Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Bị tưa miệng, nhiệt miệng chữa thế nào?

Tưa miệng thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trong thời gian bú sữa. Mặc dù bệnh không quá nguy hiểm nhưng bệnh dễ tái đi lái lại và khiến bé khó chịu. Vậy làm thế nào để giúp trẻ thoát khỏi tình trạng này.

Biểu hiện của tưa miệng, nhiệt miệng

Trẻ bị tưa miệng nhẹ thì có mảng trắng dày bám ở lưỡi, mặt trong má, vòm miệng gây khó chịu. Nặng thì mảng trắng đầy miệng, dễ chảy máu, có nhiều mảng trợt loét khắp miệng, miệng khô nứt nẻ, không ngậm vú được, không nuốt được, quấy khóc. Miệng trẻ khô, rất hôi, có thể phát sốt nên dân gian còn bảo là trẻ bị nhiệt, nhiệt miệng. Trẻ bị tưa miệng nặng không ăn không bú được nên mất nước, suy kiệt nhanh.

Nguyên nhân gây tưa miệng, nhiệt miệng

Tưa miệng là do sự phát triển quá mức của nấm men Candida albicans (C. albicans) trong miệng, gây nên các mảng bám màu trắng trong miệng. Y học gọi là nấm miệng. Để phân biệt với cặn sữa, có thể lấy khăn lau mảng bám, nếu lau sạch dễ dàng thì đó là cặn sữa, còn mảng bám do nấm men thì dính chắc, lau không đi, dễ chảy máu.

Bình thường, một lượng nhỏ C. albicans vẫn sống trong miệng của bạn mà không gây hại. Nếu không giữ vệ sinh răng miệng, bú xong không uống nước cho sạch miệng, thường xuyên ăn đêm... lượng sữa còn dư trong miệng sẽ tạo mội trường cho nấm men phát triển.

Ngoài ra ở trẻ lớn hoặc người trưởng thành mà còn bị nấm miệng thì cần xem các yếu tố ảnh hưởng. Nguyên nhân phát triển quá mức C.albicans khiến miệng bị nấm có khả năng là do dùng một số loại thuốc, khiến số lượng vi sinh vật có lợi trong cơ thể bị giảm, chẳng hạn như thuốc kháng sinh. Những người dùng nhiều thuốc corticoid điều trị hen, bệnh khớp…người suy yếu hệ miễn dịch chẳng hạn như bệnh bạch cầu và HIV, cũng tăng nguy cơ phát triển bệnh tưa miệng. Nấm miệng là một bệnh nhiễm trùng phổ biến ở những người nhiễm HIV.

Các phương pháp phòng và điều trị tưa miệng, nhiệt miệng

Ở trẻ nhỏ đang tuổi uống sữa cần làm sạch miệng trẻ sau mỗi lần uống sữa, bằng cách cho uống 10 – 20 ml nước sạch. Hàng ngày nên vệ sinh miệng cho trẻ bằng nước sạch pha vài giọt chanh hoặc giấm. Dùng một miếng gạc sạch quấn vào ngón tay, chấm nước chanh loãng như trên rơ miệng cho trẻ. Miệng trẻ sạch cặn sữa và nước chanh loãng có pH axit sẽ ức chế nấm men phát triển.

Trẻ bị nấm miệng nặng, dễ chảy máu, loét miệng nặng, không ăn không bú được cần đưa trẻ tới bệnh viện. Tại đây các bác sĩ sẽ làm sạch miệng trẻ bằng nước muối sinh lý rồi bôi kháng sinh chống nấm như Nistatin, Miconazole, Fluconazole...

Nếu trẻ lớn và người trưởng thành cần loại trừ các nguyên nhân gây nên nấm miệng khác. Trường hợp nặng có khi phải uống thuốc chống nấm toàn thân như Itraconazole, Amphotericin B...

Hiện nay nhiều nơi ứng dụng tác dụng diệt nấm sát khuẩn của dung dịch iod hữu cơ. I od có tác dụng diệt nấm và các tạp khuẩn rất tốt. Chúng tôi dùng các dung dịch này điều trị các trường hợp nấm miệng, loét miệng nặng. Công dụng rất thần kỳ, sau khi rửa miệng bằng dung dịch iod này chỉ nửa ngày là thấy đỡ rõ, trẻ đã ăn bú trở lại, 2 ngày sau là hết viêm loét.

Cách pha dung dịch sát khuẩn: Lấy một cốc nước đun sôi để nguội khoảng 100 ml, nhỏ vào đó 10 giọt dung dịch sát khuẩn 10%, ngoáy đều lên, nước có màu nâu nhạt là được. Dùng khăn vải thấm nước này lau miệng cho trẻ bé. Với trẻ lớn bảo bé súc miệng rồi nhổ ra.

Nhiều người thường e ngại và đặt ra câu hỏi dung dịch sát khuẩn miệng là một loại thuốc sát trùng mà dùng thì có hại gì cho trẻ không?. Câu trả lời là nếu pha loãng như trên và chỉ dùng ngoài thì rất an toàn. Tuy nhiên, để thận trọng thì ta dùng dung dịch sát khuẩn miệng loãng này cho trẻ trên 3 tháng tuổi. Còn trẻ dưới 3 tháng thì rơ miệng cho trẻ bằng nước chanh loãng.

06/02/2023 08:50

Đi bơi trẻ có bị lây bệnh tay chân miệng không?

Đi bơi trẻ có bị lây bệnh tay chân miệng không?

BS Nguyễn Văn Dũng

Trước thông tin ghi nhận 3 ca tử vong do mắc bệnh tay chân miệng và đã có gần 9000 ca mắc khiến cho nhiều gia đình có con nhỏ rất lo lắng. Điều nhiều cha mẹ băn khoăn là trẻ đi bơi liệu có thể bị lây bệnh không?

Phân biệt thoát vị bẹn ở trẻ với các tật khác

Phân biệt thoát vị bẹn ở trẻ với các tật khác

BS Nguyễn Thị Bích

Thoát vị bẹn trẻ em là hiện tượng thoát vị xảy ra ở vùng bẹn. Đây là bệnh bẩm sinh do còn tồn tại ống phúc tinh mạc. Ống phúc tinh mạc kéo dài từ bụng của trẻ đến bộ phận sinh dục.

Dấu hiệu viêm đường hô hấp trên ở trẻ em

Dấu hiệu viêm đường hô hấp trên ở trẻ em

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy

Ho, hắt hơi, chảy nước mũi.. có thể là những dấu hiệu viêm đường hô hấp trên ở trẻ, viêm đường hô hấp trên uống thuốc gì

Biện pháp tự nhiên giúp long đờm, trị ho

Biện pháp tự nhiên giúp long đờm, trị ho

DS. Hoàng Thu

Thuốc long đờm là những chất bổ sung độ ẩm cho chất nhầy, làm cho chất nhầy ít dính hơn và dễ ho hơn, giúp làm sạch đờm hoặc chất nhầy khỏi đường hô hấp - hoặc đường thở.

5 loại nước tắm trị rôm sảy cho trẻ trong mùa hè

5 loại nước tắm trị rôm sảy cho trẻ trong mùa hè

BS. Vũ Duy Thành

Rôm sảy thường xuất hiện ở vị trí như cổ, ngực, lưng của trẻ với các biểu hiện nổi mụn nước dưới da, những nốt mẩn đỏ này thường gây ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ. Trường hợp nặng do trẻ gãi ngứa gây xước da, nhiễm trùng da.

Triệu chứng nhiễm và biểu  hiện nhiễm RSV ở trẻ

Triệu chứng nhiễm và biểu hiện nhiễm RSV ở trẻ

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy

Bệnh viêm đường hô hấp do virus hợp bào hô hấp (RSV - respiratory syncytial virus) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nếu không nhanh chóng phát hiện kịp thời, virus RSV có thể gây tử vong cho trẻ.

Điểm mặt bệnh mùa nắng nóng ở trẻ và cách dự phòng

Điểm mặt bệnh mùa nắng nóng ở trẻ và cách dự phòng

BS Lê Quốc Tùng

Nắng nóng kéo dài tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển. Trẻ nhỏ dễ mắc phải các bệnh trong giai đoạn này, vì sức đề kháng ở trẻ còn yếu.

Suy giáp bẩm sinh có biến chứng gì?

Suy giáp bẩm sinh có biến chứng gì?

BS Nguyễn Thị Thảo

Suy giáp bẩm sinh là một bệnh lý xảy ra do tuyến giáp không sản xuất đủ hormone - nội tiết tố đáp ứng các nhu cầu cần thiết của cơ thể.

Ngăn ngừa đuối nước ở trẻ

Ngăn ngừa đuối nước ở trẻ

BS Trần Lê Thúy

Năm nào cũng vậy, cứ đến mùa nắng nóng là tình trạng trẻ bị đuối nước gia tăng. Đã không ít trường hợp trẻ em bị tử vong trong cùng một vụ và địa điểm.

Sốc nhiệt ở trẻ mùa nóng và cách dự phòng

Sốc nhiệt ở trẻ mùa nóng và cách dự phòng

BS. Đặng Thị Kim

Mùa nóng kéo dài, nhiệt độ trong nhà và ngoài trời đều rất cao, khiến nguy cơ sốc nhiệt gia tăng, đặc biệt là ở trẻ em.