Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Bố mẹ cùng mang gen bệnh tan máu bẩm sinh có sinh con khoẻ mạnh?

Hoang mang, lo lắng, bế tắc khi cả hai vợ chồng cùng mang gen bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia), đã có lúc vợ chồng anh Trần Văn Thịnh ở Hà Nam từ bỏ ý định sinh con. Họ sợ, nếu sinh con không may mắc bệnh di truyền, thì căn bệnh ấy sẽ đeo đẳng theo con suốt đời.

Kết hôn từ năm 2017, khi cả 2 mới tuổi đôi mươi, thế nhưng 4 năm mỏi mắt mong chờ mà vợ chồng anh Thịnh vẫn chưa có tin vui. Sức khỏe hoàn toàn bình thường, tiền sử gia đình không có ai mắc bệnh di truyền nên vợ chồng anh Thịnh không nghĩ là mình mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Chỉ khi đi được các bác sĩ thăm khám và thực hiện xét nghiệm di truyền thì họ mới biết mình là người lành mang gen đột biến.

ThS.BS Vương Vũ Việt Hà - Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Bưu điện cho biết, theo kết quả khảo sát năm 2017, Việt Nam có tới 12 triệu người mang gen tan máu bẩm sinh. Mỗi năm có trên 8.000 trẻ sinh ra bị bệnh, trong đó có hơn 2.000 trẻ mắc bệnh ở mức độ nặng cần được điều trị cả đời. Chi phí điều trị trung bình cho một bệnh nhân thể nặng từ khi sinh ra tới 30 tuổi hết khoảng 3 tỷ đồng.

Bệnh tan máu bẩm sinh không chỉ gây tốn kém về kinh tế, nghèo hóa nhiều gia đình mà còn làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng dân số. Thalassemia tuy là một bệnh mạn tính, người bệnh phải điều trị suốt đời nhưng lại là bệnh có thể chủ động phòng tránh với những xét nghiệm tầm soát cơ bản.

Đặc biệt, đối với các bệnh nhân vô sinh, hiếm muộn mang gen bệnh Thalassemia, việc thực hiện điều trị thụ tinh trong ống nghiệm hoàn toàn có thể giúp họ sinh ra những em bé khỏe mạnh nhờ thực hiện kỹ thuật di truyền tiền làm tổ.

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân vô sinh, hiếm muộn.

"Để chẩn đoán bệnh lý Thalassemia, các bác sĩ sẽ dựa vào xét nghiệm công thức máu của bệnh nhân, huyết sắc tố để phân loại và sàng lọc bệnh ban đầu và cuối cùng là xét nghiệm gen để chẩn đoán xác định về bệnh lý Thalassemia. Tùy vào cấu trúc gen đột biến sẽ tạo ra mức độ bệnh tương ứng: có những bệnh nhân không có triệu chứng gì (người lành mang gen đột biến) cho đến những trường hợp thiếu máu nhẹ, nặng hơn nữa là những trường hợp thiếu máu nặng, phải điều trị phụ thuộc vào truyền máu và thải sắt liên tục (ví dụ: thể Beta Thlassemia nặng) cho đến những bé không được sinh ra do dấu hiệu phù thai, thai lưu khi đang trong bụng mẹ (ví dụ: thể Hb Bart's)" – BS. Vương Vũ Việt Hà thông tin.

Theo chuyên gia hỗ trợ sinh sản, biểu hiện bệnh Thalassemia khá phong phú trên lâm sàng, có những trường hợp nhìn như một người bình thường và có những trường hợp thể nặng có các dấu hiệu khá rõ:

  • Trẻ xanh xao;
  • Da và củng mạc mắt vàng;
  • Thường chậm phát triển thể chất;
  • Có thể bị sốt, tiêu chảy hay các rối loạn tiêu hóa khác.
  • Nếu được truyền máu đầy đủ, trẻ có thể vẫn phát triển bình thường đến khoảng 10 tuổi.

Sau 10 tuổi, trẻ có biểu hiện của biến chứng do tăng sinh hồng cầu và do ứ đọng sắt quá nhiều trong cơ thể như:

  • Biến dạng xương: hộp sọ to, bướu trán, bướu đỉnh, hai gò má cao, mũi tẹt, răng cửa hàm trên vẩu, loãng xương làm trẻ rất dễ bị gãy xương;
  • Da sạm xỉn, củng mạc mắt vàng;
  • Sỏi mật;
  • Dậy thì muộn: nữ đến 15 tuổi chưa có kinh nguyệt...;
  • Chậm phát triển thể lực.
  • Ngoài 20 tuổi, bệnh nhân thường có thêm các biến chứng suy tim, rối loạn nhịp tim, đái tháo đường, xơ gan...
 
Bệnh Thalassemia là bệnh lý di truyền, truyền từ đời này sang đời sau, nếu vô tình 2 vợ chồng không biết mình mang gen (người lành mang gen đột biến) em bé sinh ra sẽ có rủi ro rơi vào thể nặng và đây là gánh nặng kinh tế của các gia đình bệnh nhân và cho toàn xã hội.
 

"Với những cặp vợ chồng cùng mang gene bệnh tan máu bẩm sinh như vợ chồng anh Thịnh, nếu kết hôn sinh con thì nguy cơ 25% số trẻ sinh ra sẽ mắc bệnh lý này. Họ phải sàng lọc di truyền trước khi làm thụ tinh trong ống nghiệm và may mắn, sau quá trình điều trị, đến tháng 6/2021, vợ chồng anh Thịnh, chị Nga đã đón một bé gái khỏe mạnh chào đời" - BS. Hà cho hay.

Theo các bác sĩ, những năm gần đây, thụ tinh ống nghiệm đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, bên cạnh nhiệm vụ chính đáp ứng nguyện vọng mong con của các gia đình hiếm muộn thì cùng với sự phát triển của ngành di truyền, sinh học phân tử, thụ tinh ống nghiệm đang mang thêm cho mình một nhiệm vụ sinh ra em bé khỏe mạnh.

Một trường hợp sinh con khỏe mạnh dù mang gen bệnh Thalassemia.

Sau khi giải mã bản đồ gen người, đã có rất nhiều bệnh lý di truyền được phát hiện và được giải thích trên bản đồ gen, bệnh lý Thalassemia là một trong số đó. Với những đột biến ở chuỗi Beta và chuỗi Alpha phát hiện trên bố và mẹ, trong quá trình làm thụ tinh ống nghiệm áp dụng kỹ thuật di truyền tiền làm tổ đã giúp các nhà phôi học phát hiện những phôi khỏe mạnh và phôi bị bệnh. Đây chính là phương pháp điều trị dự phòng bệnh Thalassemia chủ động dựa vào công nghệ gen và thụ tinh ống nghiệm.

Được biết, bắt đầu từ năm 2018, Bệnh viện Bưu điện đã tiến hành kiểm tra, tư vấn và kiểm tra di truyền phôi cho 26 cặp vợ chồng đã tiến hành thụ tinh ống nghiệm, trong đó đã có 13 lần chuyển phôi với xác suất thai lâm sàng 76,19% và hiện đã có 4 bé sinh ra khỏe mạnh.

Với mong muốn chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ một phần kinh phí giúp người bệnh giảm bớt khó khăn, có thêm cơ hội trên hành trình tìm con yêu, từ ngày 28/5 đến 3/6/2022, Bệnh viện Bưu điện sẽ khám, tư vấn miễn phí vô sinh, hiếm muộn cho các cặp vợ chồng. Tại tuần lễ khám, tư vấn miễn phí vô sinh, hiếm muộn lần này, các bệnh nhân và các cặp vợ chồng sẽ được miễn phí thăm khám, tư vấn; xét nghiệm máu, xét nghiệm nột tiết, siêu âm đầu dò, xét nghiệm tinh dịch đồ, tầm soát ung thư cổ tử cung, chụp tử cung vòi trứng… (theo chỉ định của bác sĩ)...

Đặc biệt, 10 bệnh nhân đã có kết quả xét nghiệm khẳng định mang gen các bệnh di truyền như: Bệnh thận đa nang, Tăng sản thượng thận bẩm sinh, Thalassemia, Haemophillia, Teo cơ tủy… và một số bệnh lý di truyền hiếm gặp khác sẽ được hỗ trợ chi phí làm thụ tinh trong ống nghiệm và miễn phí chi phí sàng lọc phôi.

22/09/2022 06:16

Dự phòng các tai biến thường gặp trong quá khi sinh nở

Dự phòng các tai biến thường gặp trong quá khi sinh nở

Ths.BS. Nguyễn Cảnh Chương

Tai biến sản khoa là vấn đề sức khỏe xảy ra với bà mẹ và trẻ sơ sinh. Bất kỳ sản phụ nào cũng có nguy cơ đối diện với tai biến sản khoa, vì vậy việc dự phòng tai biến sản khoa đóng vai trò quan trọng.

Thuyên tắc ối - biến chứng sản khoa vô cùng nguy hiểm

Thuyên tắc ối - biến chứng sản khoa vô cùng nguy hiểm

Bảo Châu

Thuyên tắc ối là biến chứng sản khoa nguy hiểm có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ và không thể tiên lượng trước.

Vỡ ối sớm nguy hiểm thế nào?

Vỡ ối sớm nguy hiểm thế nào?

BS. Nguyễn Tuấn Anh - Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Thông thường, khi bắt đầu hoặc trong quá trình chuyển dạ, màng ối sẽ bị vỡ. Nếu nước ối bị vỡ trước khi bắt đầu chuyển dạ gọi là vỡ ối sớm.

Giục sinh dễ đẻ, liệu có an toàn?

Giục sinh dễ đẻ, liệu có an toàn?

THẢO AN

Giục sinh là phương pháp nhân tạo. Phương thức này khiến các cơn co tử cung co thắt và giãn ra, thúc đẩy nhanh quá trình sinh con. Tuy nhiên, việc dùng thuốc giục sinh có nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Sữa mẹ giúp phát triển não bộ trẻ sơ sinh đẻ non

Sữa mẹ giúp phát triển não bộ trẻ sơ sinh đẻ non

BS Ái Thủy

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ và nên là thức ăn đầu tiên đối với tất cả trẻ sơ sinh. Sữa mẹ giúp phát triển não bộ và nhận thức ở trẻ đẻ non.

Vì sao phụ nữ mang thai và sinh đẻ dễ bị ốm?

Vì sao phụ nữ mang thai và sinh đẻ dễ bị ốm?

BS. Trần Đức

Mỗi chúng ta, ai chẳng có một lần ốm. Ốm có thể là nhức đầu, cảm cúm, đau bụng, đau răng... và những nhiễm khuẩn khác. Nhưng người phụ nữ mang thai và sinh đẻ lại càng dễ ốm, đặc biệt dễ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn.

Sa tạng vùng chậu có nguy hiểm không?

Sa tạng vùng chậu có nguy hiểm không?

Bác sĩ Quang Dương

Sa tạng vùng chậu không đe dọa đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của phụ nữ, khiến phụ nữ mất đi sự thoải mái và tự tin trong cuộc sống.

Phương pháp sinh nở ảnh hưởng tới vi khuẩn đường ruột trẻ sơ sinh

Phương pháp sinh nở ảnh hưởng tới vi khuẩn đường ruột trẻ sơ sinh

Phan Bình

Theo một nghiên cứu mới công bố gần đây thì phương pháp sinh nở có thể ảnh hưởng tới vi khuẩn đường ruột của trẻ sơ sinh. Sự khác nhau này có thể sẽ biến mất trong vòng 9 tháng sau đó, nhưng trong thời gian này, nó cũng gây không ít phiền toái cho trẻ...

Tai biến thường gặp khi sinh nở

Tai biến thường gặp khi sinh nở

BS. Song Nhi

Mang thai và sinh nở là quá trình sinh lý tự nhiên của người phụ nữ. Tuy nhiên không phải ai cũng trải qua quá trình này một cách tự nhiên, nhất là khi sinh con. Một số tai biến khi sinh đẻ có thể gặp phải như:

Giải đáp những câu hỏi thường gặp về tinh hoàn ẩn ở trẻ mới sinh

Giải đáp những câu hỏi thường gặp về tinh hoàn ẩn ở trẻ mới sinh

Thiên Châu

Ở một số bé trai, đặc biệt là những trẻ sinh non, một hoặc cả hai tinh hoàn không xuống bìu trước khi sinh, thường được gọi là tinh hoàn ẩn.