Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Hướng dẫn cha mẹ cho trẻ uống thuốc an toàn

Cha mẹ thường gặp khó khăn khi cho trẻ uống thuốc. Tuy nhiên các hướng dẫn được đề cập dưới đây, sẽ giúp các bậc cha mẹ có thể cho trẻ uống thuốc an toàn.

Tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ sẽ giúp điều trị bệnh hiệu quả và hạn chế những tác dụng không mong muốn của thuốc. Tuy nhiên khi dùng thuốc cho trẻ, người chăm sóc cần lưu ý một số vấn đề sau giúp cho việc dùng thuốc an toàn, hiệu quả:

Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc bác sĩ trước khi cho trẻ uống thuốc.

1. Làm thế nào để trẻ uống thuốc an toàn?

Đọc nhãn và làm theo hướng dẫn

Đối với thuốc kê đơn hoặc không kê đơn (OTC) việc đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng là điều bắt buộc, để nắm thêm các thông tin về thuốc và làm theo khuyến cáo.

Nếu không hiểu đầy đủ thông tin trên nhãn hoặc có bất kỳ thắc mắc nào, cần trao đổi ngay với bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi cho trẻ dùng thuốc. Không dùng đơn thuốc của trẻ khác, hoặc đơn thuốc của người lớn để dùng cho trẻ.

Luôn sử dụng thiết bị định lượng chính xác

Nếu nhãn chỉ định một muỗng cà phê thuốc, đừng cố ước lượng bằng cách sử dụng thìa, muỗng hoặc các thiết bị nhà bếp. Những thiết bị này có nhiều kích cỡ khác nhau và không được dùng để thay thế cho thiết bị đo lường thuốc chính xác.

TIN LIÊN QUAN
  •  

Nói chuyện với trẻ

Cho dù trẻ đã đủ lớn để tự uống thuốc hay chưa, cần phải nói chuyện để trẻ hiểu về lý do tại sao phải uống thuốc, đồng thời đặt ra một số quy tắc an toàn cơ bản. Ví dụ: Dạy con khi còn nhỏ biết cách phân biệt thuốc và kẹo, cũng như không bao giờ được nếm bất kỳ viên thuốc hoặc kẹo nào mà chúng tìm thấy hoặc người lạ đưa cho.

Lưu thông tin về các loại thuốc của trẻ

Ghi chép những thông tin cần thiết về mỗi loại thuốc mà con dùng, thời gian và cách thức dùng. Điều này không chỉ giúp giảm sai sót khi cho trẻ uống thuốc mà còn có thể chia sẻ được với những người chăm sóc trẻ khác khi bạn vắng nhà (ví dụ: Người trông trẻ, ông bà hoặc người giám hộ…).

Lưu trữ và cất giữ thuốc an toàn

Cho dù là thuốc, vitamin, thực phẩm chức năng thì việc lưu trữ và bảo quan an toàn là điều cần thiết, vì chúng đều có thể gây hại nếu dùng sai người hoặc sai cách.

Tìm vị trí cất giữ thuốc ở nơi khó tiếp cận và khuất tầm nhìn hoặc trong thiết bị lưu trữ an toàn (ví dụ: Tủ thuốc gia đình) có thể giúp bảo vệ trẻ vô tình ăn phải hoặc bôi thuốc do tò mò.

Khi các thành viên trong gia đình đang dùng nhiều loại thuốc, việc giữ lại những loại thuốc đã hết hạn sử dụng hoặc không còn cần thiết nữa có thể dẫn đến nhầm lẫn.

Không sử dụng thìa, muỗng hoặc các thiết bị nhà bếp để đo lường thuốc cho trẻ.

2. Cách sử dụng các dạng thuốc khác nhau

Thuốc có nhiều dạng khác nhau từ viên nang, viên nén, thuốc nhỏ, thuốc dạng lỏng... Mỗi loại thuốc sẽ có cách sử dụng khác nhau.

Thuốc nhỏ mắt: Khi cho trẻ dùng thuốc nhỏ mắt, đặt trẻ nằm trong lòng. Khi trẻ nhắm mắt, thuốc nhỏ phải được nhỏ vào khóe mắt, phía gần sống mũi nhất đúng số giọt được quy định. Khi trẻ mở mắt, thuốc nhỏ sẽ lan ra khắp mắt. Một phương pháp khác là cho trẻ nằm ngửa, đầu ngửa ra sau và cằm hướng lên trần nhà. Khi trẻ đã mở mắt, nhỏ số giọt cần thiết.

Thuốc nhỏ tai: Nếu trẻ phải dùng thuốc nhỏ tai, cho trẻ nằm nghiêng sang một bên, cha mẹ đối mặt với tai bị ảnh hưởng. Sau khi nhỏ thuốc, có thể xoa bóp vùng bên dưới dái tai để tạo điều kiện cho thuốc di chuyển trong ống tai.

Thuốc nhỏ mũi: Khi nhỏ thuốc mũi, trẻ phải ở tư thế nằm ngửa, đầu ngửa ra sau để thuốc chảy vào hốc mũi. Đầu của trẻ nên được giữ ở tư thế nghiêng trong khoảng một phút để các giọt không chảy ra bên ngoài.

Thuốc viên và viên nang: Cho trẻ uống thuốc viên với một cốc nước giúp thuốc di chuyển dễ dàng hơn. Loại thuốc viên này được sử dụng cho trẻ lớn hơn. Không được nhai, nghiền thuốc khi uống. Một số loại thuốc có thể được bọc, để ngăn ngừa kích ứng trong dạ dày. Nếu chúng bị nghiền nát, lớp phủ sẽ bị loại bỏ và mất tác dụng.

Thuốc dạng lỏng: Khi cho trẻ uống thuốc dạng lỏng, si rô, phải sử dụng cốc đong, ống nhỏ giọt, thìa đong hoặc ống đong đi kèm với thuốc để đo lường chính xác liều lượng.

13/01/2023 09:43

Hà Nội phát hiện thêm ổ dịch tay chân miệng mới, cách xử trí phòng lây lan và biến chứng

Hà Nội phát hiện thêm ổ dịch tay chân miệng mới, cách xử trí phòng lây lan và biến chứng

BS Nguyễn Văn Bàng

Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.

Viêm não mô cầu lây nhiễm như thế nào?

Viêm não mô cầu lây nhiễm như thế nào?

BS Nguyễn Văn Dũng

Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?

Nhiều trường hợp mắc rubella, dấu hiệu nào nhận biết bệnh sớm?

Nhiều trường hợp mắc rubella, dấu hiệu nào nhận biết bệnh sớm?

BS CK1 Nguyễn Văn Bắc

Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.

Dấu hiệu trẻ mắc viêm đường hô hấp cần nhập viện

Dấu hiệu trẻ mắc viêm đường hô hấp cần nhập viện

BS Nguyễn Văn Dũng

Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.

Cúm A: Nguyên nhân, triệu chứng, đường lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

Cúm A: Nguyên nhân, triệu chứng, đường lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

BS Đăng Thanh

Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể

Trẻ mắc cúm B, cách chăm sóc trẻ mắc cúm B tại nhà

Trẻ mắc cúm B, cách chăm sóc trẻ mắc cúm B tại nhà

BS Hương Giang

Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.

Phân biệt ho gà và ho thường

Phân biệt ho gà và ho thường

BS. Nguyễn Văn Tâm

Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh viêm họng

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh viêm họng

BS Nguyễn Văn Dũng

Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…

Cách chữa thủy đậu nhanh khỏi

Cách chữa thủy đậu nhanh khỏi

BS Trần Anh Tuấn

Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.

Phòng ngừa viêm đường hô hấp trên cho trẻ khi giao mùa

Phòng ngừa viêm đường hô hấp trên cho trẻ khi giao mùa

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy

Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.