Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Cách xác định các cơn co thắt chuyển dạ thật và giả

Một số người dù chưa đến ngày dự sinh cũng vặp các cơn co thắt giống như chuyển dạ. Làm thế nào để xác định cơn co thắt chuyển dạ thật?

Các cơn co thắt chuyển dạ thường được mô tả như cảm giác như một làn sóng, bởi vì cường độ của chúng từ từ tăng lên, lên đến đỉnh điểm và sau đó giảm từ từ.

Các cơn co thắt hoạt động như thế nào?

Các cơn co thắt chuyển dạ thường bắt đầu từ lưng của thai phụ rồi chuyển dần ra phía trước bụng, làm cho toàn bộ bụng của thai phụ cứng lại, cảm thấy như chuột rút, áp lực vùng chậu và có thể cả một cơn đau lưng âm ỉ.

Ảnh minh họa

Các cơn co thắt giúp di chuyển em bé xuống dưới bằng cách thắt chặt phần trên của tử cung và tạo áp lực lên cổ tử cung. Áp lực này làm cho cổ tử cung mở ra hoặc giãn ra. Các cơn co thắt có thể kéo dài từ vài giây đến vài phút.

Hormone oxytocin kích thích các cơn co chuyển dạ và sẽ diễn ra trong suốt quá trình chuyển dạ. Khi quá trình chuyển dạ tiến triển, các cơn co thắt thường trở nên dữ dội hơn, kéo dài lâu hơn, đến gần nhau hơn

Khi nào thì các cơn co thắt tử cung bắt đầu?

Đối với một thai kỳ đủ tháng, các cơn co thắt hay gọi là cơn gò chuyển dạ thực sự sẽ không bắt đầu cho đến khi em bé được ít nhất 37 tuần.

Nếu thai phụ gặp phải các cơn co thắt sớm hơn 37 tuần, cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra ngay lập tức. Đây được gọi là những cơn co thắt sinh non và có thể là dấu hiệu cho thấy thai phụ sắp chuyển dạ trước khi thai nhi phát triển hoàn toàn.

Thai phụ cũng có thể cảm thấy các cơn co thắt giả (hay gọi co thắt Braxton-Hicks) sớm nhất là vào tam cá nguyệt thứ hai ( 3 tháng giữa thai kỳ).

Các cơn co thắt giả đôi khi được gọi là những cơn co thắt thực hành. Chúng được cho là có thể giúp chuẩn bị chuyển dạ. Chúng thường không kéo dài lâu và không gây đau đớn.

Không phải các cơn co thắt lúc nào cũng có nghĩa đang chuyển dạ tích cực. Một số phụ nữ trải qua các cơn co thắt liên tục trong vài ngày trước khi quá trình chuyển dạ bắt đầu.

Khi thai phụ nhầm cơn đau chuyển dạ giả với cơn đau thật, đặc biệt nếu có bất kỳ nguy cơ sinh non nào không nên ngần ngại liên hệ với bác sĩ bất kỳ lúc nào trong thai kỳ hoặc lập tức đến ngay cơ sở y tế.

Ảnh minh họa

 Các cơ co thắt báo dấu hiệu chuyển dạ

Các cơn co thắt tử cung giả

Một số cơn co thắt xảy ra trong những tuần cuối của thai kỳ không phải là dấu hiệu chuyển dạ. Chuyển dạ giả được đặc trưng bởi các cơn co thắt đến và đi không theo khuôn mẫu hoặc nhất quán, thường là trong 2-4 tuần cuối cùng trước ngày dự sinh.

- Cơn đau chuyển dạ giả được gọi là cơn gò Braxton Hicks, các cơn co thắt Braxton Hicks có thể xảy ra sớm nhất là trong tam cá nguyệt thứ hai nhưng thường xảy ra nhất trong ba tháng cuối thai kỳ. Đây là cách cơ thể chuẩn bị cho việc sinh nở bằng cách làm mềm và mỏng cổ tử cung.

- Các cơn co thắt Braxton Hicks có xu hướng kéo dài trung bình từ 30 - 60 giây, nhưng đôi khi có thể kéo dài trong 2 phút hoặc hơn. Chúng khác với những cơn đau đẻ thật ở chỗ không đều nhau về tần suất và cường độ. Các cơn co thắt Braxton Hicks có xu hướng khó chịu hơn là đau đớn và cảm thấy giống như đau bụng kinh nhẹ hơn là các cơn co thắt thực sự.

- Các cơn co thắt chuyển dạ giả có thể khác nhau về cường độ, cảm giác dữ dội vào một lúc và ít hơn vào những lúc tiếp theo. Các cơn co thắt chuyển dạ giả có thể mềm hoặc dừng đột ngột nếu thai phụ đi bộ hoặc thay đổi tư thế. Tuy nhiên, các cơn co thắt chuyển dạ giả có xu hướng giảm dần và biến mất.

Ảnh minh họa

- Một số tác nhân nhất định có thể gây chuyển dạ giả, chẳng hạn như khi người lớn hoặc em bé hoạt động tích cực hoặc khi có áp lực quá lớn lên tử cung như thai phụ hoạt động tình dục, bàng quang đầy…

Các cơn co thắt chuyển dạ thật

- Trái ngược với các cơn co thắt Braxton Hicks, cơn đau chuyển dạ thật diễn ra theo nhịp điệu. Khi bắt đầu chuyển dạ, các cơn co thắt liên tục với tần suất và cường độ ngày càng tăng. Và thai phụ sẽ cảm thấy đau hơn là khó chịu, đặc biệt là khi các cơn co thắt kéo dài.

- Và không giống như cơn đau chuyển dạ giả, các cơn co thắt thật không dừng lại nếu thai phụ di chuyển, thay đổi tư thế hoặc nằm xuống.

Trước khi bắt đầu chuyển dạ, có thể có một số dấu hiệu cảnh báo sớm cần chú ý:

Việc thở và đi tiểu có thể đột ngột dễ dàng hơn khi em bé bắt đầu tụt xuống.

Dịch âm đạo hoặc chất nhầy có thể có màu nâu, hồng hoặc hơi đỏ (được gọi là hiện tượng ra máu).

Thai phụ có thể bị đau bụng hoặc tiêu chảy.

Thai phụ có thể thấy huyết áp tăng nhẹ.

Chất nhầy của thai phụ có thể chảy ra cùng một lúc.

 Các cơn co thắt chuyển dạ sinh non

- Các cơn co thắt thường xuyên trước 37 tuần có thể là dấu hiệu của chuyển dạ sinh non. Thời gian của các cơn co thắt đều đặn, nếu thai phụ bị co thắt mỗi 10 - 12 phút trong hơn một giờ, thai phụ có thể chuyển dạ sinh non.

- Trong một cơn co thắt, toàn bộ vùng bụng của thai phụ sẽ khó chạm vào. Cùng với sự thắt chặt trong tử cung, thai phụ có thể cảm thấy một cơn đau lưng âm ỉ, áp lực trong xương chậu, áp lực trong bụng, chuột rút. Đây là những dấu hiệu mà thai phụ nên gọi cho bác sĩ, đặc biệt nếu chúng đi kèm với chảy máu âm đạo, tiêu chảy hoặc tiết dịch có nước (có thể báo hiệu bị vỡ ối).

- Một số yếu tố nguy cơ của chuyển dạ sinh non khi:

Thai phụ mang thai nhiều lần, thai đôi, đa thai;

Tình trạng bất thường của tử cung, cổ tử cung hoặc nhau thai;

Hút thuốc lá;

Mức độ căng thẳng cao;

Tiền sử sinh non mắc một số bệnh nhiễm trùng;

Ảnh minh họa

Thiếu cân hoặc thừa cân trước khi mang thai;

Không được chăm sóc trước khi sinh đúng cách.

Điều quan trọng là phải chú ý đến thời gian và tần suất của các cơn co thắt, cũng như bất kỳ triệu chứng kèm theo.

Cách tính thời gian cho các cơn co thắt chuyển dạ

Định thời gian cho các cơn co thắt là một phần thiết yếu để đánh giá xem thai phụ có đang chuyển dạ hay không. Các cơn gò chuyển dạ sẽ diễn ra theo một chu kỳ thời gian đều đặn và tần suất tăng dần.

Thời gian của các cơn co thắt từ khi cơn co thắt bắt đầu cho đến khi cơn co thắt tiếp theo bắt đầu.

Để tính thời gian các cơn co thắt:

- Khi cảm thấy bụng căng lên, hãy ghi chú ngay thời gian.

- Cố gắng để ý xem cơn co có đạt đến đỉnh điểm hay không.

Sau khi quá trình thắt chặt hoàn toàn dừng lại, hãy lưu ý thời gian kéo dài của nó, nhưng đừng dừng thời gian của cơn co thắt mà chờ để cảm thấy sự thắt chặt tiếp theo trước khi khởi động lại đồng hồ bấm giờ. Đồng hồ kim là chính xác nhất để tính thời gian cho các cơn co thắt. Thai phụ cũng có thể tải xuống ứng dụng điện thoại có nút hẹn giờ dễ dàng.

Tham khảo một nguyên tắc chung cho những người lần đầu làm mẹ là 3-1-1: Các cơn co thắt đến 3 phút một lần, kéo dài 1 phút và lặp lại trong 1 giờ.

Ngoài ra, tùy thuộc vào các lần sinh trước hoặc các tình trạng sẵn có, nếu các cơn co thắt đến sau mỗi 5 - 10 phút cũng cần trao đổi với bác sĩ.

27/04/2022 21:33

Dự phòng các tai biến thường gặp trong quá khi sinh nở

Dự phòng các tai biến thường gặp trong quá khi sinh nở

Ths.BS. Nguyễn Cảnh Chương

Tai biến sản khoa là vấn đề sức khỏe xảy ra với bà mẹ và trẻ sơ sinh. Bất kỳ sản phụ nào cũng có nguy cơ đối diện với tai biến sản khoa, vì vậy việc dự phòng tai biến sản khoa đóng vai trò quan trọng.

Thuyên tắc ối - biến chứng sản khoa vô cùng nguy hiểm

Thuyên tắc ối - biến chứng sản khoa vô cùng nguy hiểm

Bảo Châu

Thuyên tắc ối là biến chứng sản khoa nguy hiểm có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ và không thể tiên lượng trước.

Vỡ ối sớm nguy hiểm thế nào?

Vỡ ối sớm nguy hiểm thế nào?

BS. Nguyễn Tuấn Anh - Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Thông thường, khi bắt đầu hoặc trong quá trình chuyển dạ, màng ối sẽ bị vỡ. Nếu nước ối bị vỡ trước khi bắt đầu chuyển dạ gọi là vỡ ối sớm.

Giục sinh dễ đẻ, liệu có an toàn?

Giục sinh dễ đẻ, liệu có an toàn?

THẢO AN

Giục sinh là phương pháp nhân tạo. Phương thức này khiến các cơn co tử cung co thắt và giãn ra, thúc đẩy nhanh quá trình sinh con. Tuy nhiên, việc dùng thuốc giục sinh có nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Sữa mẹ giúp phát triển não bộ trẻ sơ sinh đẻ non

Sữa mẹ giúp phát triển não bộ trẻ sơ sinh đẻ non

BS Ái Thủy

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ và nên là thức ăn đầu tiên đối với tất cả trẻ sơ sinh. Sữa mẹ giúp phát triển não bộ và nhận thức ở trẻ đẻ non.

Vì sao phụ nữ mang thai và sinh đẻ dễ bị ốm?

Vì sao phụ nữ mang thai và sinh đẻ dễ bị ốm?

BS. Trần Đức

Mỗi chúng ta, ai chẳng có một lần ốm. Ốm có thể là nhức đầu, cảm cúm, đau bụng, đau răng... và những nhiễm khuẩn khác. Nhưng người phụ nữ mang thai và sinh đẻ lại càng dễ ốm, đặc biệt dễ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn.

Sa tạng vùng chậu có nguy hiểm không?

Sa tạng vùng chậu có nguy hiểm không?

Bác sĩ Quang Dương

Sa tạng vùng chậu không đe dọa đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của phụ nữ, khiến phụ nữ mất đi sự thoải mái và tự tin trong cuộc sống.

Phương pháp sinh nở ảnh hưởng tới vi khuẩn đường ruột trẻ sơ sinh

Phương pháp sinh nở ảnh hưởng tới vi khuẩn đường ruột trẻ sơ sinh

Phan Bình

Theo một nghiên cứu mới công bố gần đây thì phương pháp sinh nở có thể ảnh hưởng tới vi khuẩn đường ruột của trẻ sơ sinh. Sự khác nhau này có thể sẽ biến mất trong vòng 9 tháng sau đó, nhưng trong thời gian này, nó cũng gây không ít phiền toái cho trẻ...

Tai biến thường gặp khi sinh nở

Tai biến thường gặp khi sinh nở

BS. Song Nhi

Mang thai và sinh nở là quá trình sinh lý tự nhiên của người phụ nữ. Tuy nhiên không phải ai cũng trải qua quá trình này một cách tự nhiên, nhất là khi sinh con. Một số tai biến khi sinh đẻ có thể gặp phải như:

Giải đáp những câu hỏi thường gặp về tinh hoàn ẩn ở trẻ mới sinh

Giải đáp những câu hỏi thường gặp về tinh hoàn ẩn ở trẻ mới sinh

Thiên Châu

Ở một số bé trai, đặc biệt là những trẻ sinh non, một hoặc cả hai tinh hoàn không xuống bìu trước khi sinh, thường được gọi là tinh hoàn ẩn.