Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị viêm tai giữa

Viêm tai giữa là một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, được xếp vào nhóm bệnh viêm đường hô hấp trên. Bệnh do virus hoặc vi khuẩn xâm nhập vào khoảng trống phía sau màng nhĩ gây nên.

 

Các yếu tố làm tăng nguy cơ viêm tai giữa ở trẻ

Viêm tai giữa là bệnh lý rất phổ biến ở trẻ em, nhiều cha mẹ thường hay than phiền tại sao trẻ lại dễ mắc viêm tai giữa. Thực tế cho thấy trẻ dễ bị viêm tai giữa là do hệ miễn dịch của trẻ nhỏ chưa phát triển đầy đủ, không đủ sức chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn.

Cấu trúc tai của trẻ chưa hoàn chỉnh, tai giữa của trẻ được kết nối với cổ họng bằng vòi nhĩ. Bình thường vòi nhĩ khi nuốt sẽ mở ra, giúp chất lỏng cùng các tạp chất dư thừa thoát khỏi tai. Khi vòi nhĩ bị tắc sẽ khiến chất thải không thoát được, vi khuẩn và dịch sẽ kẹt lại bên trong tai, gây nhiễm trùng. Mặt khác, trẻ em có vòi nhĩ ngắn hẹp, dễ phù nề hơn người lớn, nên rất dễ bị tắc.

Ngoài ra, trẻ hay mắc các bệnh lý tai mũi họng như: Viêm họng, viêm VA, viêm amidan, viêm xoang... cũng dễ bị biến chứng gây viêm tai giữa.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ khiến trẻ dễ bị viêm tai giữa được ghi nhận là do môi trường sống bao gồm: Thời tiết thay đổi đột ngột, mưa ẩm. Khói xe, khói thuốc lá, thuốc lào, than, bụi bẩn...

Trẻ mới đi học nhà trẻ mẫu giáo, trẻ mới cai sữa hoặc thay đổi chế độ ăn dặm, trẻ có cơ địa dị ứng… cũng dễ bị viêm tai giữa.

Viêm tai giữa là một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ.

Biểu hiện của trẻ khi bị viêm tai giữa

- Ở giai đoạn đầu: Biểu hiện của bệnh viêm tai giữa không rõ rệt, trẻ không sốt, không đau tai, rất ít khi có ù tai, không chảy dịch ở tai. Thông thường trẻ có triệu chứng chủ yếu là viêm mũi họng như: Sốt, đau rát họng, chảy mũi, ngạt mũi, ho... sau đó có thể đau tai, ù tai… Khi nội soi thấy màng nhĩ sung huyết.

- Giai đoạn toàn phát: Ở thời kỳ đầu chưa vỡ mủ có diễn tiến rầm rộ, rõ rệt nhất là trẻ bị sốt, thường là sốt cao 39 – 40 độ C, quấy khóc nhiều, bỏ bú, kém ăn, nôn trớ, co giật... Nếu là trẻ lớn sẽ kêu đau tai, còn trẻ nhỏ chỉ biết lắc đầu, lấy tay dụi vào tai.

Khi nội soi tai thấy toàn bộ màng nhĩ nề đỏ, hơi tím, phồng lên, không thấy tam giác sáng, không thấy cán xương búa hoặc mấu ngắn xương búa. Màu sắc màng nhĩ hòa lẫn màu sắc da ống tai.

- Thời kỳ vỡ mủ: Có thể do chích rạch hay tự vỡ mủ. Trẻ không còn đau tai; Nhiệt độ trở lại bình thường, trẻ ăn ngủ được. Nếu màng nhĩ tự vỡ vào ngày thứ 2 - 4 thì sự lành màng nhĩ sẽ không tốt. Cần chủ động rạch thoát mủ.

Khi nội soi tai các bác sĩ thấy ống tai đầy mủ, màu vàng hoặc xanh, thấy lỗ thủng, bề dày đỏ, nham nhở, kích thước lỗ thủng to, nhỏ. Nếu lỗ thủng nhỏ dẫn lưu kém, triệu chứng có thể còn tồn tại, cần chích rộng thêm. Hút rửa tai làm sạch mủ.

Viêm tai giữa nếu được điều trị sớm thường khỏi hoàn toàn và không để lại di chứng gì. Ảnh minh hoạ.

Biến chứng có thể gặp khi trẻ bị viêm tai giữa

Nếu không được điều trị triệt để, bệnh viêm tai giữa có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, bởi trẻ mắc viêm tai giữa thường do viêm VA lan vào vòi nhĩ, làm cho vòi nhĩ bị viêm và tắc lại.

Ở trẻ em vòi nhĩ ngắn hơn, khẩu kính lớn hơn ở người lớn, nên vi khuẩn và các chất xuất tiết ở mũi họng rất dễ lan lên tai giữa. Đặc biệt, hệ thống niêm mạc đường hô hấp (niêm mạc mũi họng, niêm mạc hòm tai, niêm mạc khí phế quản…) ở trẻ rất nhạy cảm, rất dễ phản ứng với những kích thích bằng hiện tượng xuất tiết dịch, làm cho dịch ứ đọng nhiều trong hòm tai, gây viêm.

Điều nguy hiểm là viêm tai giữa cấp ở trẻ nhỏ có thể gây thủng màng nhĩ, làm tiêu xương… ảnh hưởng đến sức nghe của trẻ và dẫn đến rối loạn ngôn ngữ. Nếu không được điều trị triệt để, bệnh có thể gây các biến chứng nhiễm trùng sọ não rất nguy hiểm như: Viêm màng não, áp xe não, viêm tắc tĩnh mạch bên hoặc gây liệt dây thần kinh mặt (dây số 7).

Phòng viêm tai giữa hiệu quả cho trẻ

Để phòng bệnh viêm tai giữa cho trẻ, cha mẹ cần chú ý điều trị sớm viêm nhiễm tại mũi họng, giải quyết các ổ viêm vùng mũi xoang, vẹo vách ngăn, quá phát cuốn mũi… Vệ sinh mũi họng đúng cách, không lạm dụng nước muối sinh lý bơm rửa mũi vì rất dễ đẩy dịch ở mũi vào tai gây viêm.

Tăng cường sức đề kháng cho con bằng chế độ dinh dưỡng khoa học, học tập, vui chơi và nghỉ ngơi hợp lý…

Viêm tai giữa nếu được điều trị sớm thường khỏi hoàn toàn và không để lại di chứng gì. Tuy nhiên, nếu điều trị muộn hoặc không triệt để, trẻ dễ tái phát nhiều lần và có nguy cơ cao gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vì vậy, ngay khi trẻ có những biểu hiện nghi ngờ bất thường ở tai, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám, để bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và đưa ra hướng xử trí kịp thời.

12/03/2023 16:25

6 biện pháp khắc phục tại nhà điều trị sốt siêu vi

6 biện pháp khắc phục tại nhà điều trị sốt siêu vi

DS. Nguyễn Xuân Lượng

Khi bị sốt siêu vi, một số biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp kiểm soát nhiệt độ và giúp cơ thể phục hồi…

Kháng thể kháng MOG ở trẻ em là bệnh gì?

Kháng thể kháng MOG ở trẻ em là bệnh gì?

Hà Anh ghi

Bệnh kháng thể kháng MOG là một loại bệnh tự miễn thuộc hệ thần kinh, thường gặp ở trẻ em và trẻ em trưởng thành.

Cách điều trị nhược thị ở trẻ

Cách điều trị nhược thị ở trẻ

BS. Nguyễn Minh Châu

Nhược thị là nguyên nhân phổ biến nhất gây giảm thị lực ở trẻ em. Bệnh nếu không được phát hiện và chăm sóc đúng cách, trẻ lớn lên có thể gặp các vấn đề về thị lực suốt đời.

Bệnh lao ở trẻ em có chữa khỏi không?

Bệnh lao ở trẻ em có chữa khỏi không?

Lan Phương

Thống kê tại Bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy, hàng năm bệnh viện phát hiện và điều trị khoảng 70 đến 80 ca bệnh lao ở trẻ em. Các ca bệnh đa phần là những ca lao nặng, khó chẩn đoán.

Trẻ bị chấn thương răng, cha mẹ phải làm gì?

Trẻ bị chấn thương răng, cha mẹ phải làm gì?

BS Nguyễn Thị Châu

Chấn thương răng sữa ở trẻ là một vấn đề rất hay gặp, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu được xử trí đúng sẽ góp phần quan trọng vào quá trình lành chấn thương.

Cách khắc phục viêm họng tái phát ở trẻ nhỏ

Cách khắc phục viêm họng tái phát ở trẻ nhỏ

BS Nguyễn Văn Dũng

Viêm họng ở trẻ là bệnh lý thường gặp vào thời điểm giao mùa và dễ tái phát. Điều này khiến nhiều cha mẹ lo lắng bởi ảnh hưởng đến sự phát triển và hệ lụy cho sức khỏe của trẻ.

Ho ở trẻ khi nào cần nhập viện?

Ho ở trẻ khi nào cần nhập viện?

BS Nguyễn Thị Bích

Ho ở trẻ em là vấn đề thường gặp khiến bố mẹ lo lắng, vì khi trẻ ho sẽ dễ bị nôn. Vậy, trẻ ho cần xử trí như thế nào, có cần nhập viện không?

Viêm mủ màng ngoài tim, cách phòng ngừa và phát hiện sớm

Viêm mủ màng ngoài tim, cách phòng ngừa và phát hiện sớm

BS. Nguyễn Văn Dũng

Viêm mủ màng ngoài tim là bệnh nguy hiểm hay gặp ở trẻ. Biến chứng tức thời là chèn ép tim cấp cần được chẩn đoán và xử trí cấp cứu kịp thời để tránh đe dọa đến tính mạng của trẻ.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị hẹp bao quy đầu

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị hẹp bao quy đầu

ThS.BS Nguyễn Trần Thành

Hẹp bao quy đầu ở trẻ rất thường gặp, tuy nhiên trong nhiều trường hợp không nên cắt bao quy đầu hay tự ý can thiệp khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ.

Bù dịch oresol cho trẻ thế nào cho đúng?

Bù dịch oresol cho trẻ thế nào cho đúng?

BS Bùi Mai Hương

Oresol (ORS) được sử dụng khá rộng rãi, nhất là trẻ em. Mỗi khi các cháu bị tiêu chảy, sốt, nôn... các bậc cha mẹ thường hay sử dụng oresol để bù nước và điện giải.