Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Chậm vận động ở trẻ: Những dấu hiệu cha mẹ cần lưu ý

Trẻ 7 tháng không lật lẫy, 9 tháng không bò, 12 tháng không chập chững đi được xem là chậm vận động. Trẻ chậm đi phải làm gì? Khám trẻ chậm đi ở đâu

Khi nào trẻ được xem là chậm vận động

Trẻ như nào được xem là chậm vận động? Theo dân gian, ông bà thường nói về sự vận động của trẻ bằng câu: 3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, 9 tháng lò dò biết đi.

Còn theo y học, với trẻ 3 tháng chưa biết lẫy, có thể bố mẹ quan niệm rằng con trốn lẫy. Tuy nhiên trẻ không thể trốn cả lẫy, cả bò và 9 tháng chưa có dấu hiệu tập đi. Vậy nên nếu trẻ 12 tháng chưa chập chững tập đi hoặc đến 18 tháng chưa tập đứng, lúc đó trẻ được xem là chậm vận động.

Như vậy trẻ được xem là chậm vận động là khi trẻ phát triển chậm hơn so với các mốc vận động bình thường của trẻ cùng lứa tuổi.

PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Kim Liên lưu ý các dấu hiệu chậm vận động ở trẻ.

Nguyên nhân chậm vận động ở trẻ

Nguyên nhân dẫn tới trẻ chậm vận động gồm có nguyên nhân trước sinh, trong sinh và sau sinh.

- Nguyên nhân trước sinh: Do người mẹ lúc mang thai bị cúm, hoặc dinh dưỡng không tốt. Do vậy từ khi trong bào thai trẻ đã phát triển kém về thể chất.

- Nguyên nhân trong lúc sinh: Có những trẻ lúc sinh ra bị ngạt, sinh non, thiếu cân. Hoặc trong quá trình sinh gặp tai biến sản khoa: trẻ phải dùng các can thiệp sản khoa như móc xép... rất dễ gây ra biến chứng về vận động.

- Nguyên nhân sau sinh: Trẻ bị nhiễm virus, sốt hoặc trẻ bị chấn thương cũng ảnh hưởng đến vấn đề vận động.

Dấu hiệu chậm vận động ở trẻ

Để phát hiện được các vấn đề chậm vận động của trẻ, cha mẹ cần phải quan sát kỹ các mốc vận động. Trẻ chậm vận động sẽ có một số dấu hiệu nhận biết như:

- Trẻ trong 3 tháng đầu không cầm, nắm đồ vật, khó kiểm soát đầu, không đưa được đồ vật lên miệng.

- Trẻ 7 tháng không có dấu hiệu lẫy, lật. Không thể ngồi dậy nếu không có sự giúp đỡ của người khác.

- Trẻ 9 tháng không bò, chưa vận động quay trở người. Hoặc có thể bò nhưng chân tay không hoạt động đồng đều, phối hợp với nhau.

- Trẻ từ 12-18 tháng là mốc phải chập chững đứng hoặc đi một vài bước. Nếu trẻ chưa đi được hoặc không thể đứng nếu không có người hỗ trợ thì được xem là chậm hơn so với lứa tuổi.

Cha mẹ cần lưu ý các dấu mốc vận động ở trẻ để sớm phát hiện và thăm khám.

Lúc này cha mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám tại các chuyên khoa uy tín để tìm nguyên nhân. Trẻ chậm vận động cần được chẩn đoán bởi bác sĩ phục hồi chức năng. Có những nguyên nhân có thể dùng các phương pháp can thiệp hoặc có những nguyên nhân phải sử dụng biện pháp hỗ trợ. Các bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch và bắt đầu luyện tập vận động, mát xa, nhận thức ngôn ngữ, cảm giác tổng hợp hỗ trợ trẻ đạt được các mốc phát triển theo lứa tuổi.

Trong một số trường hợp, ví dụ như bại não, bên cạnh tập luyện phục hồi chức năng trẻ còn cần sử dụng các thuốc hỗ trợ khác. Nếu trẻ có dấu hiệu co cứng nửa người hoặc 2 chân cần phải kết hợp tập luyện kèm dùng thuốc giãn cơ.

Tùy vào từng trường hợp trẻ chậm vận động, các bác sĩ chuyên khoa sẽ thăm khám, xác định nguyên nhân. Từ đó xây dựng các phương pháp điều trị theo từng giai đoạn. Cha mẹ cần quan sát kỹ để phát hiện sớm chậm vận động ở trẻ để có biện pháp can thiệp. Đồng thời cha mẹ cũng cần kiên trì đồng hành trong suốt quá trình điều trị của con trẻ.

Địa chỉ khám chậm vận động cho trẻ

Trẻ chậm đi khám ở đâu? Dưới đây là một số địa chỉ khám chậm vận động ở trẻ tại Hà Nội:

- Khoa Thần kinh nhi, khoa Chỉnh hình Nhi - Bệnh viện Nhi Trung ương. Địa chỉ: 18/679 La Thành - Đống Đa - Hà Nội.

- Trung tâm Nhi khoa, Trung tâm Cơ xương khớp - Bệnh viện Bạch Mai. Địa chỉ: 78 Giải Phóng - Hoàng Mai - Hà Nội.

- Khoa Nhi - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo - Hai Bà Trưng - Hà Nội.

- Khoa Khám bệnh tổng hợp, khoa Phục hồi chức năng - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Địa chỉ 40 Tràng Thi - Hoàn Kiếm - Hà Nội.

25/05/2023 07:25

Những quan niệm sai lầm cần sửa ngay khi chăm sóc người đau mắt đỏ

Những quan niệm sai lầm cần sửa ngay khi chăm sóc người đau mắt đỏ

BS. Ngô Đức Hùng

Bệnh đau mắt đỏ đang lan nhanh và bùng phát tại nhiều địa phương. Dù các phương tiện truyền thông tích cực phổ biến về căn bệnh này, nhưng vẫn có những quan niệm sai lầm khi chăm sóc mắt đỏ khiến cho bệnh không đỡ mà còn biến chứng nặng hơn.

Xuất hiện lại ca đậu mùa khỉ, điều trị và phòng ngừa như thế nào?

Xuất hiện lại ca đậu mùa khỉ, điều trị và phòng ngừa như thế nào?

Nguyễn Hà

Mới đây ngành y tế tỉnh Đồng Nai và Bình Dương ghi nhận 2 ca bệnh đậu mùa khỉ. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM thông tin đã có 8 người tiếp xúc với bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ và đang được theo dõi

Áp xe thành sau họng biến chứng nguy hiểm của viêm VA

Áp xe thành sau họng biến chứng nguy hiểm của viêm VA

PGS.TS Phạm Thị Bích Đào

Áp xe sau họng là một bệnh không phổ biến nhưng có khả năng đe dọa tính mạng, chiếm tỷ lệ cao trong các bệnh gây tử vong ở trẻ dưới 2 tuổi. Đây là tình trạng tụ mủ ở phía sau họng, thường là biến chứng của viêm VA ở trẻ dưới 8 tuổi.

5 cảnh báo nguy hiểm khi lạm dụng kháng sinh cho trẻ

5 cảnh báo nguy hiểm khi lạm dụng kháng sinh cho trẻ

BS.Hồ Sỹ Thắng

Mỗi năm trên thế giới có gần 1 triệu trẻ em tử vong do vi khuẩn kháng kháng sinh. Việt Nam là nước có tỷ lệ lạm dụng kháng sinh khá cao...

5 sai lầm chữa ho cho trẻ mãi không khỏi

5 sai lầm chữa ho cho trẻ mãi không khỏi

BS.Hồ Sỹ Thắng

Nhiều trẻ bị ho dùng thuốc mà không dứt cơn ho. Vậy nguyên nhân từ đâu mà chữa ho cho trẻ mãi không khỏi.

Trẻ đau bụng từng cơn cảnh giác với bệnh lồng ruột cấp

Trẻ đau bụng từng cơn cảnh giác với bệnh lồng ruột cấp

K.M

Trẻ đang chơi đùa bình thường bỗng dưng đau bụng, nôn ói, … đó rất có thể là những dấu hiệu trẻ đang bị lồng ruột – một cấp cứu ngoại khoa nghiêm trọng mà phụ huynh cần hết sức cảnh giác.

Phòng và điều trị nhiễm trùng hô hấp cấp tính ở trẻ

Phòng và điều trị nhiễm trùng hô hấp cấp tính ở trẻ

BS Trần Anh Tuấn

Nhiễm trùng hô hấp cấp tính có thể gặp phải các biến chứng như viêm phế quản, viêm phổi, nguy hiểm hơn là suy hô hấp gây tử vong nếu không được điều trị đúng và kịp thời.

Từ vụ trẻ 3 tuổi bỏng điện bị nhiễm trùng, bác sĩ chỉ cách sơ cứu hiệu quả cho cha mẹ

Từ vụ trẻ 3 tuổi bỏng điện bị nhiễm trùng, bác sĩ chỉ cách sơ cứu hiệu quả cho cha mẹ

BS Lê Hữu Sơn

Bỏng điện là loại bỏng nặng, có tỷ lệ tử vong cao, nếu điều trị khỏi cũng thường để lại di chứng nặng nề: Giảm hoặc mất chức năng vận động (93,6%), tàn phế (51,6%).

Áp xe thành sau họng biến chứng nguy hiểm của viêm VA

Áp xe thành sau họng biến chứng nguy hiểm của viêm VA

PGS.TS Phạm Thị Bích Đào

Áp xe sau họng là một bệnh không phổ biến nhưng có khả năng đe dọa tính mạng, chiếm tỷ lệ cao trong các bệnh gây tử vong ở trẻ dưới 2 tuổi.

Tinh hoàn ẩn ở bé trai: Theo dõi hay cần can thiệp y tế ngay?

Tinh hoàn ẩn ở bé trai: Theo dõi hay cần can thiệp y tế ngay?

ThS. BS Lê Quang Dương

Tinh hoàn ẩn là một hiện tượng bất thường đối với các bé trai. Trường hợp này có cần phải can thiệp y tế ngay hay chỉ theo dõi?