Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Cảnh báo ngộ độc khi dùng vitamin D liều cao, kéo dài

Vitamin D giúp cơ thể sử dụng canxi và phốt pho để làm cho xương và răng chắc khỏe. Khi thiếu hụt vitamin D có thể gây ra còi xương ở trẻ em và loãng xương ở người lớn, nhưng thừa lại gây độc.

Có thể bổ sung vitamin D từ đâu?

Có 2 loại vitamin D cần thiết đối với cơ thể con người là vitamin D2 và vitamin D3.

Vitamin D2 có nhiều trong thực vật như nấm, còn vitamin D3 có nhiều trong động vật như cá béo, trứng, sữa… Đặc biệt là vitamin D3 còn được cơ thể tổng hợp từ tiền chất dưới da với tác động của UVB từ ánh nắng mặt trời, chiếm 90% lượng vitamin D3 trong cơ thể. Lượng vitamin D3 từ thức ăn chỉ chiếm 10%.

Vitamin D3 được tổng hợp dưới da không phải là dạng cơ thể sử dụng ngay, mà nó phải đi qua gan và được gắn thêm một gốc -OH, rồi xuống thận gắn thêm một gốc -OH nữa thành 1,25 (OH) 2D, mới là dạng cơ thể sử dụng.

Do đó, gan chỉ là nơi chuyển hóa vitamin D thành hoạt chất cơ thể sử dụng, chứ không phải là nơi dự trữ. Vitamin D hòa tan trong mỡ, nên nó được dự trữ trong mô mỡ.

Các thực phẩm giàu vitamin D.

Ai có nguy cơ thiếu vitamin D?

Do vitamin D phải đi qua gan và thận và được gắn một gốc -OH rồi mới thành dạng hoạt động của vitamin D trong cơ thể. Do đó người có bệnh lý ở gan, thận (suy gan, suy thận) là người có nguy cơ thiếu vitamin D rất cao.

Người béo phì cũng cần bổ sung vitamin D cao hơn so với người bình thường. Hơn nữa, người béo phì thường ít vận động, phơi nắng nên càng có nguy cơ thiếu vitamin D nhiều hơn.

Ngoài ra, tuy nói vitamin D3 được bổ sung qua tia UVB, nhưng UVB có bước sóng trung bình nên chỉ chạm tới trái đất từ 10 giờ sáng tới 15 giờ chiều, cho nên phơi nắng trong thời gian này lại có nguy cơ ung thư da, nên hiếm khi được thực hiện. Việc bổ sung vitamin D3 qua ánh nắng còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như: Màu da (càng sậm màu càng ít vitamin D), sử dụng kem chống nắng, mùa đông ít nắng…

Do đó hầu hết mọi người đều có nguy cơ thiếu vitamin D, tùy trường hợp mà thiếu ít hay nhiều.

Bổ sung vitamin D bao nhiêu là đủ?

Như trên đã phân tích, để bổ sung vitamin D3 qua việc phơi nắng có nhiều yếu tố không hợp lý, nên để ngừa còi xương ở trẻ và ngừa loãng xương ở người lớn là điều không khả thi. Biện pháp tốt nhất để ngừa thiếu vitamin D là bổ sung dạng thuốc. Để biết mình có thiếu không, bổ sung bao nhiêu là đủ, thì phương pháp chính xác nhất là đo lường mức độ 25-hydroxyvitamin D trong máu.

- Với trẻ em còn bú mẹ, do sữa mẹ có nồng độ vitamin D thấp, trẻ sơ sinh không nên phơi nắng trưa vì tác hại của UVA, UVB lên da, làm tăng nguy cơ ung thư da nên Viện hàn lâm nhi khoa Mỹ (AAP) khuyến cáo nên bổ sung 400IU vitamin D3 mỗi ngày cho trẻ bú mẹ hoàn toàn cho tới 1 khi tuổi. Trẻ bú sữa công thức thì không cần bổ sung vì trong sữa công thức đã có bổ sung vitamin D3.

Chỉ bổ sung vitamin D với hàm lượng đủ.

Trẻ từ 1 tuổi trở lên thì tùy theo chế độ ăn và thời gian được tiếp xúc ánh nắng mà cân nhắc bổ sung. Nên hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa hoặc dinh dưỡng để được tư vấn tốt nhất

- Với người lớn ít tiếp xúc với ánh nắng, kể cả phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú, chế độ được khuyến cáo là 15 microgram, tương đương 600UI mỗi ngày (bao gồm cả vitamin D3 từ chế độ ăn và uống bổ sung). Đối với những người 71 tuổi trở lên, khuyến cáo là 20 microgam mỗi ngày (800UI mỗi ngày).

- Với người béo phì cần liều cao hơn người bình thường, khi bổ sung thường quy cũng cần liều cao hơn. Tuy nhiên, liều cao bao nhiêu là đủ thì tùy thể trọng cơ thể, bác sĩ dinh dưỡng sẽ khuyến cáo liều sử dụng phù hợp.

4. Ngộ độc vitamin D xảy ra khi nào?

Ngộ độc chỉ xảy ra khi uống vitamin D liều cao kéo dài. Ví dụ dùng vitamin D 1000mcg (40.000 UI/ngày) gây độc trong vòng 1 đến 4 tháng ở trẻ sơ sinh. Ở người lớn, dùng 1250 mcg (50.000 UI/ngày) trong vài tháng có thể gây độc. Tuy nhiên trong một số trường hợp, liều gây ngộ độc có thể cao hoặc thấp hơn liều khuyến cáo.

Như vậy, khi bổ sung vitamin D quá mức một cách thường xuyên dễ dẫn đến ngộ độc, nhưng sẽ không xảy ra ngay lập tức.

Các triệu chứng ngộ độc sẽ xuất hiện sau vài tháng, thậm chí vài năm. Chính vì thế mà ngộ độc vitamin D rất khó phát hiện. Những người không có triệu chứng, chỉ được phát hiện khi vô tình xét nghiệm máu, thấy nồng độ canxi trong máu tăng cao nghiêm trọng và dấu hiệu của suy thận.

Hậu quả của ngộ độc vitamin D3 là tích tụ canxi trong máu, làm tăng canxi huyết, gây tăng huyết áp, suy thận, vôi hóa ống thận, mất thính giác, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, mệt mỏi…

Để đảm bảo an toàn, tốt nhất là bổ sung vitamin D theo chỉ định của bác sĩ.

18/09/2022 21:31

Phân biệt ho gà và ho thường

Phân biệt ho gà và ho thường

BS. Nguyễn Văn Tâm

Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh viêm họng

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh viêm họng

BS Nguyễn Văn Dũng

Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…

Cách chữa thủy đậu nhanh khỏi

Cách chữa thủy đậu nhanh khỏi

BS Trần Anh Tuấn

Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.

Phòng ngừa viêm đường hô hấp trên cho trẻ khi giao mùa

Phòng ngừa viêm đường hô hấp trên cho trẻ khi giao mùa

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy

Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh quai bị

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh quai bị

BS Trần Anh Tuấn

Quai bị là căn bệnh phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Bệnh có tỷ lệ mắc cao ở những vùng dân cư đông đúc, điều kiện sống kém và nơi có khí hậu lạnh.

Những thuốc kháng sinh không dùng cho trẻ

Những thuốc kháng sinh không dùng cho trẻ

DS.Nguyễn Minh Thành

Kháng sinh là dược chất đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị các bệnh do vi khuẩn. Nhưng thuốc cũng gây ra các tác dụng phụ. Đặc biệt là một số kháng sinh còn gây ra tác dụng phụ rất nghiêm trọng cho trẻ.

Cách ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ em

Cách ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ em

DS. Nguyễn Thu Giang

Vitamin D thường được gọi là “vitamin ánh nắng”, rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, giúp hình thành xương chắc khỏe và hỗ trợ hệ thống miễn dịch…

Những điều cha mẹ cần biết khi điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ

Những điều cha mẹ cần biết khi điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ

BS. Hoàng Thị Cúc

Khi thời tiết thay đổi, nhất là mùa Xuân rất nhiều trẻ bị viêm mũi dị ứng. Cha mẹ thường sốt ruột và muốn dùng thuốc cho trẻ mau khỏi. Nhưng dùng thuốc như thế nào để hiệu quả và có cách gì đề ngăn ngừa viêm mũi dị ứng cho bé?

Viêm màng não mô cầu có lây không?

Viêm màng não mô cầu có lây không?

Ths.BS Kiều Thanh

Trẻ em mắc viêm màng não mô cầu có thể tử vong trong vòng 24 giờ sau khi triệu chứng đầu tiên xuất hiện nếu không được điều trị kịp thời.

Điều trị thủy đậu và các biện pháp khắc phục tại nhà

Điều trị thủy đậu và các biện pháp khắc phục tại nhà

DS. Hoàng Thu Thủy

Thủy đậu là một bệnh nhiễm trùng do virus gây phát ban với các mụn nước chứa chất lỏng bên trong, gây ngứa phát triển trên bề mặt da.