Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Bù dịch oresol cho trẻ thế nào cho đúng?

Oresol (ORS) được sử dụng khá rộng rãi, nhất là trẻ em. Mỗi khi các cháu bị tiêu chảy, sốt, nôn... các bậc cha mẹ thường hay sử dụng oresol để bù nước và điện giải.

Oresol (ORS) được sử dụng khá rộng rãi, nhất là trẻ em. Mỗi khi các cháu bị tiêu chảy, sốt, nôn... các bậc cha mẹ thường hay sử dụng oresol để bù nước và điện giải. Tuy nhiên, nếu việc sử dụng thuốc này không đúng sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho trẻ.

Cách pha ORS đúng

ORS là một hỗn hợp đặc biệt gồm các loại muối khô, khi hòa tan với nước sạch có thể uống để bù nước và điện giải cho cơ thể. Gói oresol thường bán ở các nhà thuốc được sản xuất theo công thức của UNICEF, gói chứa 27,9g thuốc để pha vào 1 lít nước sôi để nguội. Ngoài ra, còn có nhiều công thức mang tên thương mại khác nhau, nhiều người ưa dùng loại ORS có hương vị cam, gói chứa 5,63g pha vào 200ml nước nguội hoặc viên nén hydrit... Mỗi gói ORS theo tiêu chuẩn Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gồm có 3,5g NaCl, 1,6g KCl, 2,5g NaHCO3 (ở xứ nhiệt đới ẩm như Việt Nam ta, NaHCO3 có thể bị hút ẩm hỏng, do đó được thay bằng 2,9g trinatri citrat) và 20g glucose.

Cấp cứu trẻ bị ngộ độc oresol.

Hiện nay, trong hướng dẫn của WHO, gói ORS loại mới có áp lực thẩm thấu thấp với thành phần giống như gói ORS thông thường nhưng có hàm lượng thay đổi để khi pha với nước có nồng độ đường và muối thấp hơn (mỗi gói có 2,6g NaCl, 1,5g KCl, 13,5g glucose). Sử dụng ORS loại mới đã được chứng minh có hiệu quả trong việc rút ngắn thời gian tiêu chảy và giảm nhu cầu truyền dịch ở bệnh nhân tiêu chảy. Nghiên cứu cho thấy, dùng dung dịch ORS mới có tỷ trọng thấp làm giảm 33% số trẻ phải truyền dịch, giảm 20% lượng phân bài tiết ra ngoài, giảm 30% số trẻ bị nôn ói.

Lưu ý gì khi pha ORS cho trẻ uống?

Dùng nước đun sôi để nguội để pha theo đúng hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Không được pha với sữa, nước khoáng, nước canh, nước trái cây hoặc nước ngọt... và tuyệt đối không cho thêm đường.

Phải pha toàn bộ gói ORS vào nước. Cần khuấy đều cho tới khi chất bột tan hoàn toàn trong nước. Không chia nhỏ để pha làm nhiều lần, bởi vì pha loãng muối quá sẽ bù nước không đủ, pha loãng đường quá sẽ kém hấp thu. Nếu pha đặc quá đối với trẻ sẽ không tốt do thừa muối gây ngộ độc muối, gây tổn thương tế bào do tăng độ thẩm thấu máu nặng, thừa đường có thể gây tiêu chảy. Pha không đúng sẽ làm cho tình trạng bệnh tiêu chảy càng trầm trọng hơn. Nguy hiểm hơn nữa là gây ngộ độc ORS để lại di chứng thần kinh không hồi phục, nặng hơn nữa có thể gây tử vong.

Dung dịch pha xong chỉ uống trong ngày, còn thừa qua ngày hôm sau phải bỏ vì dung dịch sau khi pha là môi trường tốt cho vi sinh vật phát triển, trong đó có các vi sinh vật gây bệnh.

Khi nào dùng dung dịch ORS cho trẻ?

Trẻ bị mất nước, chất điện giải do tiêu chảy, nôn nhiều, kéo dài và khi trẻ sốt cao cần được uống dung dịch ORS. Nên sử dụng đúng liều lượng để sau khi uống sẽ có tác dụng bù nước và chất điện giải làm cho trẻ tỉnh táo, hoạt động bình thường trở lại.

Liều dùng cho trẻ nhũ nhi, uống 50ml/lần, ngày cho uống khoảng 2 - 3 lần; trẻ từ 2 - 6 tuổi uống 100ml/lần, ngày cho uống 2 - 3 lần; trẻ 6 - 12 tuổi cho uống mỗi lần khoảng 150ml, ngày cho uống 2 - 3 lần. Trẻ trên 12 tuổi uống theo nhu cầu (khát là cho trẻ uống). Đối với trẻ nhỏ, cho uống liên tục nhiều ngụm nhỏ bằng thìa hoặc cốc nhỏ. Nếu trẻ nôn, chờ khoảng 10 phút rồi tiếp tục cho uống nhưng phải uống chậm hơn.

Cần theo dõi chặt chẽ trẻ, đặc biệt là trẻ tiêu chảy, nếu không giảm (số lần đi lỏng và số lượng phân), cần cho trẻ đi bệnh viện ngay.

14/03/2023 15:55

Cúm A: Nguyên nhân, triệu chứng, đường lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

Cúm A: Nguyên nhân, triệu chứng, đường lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

BS Đăng Thanh

Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể

Trẻ mắc cúm B, cách chăm sóc trẻ mắc cúm B tại nhà

Trẻ mắc cúm B, cách chăm sóc trẻ mắc cúm B tại nhà

BS Hương Giang

Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.

Phân biệt ho gà và ho thường

Phân biệt ho gà và ho thường

BS. Nguyễn Văn Tâm

Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh viêm họng

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh viêm họng

BS Nguyễn Văn Dũng

Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…

Cách chữa thủy đậu nhanh khỏi

Cách chữa thủy đậu nhanh khỏi

BS Trần Anh Tuấn

Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.

Phòng ngừa viêm đường hô hấp trên cho trẻ khi giao mùa

Phòng ngừa viêm đường hô hấp trên cho trẻ khi giao mùa

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy

Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh quai bị

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh quai bị

BS Trần Anh Tuấn

Quai bị là căn bệnh phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Bệnh có tỷ lệ mắc cao ở những vùng dân cư đông đúc, điều kiện sống kém và nơi có khí hậu lạnh.

Những thuốc kháng sinh không dùng cho trẻ

Những thuốc kháng sinh không dùng cho trẻ

DS.Nguyễn Minh Thành

Kháng sinh là dược chất đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị các bệnh do vi khuẩn. Nhưng thuốc cũng gây ra các tác dụng phụ. Đặc biệt là một số kháng sinh còn gây ra tác dụng phụ rất nghiêm trọng cho trẻ.

Cách ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ em

Cách ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ em

DS. Nguyễn Thu Giang

Vitamin D thường được gọi là “vitamin ánh nắng”, rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, giúp hình thành xương chắc khỏe và hỗ trợ hệ thống miễn dịch…

Những điều cha mẹ cần biết khi điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ

Những điều cha mẹ cần biết khi điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ

BS. Hoàng Thị Cúc

Khi thời tiết thay đổi, nhất là mùa Xuân rất nhiều trẻ bị viêm mũi dị ứng. Cha mẹ thường sốt ruột và muốn dùng thuốc cho trẻ mau khỏi. Nhưng dùng thuốc như thế nào để hiệu quả và có cách gì đề ngăn ngừa viêm mũi dị ứng cho bé?