều đó kết luận khả năng KPCD thành công, tiếp tục cuộc chuyển dạ, chuẩn bị cho cuộc sanh và đỡ sinh bé.

Trong những trường hợp theo dõi đánh giá trong 2 giờ, tình trạng không tiếp  triển, tim thai dao động, có nhịp giảm hay dao động tim thai kém, đồng thời cơn gò tử cung bất thường. Điều này có nghĩa khả năng KPCD không thành công, nếu đang dùng Oxytocin truyền phải ngưng ngay và truyền dịch nặm đẳng trương cho mẹ thở oxygen ẩm và tiếp tục theo dõi sau 20 - 30 phút tình trạng diễn tiến không thay đổi nên mổ lấy thai để bảo đảm an toàn thai nhi và bà mẹ.

27/04/2022 21:03

Dự phòng các tai biến thường gặp trong quá khi sinh nở

Dự phòng các tai biến thường gặp trong quá khi sinh nở

Ths.BS. Nguyễn Cảnh Chương

Tai biến sản khoa là vấn đề sức khỏe xảy ra với bà mẹ và trẻ sơ sinh. Bất kỳ sản phụ nào cũng có nguy cơ đối diện với tai biến sản khoa, vì vậy việc dự phòng tai biến sản khoa đóng vai trò quan trọng.

Thuyên tắc ối - biến chứng sản khoa vô cùng nguy hiểm

Thuyên tắc ối - biến chứng sản khoa vô cùng nguy hiểm

Bảo Châu

Thuyên tắc ối là biến chứng sản khoa nguy hiểm có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ và không thể tiên lượng trước.

Vỡ ối sớm nguy hiểm thế nào?

Vỡ ối sớm nguy hiểm thế nào?

BS. Nguyễn Tuấn Anh - Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Thông thường, khi bắt đầu hoặc trong quá trình chuyển dạ, màng ối sẽ bị vỡ. Nếu nước ối bị vỡ trước khi bắt đầu chuyển dạ gọi là vỡ ối sớm.

Giục sinh dễ đẻ, liệu có an toàn?

Giục sinh dễ đẻ, liệu có an toàn?

THẢO AN

Giục sinh là phương pháp nhân tạo. Phương thức này khiến các cơn co tử cung co thắt và giãn ra, thúc đẩy nhanh quá trình sinh con. Tuy nhiên, việc dùng thuốc giục sinh có nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Sữa mẹ giúp phát triển não bộ trẻ sơ sinh đẻ non

Sữa mẹ giúp phát triển não bộ trẻ sơ sinh đẻ non

BS Ái Thủy

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ và nên là thức ăn đầu tiên đối với tất cả trẻ sơ sinh. Sữa mẹ giúp phát triển não bộ và nhận thức ở trẻ đẻ non.

Vì sao phụ nữ mang thai và sinh đẻ dễ bị ốm?

Vì sao phụ nữ mang thai và sinh đẻ dễ bị ốm?

BS. Trần Đức

Mỗi chúng ta, ai chẳng có một lần ốm. Ốm có thể là nhức đầu, cảm cúm, đau bụng, đau răng... và những nhiễm khuẩn khác. Nhưng người phụ nữ mang thai và sinh đẻ lại càng dễ ốm, đặc biệt dễ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn.

Sa tạng vùng chậu có nguy hiểm không?

Sa tạng vùng chậu có nguy hiểm không?

Bác sĩ Quang Dương

Sa tạng vùng chậu không đe dọa đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của phụ nữ, khiến phụ nữ mất đi sự thoải mái và tự tin trong cuộc sống.

Phương pháp sinh nở ảnh hưởng tới vi khuẩn đường ruột trẻ sơ sinh

Phương pháp sinh nở ảnh hưởng tới vi khuẩn đường ruột trẻ sơ sinh

Phan Bình

Theo một nghiên cứu mới công bố gần đây thì phương pháp sinh nở có thể ảnh hưởng tới vi khuẩn đường ruột của trẻ sơ sinh. Sự khác nhau này có thể sẽ biến mất trong vòng 9 tháng sau đó, nhưng trong thời gian này, nó cũng gây không ít phiền toái cho trẻ...

Tai biến thường gặp khi sinh nở

Tai biến thường gặp khi sinh nở

BS. Song Nhi

Mang thai và sinh nở là quá trình sinh lý tự nhiên của người phụ nữ. Tuy nhiên không phải ai cũng trải qua quá trình này một cách tự nhiên, nhất là khi sinh con. Một số tai biến khi sinh đẻ có thể gặp phải như:

Giải đáp những câu hỏi thường gặp về tinh hoàn ẩn ở trẻ mới sinh

Giải đáp những câu hỏi thường gặp về tinh hoàn ẩn ở trẻ mới sinh

Thiên Châu

Ở một số bé trai, đặc biệt là những trẻ sinh non, một hoặc cả hai tinh hoàn không xuống bìu trước khi sinh, thường được gọi là tinh hoàn ẩn.