Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Cách sơ cứu và phòng tránh trẻ ngộ độc hóa chất

Ngộ độc do uống nhầm hóa chất rất nguy hiểm và dễ xảy ra ở trẻ em. Nếu không được phát hiện và sơ cứu kịp thời thì hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Sự nguy hiểm và biểu hiện khi bị ngộ độc hóa chất

Đã có rất nhiều trẻ uống nhầm các hóa chất, thuốc độc tại nhà. Các hóa chất trẻ uống nhầm phổ biến là xăng, dầu hỏa, dung dịch cọ rửa, axit, chất diệt cỏ... Nguyên nhân chủ yếu do sự bất cẩn của cha mẹ để các dung dịch này vào các chai nước như: Chai nước suối, chai nước ngọt, trà xanh… và thường để ở những nơi dễ thấy. Đây chính là mối nguy hiểm tiềm tàng về ngộ độc hóa chất cho trẻ, bởi trẻ nhỏ vốn hiếu động, chưa có ý thức, thấy những loại chai, lọ màu sắc sặc sỡ hấp dẫn là cầm chơi, thậm chí uống ngay.

Ngộ độc do uống nhầm hóa chất rất nguy hiểm và dễ xảy ra ở trẻ em. Nếu không được phát hiện và sơ cứu kịp thời thì hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Trẻ uống nhầm hóa chất thường có một số biểu hiện như: ho sặc sụa, cơ thể tím tái, hơi thở có mùi hóa chất... Ngoài ra, có thể có vết bỏng quanh vùng miệng tái nhợt do bé đã nuốt phải một loại chất độc ăn mòn. Những hóa chất thuộc nhóm bay hơi như xăng dầu, acetone, thủy ngân... khi uống phải sẽ gây nên tình trạng hít vào phổi gây suy hô hấp cấp tính, tổn thương phổi rất nặng.

Ngoài ra khi uống nhầm hóa chất, trẻ thường đau họng, buồn nôn và nôn, môi lưỡi đỏ hoặc bị phồng rộp, chảy máu, đau tức thượng vị, đau ở mũi rồi lan ra khắp bụng. Khi đó, trẻ khó thở, thở gấp, mặt mũi tím tái, thở cánh mũi phập phồng, co kéo cơ hô hấp ở cổ, có biểu hiện của suy hô hấp. 

Ngoài ra, trẻ thường rên rít lên do thanh quản bị co thắt. Đi kèm với đó là da xanh xao nhợt nhạt, da nổi các vân tím, một số bé bị mất ý thức, hoảng loạn, la khóc, thậm chí rơi vào trạng thái hôn mê bất tỉnh.

Cách sơ, cấp cứu khi trẻ bị ngộ độc hóa chất

Khi phát hiện trẻ gặp một trong những triệu chứng như trên cha mẹ cần tiến hành sơ cấp cứu tại chỗ như sau:

  • Cho trẻ uống thật nhiều nước. Việc uống nhiều nước là có thể giải độc. Hãy cho trẻ uống từ từ, tránh uống quá nhanh sẽ khiến trẻ bị sặc, gây nôn ọe không tốt cho sức khỏe. Giúp trẻ nôn được nếu trẻ tỉnh táo không rơi vào hôn mê.
  • Đối với trường hợp bị ngộ độc xăng, acid hoặc baza cha mẹ không được tiến hành gây nôn vì nếu nôn, một lần nữa hơi hóa chất được đưa ra ngoài, tràn vào khí quản là tăng mức độ ngộ động, gây bỏng. Có thể dùng bột gạo, bột mì, sữa, lòng trắng trứng gà, nước cháo để cho bé ăn
  • Trong trường hợp trẻ bị ngộ độc kim loại nặng như chì, thủy ngân nên cho trẻ ăn lòng trắng trứng và sữa hoặc natri sunfat lượng khoảng 4-10g để tạo phản ứng kết tủa nhằm hạn chế chất độc ngấm vào bên trong cơ thể trẻ, bảo vệ thành ruột và niêm mạc dạ dày để ngăn không cho hấp thu hóa chất.
  • Với trẻ bị dính hóa chất, trước tiên nên cởi quần áo bị dính hóa chất của bé ra. Sau đó cho bé tắm bằng nước ấm, trong vòng 15 phút nếu bé bị bỏng. Không dùng dầu, các loại thuốc bôi ngoài da hoặc mỡ để bôi lên vết bỏng của trẻ. Nếu chất độc dính vào mắt nên rửa mắt cho bé bằng nước sạch như sau: nhỏ vài giọt nước sạch vào hai bên khóe mắt trẻ trong 15 phút và nhắc bé chớp mắt liên tục.
  • Với trẻ bị ngộ độc thuốc diệt cỏ. Nhanh chóng gây nôn cho trẻ càng sớm càng tốt ngay trong vòng 1h đầu. Khi nôn để trẻ đầu thấp để tránh sặc vào phổi, cho trẻ nằm nghiêng để tránh chất nô, dịch tiết chảy vào khí quản gây tắc thở.
  • Trấn an tinh thần của bé, giúp bé lấy lại bình tĩnh và tìm hiểu về loại hóa chất mà bé đã uống nhầm hoặc tiếp xúc.
  • Nếu sau khi sơ cấp cứu mà trẻ vẫn trong tình trạng khó thở, mạch đập bất thường, bị tụt huyết áp, ra nhiều mồ hôi nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để các bác sĩ rửa ruột cho bé.
Trẻ uống nhầm hóa chất thường có một số biểu hiện như: ho sặc sụa, cơ thể tím tái, hơi thở có mùi hóa chất... Ảnh minh họa

Cách phòng tránh cho trẻ

Để phòng tránh trẻ ngộ độc các loại hóa chất, các chuyên gia khuyến cáo:

  • Nên cất giữ những hóa chất gia dụng ở những nơi an toàn, tránh xa tầm tay trẻ nhỏ.
  • Những hóa chất có độc tính cao như dung môi pha sơn, các loại thuốc diệt côn trùng… nên để ở những nơi riêng biệt, khóa cẩn thận.
  • Không dùng chai đựng nước uống để đựng hóa chất và ngược lại cũng không nên dùng chai đựng hóa chất trước đó để đựng nước.
  • Không nên để các loại hóa chất ở những nơi bé vui chơi và không được để trẻ tự chơi một mình.
  • Không để chung thuốc uống với những thuốc khử khuẩn, hay các loại chai lọ hóa chất khác.

16/05/2023 20:45

Hà Nội phát hiện thêm ổ dịch tay chân miệng mới, cách xử trí phòng lây lan và biến chứng

Hà Nội phát hiện thêm ổ dịch tay chân miệng mới, cách xử trí phòng lây lan và biến chứng

BS Nguyễn Văn Bàng

Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.

Viêm não mô cầu lây nhiễm như thế nào?

Viêm não mô cầu lây nhiễm như thế nào?

BS Nguyễn Văn Dũng

Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?

Nhiều trường hợp mắc rubella, dấu hiệu nào nhận biết bệnh sớm?

Nhiều trường hợp mắc rubella, dấu hiệu nào nhận biết bệnh sớm?

BS CK1 Nguyễn Văn Bắc

Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.

Dấu hiệu trẻ mắc viêm đường hô hấp cần nhập viện

Dấu hiệu trẻ mắc viêm đường hô hấp cần nhập viện

BS Nguyễn Văn Dũng

Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.

Cúm A: Nguyên nhân, triệu chứng, đường lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

Cúm A: Nguyên nhân, triệu chứng, đường lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

BS Đăng Thanh

Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể

Trẻ mắc cúm B, cách chăm sóc trẻ mắc cúm B tại nhà

Trẻ mắc cúm B, cách chăm sóc trẻ mắc cúm B tại nhà

BS Hương Giang

Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.

Phân biệt ho gà và ho thường

Phân biệt ho gà và ho thường

BS. Nguyễn Văn Tâm

Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh viêm họng

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh viêm họng

BS Nguyễn Văn Dũng

Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…

Cách chữa thủy đậu nhanh khỏi

Cách chữa thủy đậu nhanh khỏi

BS Trần Anh Tuấn

Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.

Phòng ngừa viêm đường hô hấp trên cho trẻ khi giao mùa

Phòng ngừa viêm đường hô hấp trên cho trẻ khi giao mùa

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy

Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.