Đăng nhập sổ của bạn
Điều trị chốc lở ở trẻ em trong mùa hè
Chốc lở (chốc lây) hay còn gọi là ghẻ phỏng, là một bệnh viêm da nhiễm trùng thường gặp ở trẻ em từ 2-6 tuổi. Đặc biệt là mùa hè, bệnh dễ mắc và dễ lây lan.
Nguyên nhân gây bệnh chốc lở là do vi khuẩn tụ cầu vàng hay liên cầu khuẩn hoặc có thể tổn thương da trên da lành trước đó (gọi là chốc nguyên phát) hay chốc hóa trên nền da bệnh như: Ghẻ, thủy đậu, chàm... (chốc thứ phát). Nghĩa là trẻ đang bị ghẻ, chàm, sau đó vi khuẩn xâm nhập và gây tổn thương (hay còn gọi là bội nhiễm).
Tổn thương lây lan từ vùng da bệnh sang vùng da lành trên cùng một trẻ, do tay trẻ chạm vào chỗ tổn thương chảy nước của mình, rồi đưa lên vùng da lành nên lây lan khắp nơi. Hoặc từ trẻ đang mắc bệnh sang trẻ lành do tiếp xúc trực tiếp. Đặc biệt ở môi trường mẫu giáo, khi trẻ lành vui chơi, chạm vào vùng da nhiễm trùng của trẻ mắc bệnh sẽ bị lây bệnh.
Chốc lở là một bệnh rất dễ chẩn đoán mà không cần làm xét nghiệm gì. Khi mới bắt đầu, các tổn thương da chỉ là ban sẩn nhỏ giống như muỗi đốt. Sau đó hóa bóng nước, mụn mủ rồi vỡ ra làm tổn thương loang rộng. Tổn thương có thể ở khắp nơi nhưng thường gặp ở chi dưới, thân mình và vùng mặt quanh cánh mũi, miệng.
Chỉ cần quan sát vùng da tổn thương và vị trí tổn thương, bác sĩ có thể biết bệnh và đoán được vi trùng nào gây bệnh. Ví dụ nếu chốc ở tay chân, vết loét sâu, có mủ thì thường do liên cầu khuẩn. Chốc ở nửa thân trên, đầu mặt, bóng nước lớn, loét loang rộng nhưng nông thì thường là tụ cầu vàng. Đôi khi cả hai vi khuẩn cùng tổn tại trên một sang thương. Tổn thương không hoặc ít ngứa, các tổn thương thường lớp nông thượng bì nên không để lại sẹo.
- Nếu tổn thương nhẹ và ít, chỉ có một vài tổn thương thì có thể chỉ cần bôi thuốc tại chỗ kết hợp vệ sinh da là bệnh có thể khỏi.
Thuốc bôi hay được lựa chọn là millian hoặc fucidin. Không bôi các thuốc có chất corticoid như gentrisone, eumovate, silkeron... do corticoide sẽ làm chậm liền vết thương và giảm đề kháng tại chỗ.
- Nếu tổn thương da nhiều và kém đáp ứng thuốc bôi thì bác sĩ có thể kê kháng sinh uống kết hợp với thuốc bôi. Kháng sinh đầu tay được lựa chọn là oxacillin, amoxicillin+clavulanic hoặc cephalexin, erythromycin…
Cần điều trị đúng thuốc và đủ liều để tránh bệnh tái phát.
Thông thường chốc lở rất ít khi ngứa, nhưng khi trẻ có ngứa ngáy khó chịu, bác sĩ có thể kê đơn thuốc thuốc chống ngứa kháng histamine như chlopheniramin, cetirizin… để giảm ngứa và tránh cho trẻ cào gãi, bệnh dễ lây lan hơn.
Để tránh lây lan, nên hướng dẫn trẻ không cào gãi hay sờ mó vào vùng da tổn thương. Cắt sạch móng tay, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng. Khi phát hiện trẻ mắc bệnh, cần cho trẻ ở nhà để tránh lây lan sang trẻ khác.
Giặt bằng nước nóng già (hoặc luộc) quần áo, khăn, ga, gối… của trẻ, phơi ngoài nắng to để tiêu diệt vi khuẩn.
25/05/2023 08:29
Bệnh đau mắt đỏ đang lan nhanh và bùng phát tại nhiều địa phương. Dù các phương tiện truyền thông tích cực phổ biến về căn bệnh này, nhưng vẫn có những quan niệm sai lầm khi chăm sóc mắt đỏ khiến cho bệnh không đỡ mà còn biến chứng nặng hơn.
Mới đây ngành y tế tỉnh Đồng Nai và Bình Dương ghi nhận 2 ca bệnh đậu mùa khỉ. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM thông tin đã có 8 người tiếp xúc với bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ và đang được theo dõi
Áp xe sau họng là một bệnh không phổ biến nhưng có khả năng đe dọa tính mạng, chiếm tỷ lệ cao trong các bệnh gây tử vong ở trẻ dưới 2 tuổi. Đây là tình trạng tụ mủ ở phía sau họng, thường là biến chứng của viêm VA ở trẻ dưới 8 tuổi.
Mỗi năm trên thế giới có gần 1 triệu trẻ em tử vong do vi khuẩn kháng kháng sinh. Việt Nam là nước có tỷ lệ lạm dụng kháng sinh khá cao...
Nhiều trẻ bị ho dùng thuốc mà không dứt cơn ho. Vậy nguyên nhân từ đâu mà chữa ho cho trẻ mãi không khỏi.
Trẻ đang chơi đùa bình thường bỗng dưng đau bụng, nôn ói, … đó rất có thể là những dấu hiệu trẻ đang bị lồng ruột – một cấp cứu ngoại khoa nghiêm trọng mà phụ huynh cần hết sức cảnh giác.
Nhiễm trùng hô hấp cấp tính có thể gặp phải các biến chứng như viêm phế quản, viêm phổi, nguy hiểm hơn là suy hô hấp gây tử vong nếu không được điều trị đúng và kịp thời.
Bỏng điện là loại bỏng nặng, có tỷ lệ tử vong cao, nếu điều trị khỏi cũng thường để lại di chứng nặng nề: Giảm hoặc mất chức năng vận động (93,6%), tàn phế (51,6%).
Áp xe sau họng là một bệnh không phổ biến nhưng có khả năng đe dọa tính mạng, chiếm tỷ lệ cao trong các bệnh gây tử vong ở trẻ dưới 2 tuổi.
Tinh hoàn ẩn là một hiện tượng bất thường đối với các bé trai. Trường hợp này có cần phải can thiệp y tế ngay hay chỉ theo dõi?